Sáng kiến kinh nghiệm Câu ghép

doc 25 trang sangkien 14940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Câu ghép", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cau_ghep.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Câu ghép

  1. A.Đặt vấn đề: Câu là đơn vị cấu trúc lớn nhất trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ. Nhưng trong giao tiếp thì câu là đơn vị phát ngôn nhỏ nhất khi tạo lời (nói hoặc viết).Văn bản cần rất nhiều kiểu câu làm đơn vị cơ sở, biểu đạt sự xuất hiện và tồn tại của các sự vật hiện tượng trong những hoàn cảnh khác nhau cũng như phản ánh những thuộc tính của chúng trong cùng một sự miêu tả về hiện thực khách quan .Mối quan hệ giữa các thuộc tính của chúng rất cần đến khả năng miêu tả của câu ghép - một đơn vị cơ sở trong hệ thống ngữ pháp. Câu ghép là loại câu có từ hai cụm C-V trở lên , không bao chứa nhau tạo thành . Là kiểu câu tạo ra sự uyển chuyển , nhịp nhàng cho văn bản, thể hiện cao tính liên kết trong văn bản.Nhận thức được tầm quan trọng đó , các nhà ngôn ngữ học luôn xem câu ghép là đối tượng nghiên cứu cần thiết khi nghiên cứu những đơn vị cơ sở của văn bản.Đồng thời câu ghép trở thành đơn vị kiến thức trải dài trong các chương trình từ tiểu học cho đến các cấp chuyên nghiệp cho học sinh, sinh viên, người nhiên cứu. Trong chương trình ngữ văn 8 tập 1, bài học về “Câu ghép” có dung lượng kiến thức lớn chia làm 2 tiết nằm ở bài học 11 và 12. Mục đích của người biên soạn sách ở mỗi tiết học không giống nhau.Tiết thứ nhất dạy học theo hướng nhận diện , nghĩa là người dạy chú ý đến biểu hiện hình thức của câu ghép.ở tiết 2 chú ý đến mặt ngữ nghĩa.So với cấu trúc bài học Câu ghép trong chương trình sách giáo khoa cũ thì bài học Câu ghép trong chương trình ngữ văn 8 hiện hành có rất nhiều điểm mới và sáng tạo (về tính tích cực, tích hợp ; về cách phân loại hợp lý cũng như cách xây dựng trên hệ thống phát triển). Nhưng bên cạnh những nét ưu điểm đó,sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn giảng dạy chính thống là sách giáo viên trong việc giúp học sinh và giáo viên tiếp cận nhóm kiến thức thứ hai (tiết 46) về quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép còn một số điểm cần phải nhìn lại.Nếu tuân thủ đúng các bước lên lớp như sách giáo khoa và sách giáo viên hướng dẫn thì hiệu quả đạt được chưa cao. Trong khi đó xét về dung lượng kiến thức cũng như khả năng ứng dụng kiến thức này vào thực hành cho học sinh là vô cùng lớn . 1
  2. Đối với chương trình đổi mới, phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm thì giáo viên chỉ đóng vai trò chỉ đạo , hướng dẫn học sinh hoạt động nhằm phát huy tối đa khả năng tự học,tự sáng tạo và rèn luyện kỹ năng của học sinh.Muốn đạt được điều ấy đòi hỏi giáo viên phải năng động, sáng tạo không quá lệ thuộc vào một mô tuýp khi thiết kế bài dạy.Phải xây dựng được các tình huống có vấn đề để học sinh được nghe , nói và viết nhiều hơn . Đặc biệt phải tự điều chỉnh được những kiến thức cần bổ sung, mà qua quá trình thể nghiệm trong thực tế giảng dạy giáo viên phát hiện ra. Năm học 2009-2010 tôi được giao trách nhiệm giảng dạy môn ngữ văn 8.Đề tài này tôi đã từng trăn trở và khảo cứu thực trạng từ những năm học trước đó. Đến năm học này qua nghiên cứu và thực nghiệm , đối chiếu với kết quả thu được từ học sinh của những năm học trước,tôi đã tìm đuợc hướng khai thác mới bài học về câu ghép –tiết 46-ngữ văn 8. B/Giải quyết vấn đề: I/Cơ sở lý luận của vấn đề: Câu ghép là một nội dung kiến thức vốn có từ trước.Trong chương trình Tiếng Việt lớp 7 cũ ,tập 2 câu ghép được phân chia thành bốn loại :câu ghép chính phụ,câu ghép đẳng lập,câu ghép qua lại,câu ghép chuỗi.Sản phẩm phân loại này không dựa theo một tiêu chí nên đã gây rất nhiều tranh cãi. Câu ghép trong ngữ văn 8,tập 1 hiện hành không sử dụng sản phẩm phân loại đối lập đó.Tất cả các quan hệ câu ghép :Quan hệ nguyên nhân,quan hệ điều kiện(giả thiết),quan hệ tương phản,quan hệ tăng tiến,quan hệ lựa chọn,quan hệ bổ sung,quan hệ nối tiếp,quan hệ đồng thời,quan hệ giải thích đều được sản sinh từ tiêu chí ngữ nghĩa.Nội dung chính của tiết 2(tiết 46) là các kiểu quan hệ của câu ghép, chức năng nghĩa của đơn vị ngữ pháp này. Việc tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép do các quan hệ từ diễn đạt là một hiện tượng mới mẻ nhưng rất cần thiết.Đáng chú ý là việc dùng quan hệ từ này hay quan hệ từ kia , hoặc không dùng quan hệ từ nối vế câu ,đều có thể diễn đạt một kiểu quan hệ nào đó và có thể tạo nên những sắc thái ý nghĩa nhất định . Sẽ giúp làm cho các kiến thức về câu ghép của cấp học này được nâng lên so với những gì học sinh đã biết. Kiến thức về câu ghép từng được gây tranh luận nhiều nhất.Vì thế “Giải pháp của SGK là cố gắng tránh những hiện tượng khó tìm được tiếng nói chung,chứ không phải cách quan 2
