Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

doc 16 trang sangkien 05/09/2022 8660
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_chi_dao_cong_tac_giao_duc_dao_duc_cho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

  1. CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1. Cơ sở lý luận Đạo đức là những chuẩn mực, hành vi đúng đắn được mọi người trong cộng đồng tuân thủ. Đó là những quy định về mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường xung quanh. Trong các nhà trường phổ thông giáo dục đạo đức cho học sinh giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh nhằm xây dựng và phát triển những con người làm chủ tương lai của đất nước. Muốn làm được việc đó, đòi hỏi nhà trường phải thực hiện bằng được mục tiêu giáo dục toàn diện. Trong đó giáo dục đạo đức là một trong những hoạt động giáo dục cơ bản của nhà trường. Giáo dục đạo đức là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh, nhằm làm cho nhân cách của mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp cho học sinh có được nhận thức, ý thức tình cảm đạo đức; có những thói quen, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân đối với mọi người xung quanh và của cá nhân đối với chính mình. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh thế hệ mới - chủ nhân tương lai của nền khoa học công nghệ hiện đại càng có vị trí quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện. Đạo đức con người không phải có sẵn mà phải được giáo dục. "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên" (Hồ Chí Minh). Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng phải được thực hiện ngay từ lúc nhỏ. Sự phát triển nhân cách của học sinh được bắt nguồn từ môi trường này. Các nền nếp, thói quen, các cử chỉ hành vi đều được xây dựng từ đây. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh niên và học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu ước 1
  2. mơ và hoài bão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành tích. Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet làm ảnh hưởng đến những hành vi đạo đức trong lứa tuổi học sinh. Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TW 2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”. 2. Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến Trong những năm qua trường TH&THCS Lập Chiệng đã quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức học sinh. Đa số các em học sinh đều ngoan ngoãn, thực hiện tốt nội quy trường lớp, kính thầy yêu bạn, tham gia tích cực các hoạt động xã hội. Tuy nhiên qua việc chỉ đạo, theo dõi chất lượng giáo dục đạo đức qua giáo viên chủ nhiệm, qua sinh hoạt chào cờ đầu tuần và được trực tiếp thấy biểu hiện của học sinh tại nhà trường thì bên cạnh đó còn một số ít học sinh có tư tưởng, hành động lệch chuẩn đó là: Trong học tập, hiện tượng học sinh trốn học ra ngoài chơi vẫn còn tập trung rơi vào lớp 8,9 lứa tuổi 13, 14. Chính hiện tượng trốn học ra ngoài chơi này nếu không biết can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường như đánh bi-a, đánh điện tử, hút thuốc ( đa số là hút thuốc lào), uống rượu. Những học sinh này khi không có tiền để vui chơi sẽ dẫn đến như ăn trộm tiền của cha mẹ, của bạn cùng lớp Một thực tế thứ hai cũng tồn tại là một số học sinh trong nhà trường có lời nói và hành động vô lễ. Hiện tượng nói bậy, chửi bậy, quậy phá lớp học 2
  3. hoặc hỗn láo với giáo viên, đánh nhau, phá hoại tài sản của lớp, trường còn diễn ra. Một hiện tượng khá phổ biến là hiện tượng lười học bài. Chính hiện tượng lười học bài này mà nhiều em thường xuyên quay cóp trong làm bài kiểm tra. Hiện tượng này nếu không được khắc phục thì từ trốn học tới bỏ học và suy giảm chất lượng giáo dục. Từ thực trạng của nhà trường bản thân tôi là một quản lý với tâm niệm phải xây dựng được nhà trường có kỷ cương nền nếp tốt, có kỷ cương kỷ luật tốt mới có chất lượng tốt. Muốn có kỷ cương, kỷ luật tốt thì phải giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì vậy năm học 2016 -2017 tôi đã đưa ra Một số giải pháp chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS nhằm nâng cao chất lượng ở trường TH&THCS Lập Chiệng nhằm đóng góp thêm một ý kiến nhỏ trong việc giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường. 3. Các mục tiêu cần đạt được Thông qua việc thực hiện các giải pháp chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Trường TH&THCS Lập Chiệng để mỗi học sinh đều có tư tưởng đạo đức tốt đó là lòng trung thành đối với Đảng, hiếu với Dân, yêu quê hương đất nước, có lòng vị tha, nhân ái, cần cù liêm khiết và chính trực. Giáo dục đạo đức học sinh gắn chặt với giáo dục tư tưởng - chính trị, giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp luật nhà nước, cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử đúng trước vấn đề của xã hội giúp cho các em có khả năng tự kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống. Về biểu hiện học sinh tất cả học sinh trường TH&THCS thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu; 3
  4. Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình; Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập; Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường; Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân. Đánh giá cuối năm có từ 85 % học sinh đạt hạnh kiểm loại tốt; 15 % học sinh đạt hạnh kiểm loại khá; không có học sinh đạt hạnh kiểm loại trung bình, không có học sinh đạt loại hạnh kiểm yếu. 4
  5. CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Nêu vấn đề của sáng kiến Một trong những tư tưởng đổi mới của GD&ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong Nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục năm 2005 xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ” ( Luật giáo dục). Về mặt thực tiễn hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực, nó cũng làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hoá dân tộc bị đe doạ, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi truỵ, phản nhân văn, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có những biểu hiện sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ, dễ bị lôi kéo vào các việc xấu. Lập Chiệng là xã nông thôn miền núi, là nơi có 99 % dân số là người dân tộc Mường, trình độ dân trí thấp, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông và một số nghề tự do khác nên hầu hết nhân dân trong xã đều có kinh tế khó khăn, con cái ít được quan tâm chăm lo học tập. Hơn nữa do phong tục tập quán lối sống, suy nghĩ của người dân chậm thay đổi theo sự đổi thay từng ngày của đất nước cũng phần nào ảnh hưởng tới suy nghĩ, phong cách sống của con cái. Một số phụ huynh có điều kiện kinh tế lại thường nuông chiều con cái nên các em cũng dễ sa đà vào thói hư tật xấu. Trường TH&THCS Lập Chiệng là trường phổ thông có nhiều cấp học gồm có cấp Tiểu học và cấp THCS. Học sinh Tiểu học lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi chưa có biến động lớn về tâm lý cũng như thể chât nên đa số đều ngoan ngoãn, 5
  6. vâng lời thầy cô. Ngược lại đối với cấp THCS có học sinh THCS có độ tuổi từ 11 đến 16, các em không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn, là tuổi thiếu niên và thanh niên đã có sự phát triển về sinh lí và tâm lí, các em thích làm người lớn nhưng chưa ý thức được đầy đủ, vị thế xã hội của các em là vị thành niên. Nếu như ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, các em thần tượng thầy giáo, cô giáo của mình, thì lên cấp THCS do trình độ hiểu biết cao hơn, đặc điểm tâm sinh lí phát triển hơn nên các em không còn giữ thần tượng như trước mà đã có sự định hướng giá trị sống, những giá trị mà các em hướng tới, như tình bạn, khả năng cá nhân muốn thể hiện mình, không còn “ngoan ngoãn” kiểu trẻ thơ. Vì vậy nếu như nhà trường không có tác động kịp thời thì các em dễ bị lệch lạc tư tưởng. Trong những năm học trước ở trường TH&THCS Lập Chiệng số học sinh vi phạm đạo đức có dấu hiệu gia tăng, tình trạng học sinh kết thành nhóm bạo hành trong nhà trường. Cán bộ quản lý, giáo viên chỉ lo chú trọng dạy tri thức khoa hoc, còn xem nhẹ việc dạy môn giáo dục công dân, thờ ơ không chú trọng giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức của nhà trường trong thời gian qua, bên cạnh những điểm mạnh cũng còn nhiều hạn chế. Từ cán bộ quản lý đến giáo viên cần nhận thức đầy đủ để có những nội dung, biện pháp giáo dục đạo đức đồng thời xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu là cơ sở để đề ra các giải pháp phù hợp mang lại hiệu quả như mong muốn đó là nâng cao đạo đức cho học sinh nhằm hạn chế tỷ lệ học bỏ học và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 2. Giải pháp thực hiện 2.1. Xây dựng kế hoạch để thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh Có thể nói kế hoạch là bản thiết kế, là đường lối, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của cán bộ giáo viên học sinh nhà trường để họ phấn đấu đạt đến cái đích mà nhà trường đề ra. Việc xây dựng kế hoạch là trách nhiệm của người quản lý. Bởi vì người quản lý là người đầu tiên được tiếp nhận các văn bản chỉ 6