  3. niệm về câu ghép của sách chỉ đơn giản và hạn hẹp như nó được trình bày trong sách”(Trích “Những điều cần lưu ý” –Sách giáo viên ,ngữ văn 8 ,tập 1,trang 116). Không hiểu có phải vì xuất phát từ tiêu chí trên hay không mà đối với tiết thứ 2 của bài Câu ghép ,phần ngữ liệu để đi tới khái niệm chỉ được trình bày một cách rất sơ sài- một ví dụ duy nhất dùng để giúp học sinh hình thành 9 khái niệm về các kiểu quan hệ ý nghĩa của câu ghép.Không những vậy học sinh còn phải tự xác định một phần kiến thức quan trọng đó là các mối quan hệ ý nghĩa ấy có thể được thay đổi trong những văn cảnh khác nhau như thế nào. Chính cấu trúc bài học chưa tuân thủ đúng đặc trưng của phương pháp dạy Tiếng Việt (từ việc tìm hiểu khai thác các ngữ liệu dẫn đến rút ra khái niệm) như vậy đã thực sự gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên lẫn học sinh trong quá trình truyền thụ và tiếp nhận kiến thức. Đối với phương pháp dạy học tích cực hiện nay , sự đổi mới cơ bản nằm ở việc người dạy giúp người học vận dụng lý thuyết vào việc nhận diện và lý giải hơn là chỉ nhớ lý thuyết.Sự nắm vững lý thuyết của người học chủ yếu thông qua việc đánh giá khả năng nhận diện các đơn vị tri thức.Với tinh thần này,thì cấu trúc bài dạy – học của tiết 46 câu ghép trong chương trình ngữ văn 8 chưa giúp giáo viên hoàn thành trọn vẹn các yêu cầu trên. II/Cơ sở thực tiễn của vấn đề: 1.Cách dạy cũ: Sau khi hỏi bài cũ về định nghĩa câu ghép và cách nối các vế câu ghép tôi định hướng bài dạy theo ngữ liệu sách giáo khoa và hướng dẫn của sách giáo viên như sau: I.Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu ví dụ sách giáo khoa và yêu cầu học sinh xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép là quan hệ gì?Trong mối quan hệ đó mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì? - Học sinh xác định được mối quan hệ giữa vế A: Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp(kết quả) với vế B (bởi vì) tâm hồn người Việt Nam rất đẹp (nguyên nhân). +Quan hệ ý nghĩa :Quan hệ nguyên nhân-kết quả. - Học sinh cũng xác định được mỗi vế câu biểu thị các ý nghĩa: +Vế A biểu thị ý nghĩa khẳng định. 3
  4. +Vế B biểu thị ý nghĩa giải thích. 2- GV hướng dẫn học sinh dựa vào những kiến thức đã học ở lớp dưới ,nêu thêm những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu ,lấy ví dụ minh hoạ? - HS đã nêu được những kiểu quan hệ ý nghĩa mà các em đã được học ở chương trình lớp 5 bậc tiểu học như sau: +Quan hệ điều kiện –giả thiết(VD:Nếu trời mưa to thì khu phố này sẽ bị ngập). +Quan hệ tăng tiến(VD:Trời càng mưa to đường càng ngập nước). +Quan hệ tương phản(VD: Mình đến nhà bạn nhưng bạn đã đi học rồi) . - Những kiểu quan hệ khác học sinh không nêu được vì ở lớp dưới các em chưa được cung cấp khái niệm .Giáo viên phải lấy ví dụ có chứa 5 kiểu quan hệ còn lại để giúp học sinh hình thành kiến thức. 3.Từ các ví dụ trên giáo viên giúp học sinh hiểu được các mối quan hệ thường được đánh dấu bằng các quan hệ từ.Và để nhận biết chính xác phải đặt trong văn cảnh cụ thể. II.Luyện tập: - Phần luyện tập trên lớp các em phần nào đã phát hiện được kiến thức cơ bản và hoàn thành bài tập 1(a,b,c,d). - Các bài tập 2, học sinh chỉ làm được phần kiến thức ở dạng phát hiện.Còn các ý đòi hỏi tính sáng tạo đa số không làm được. - Bài tập 3,4 giao về nhà làm nhưng ở tiết học sau kiểm tra ,tôi nhận thấy nhiều học sinh không trả lời được chính xác những yêu cầu mà bài tập sách giáo khoa nêu ra. 2.Sau tiết dạy tôi đã tiến hành kiểm tra 15 phút : Đề ra: 1.Với trường hợp nào của câu ghép phải căn cứ vào ngữ cảnh cụ thể mới xác định được quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu? 2.Đặt một câu ghép mà khi kết hợp với các loại quan hệ từ,có thể tạo ra những kiểu quan hệ ý nghĩa khác nhau? Kết quả: +Lớp 8 D: Sỉ số 40 em. Loại Số em Tỷ lệ % Giỏi 0 0% 4
  5. Khá 6 15% Trung bình 24 60& Yếu 10 25& - Từ những kết quả khảo sát trên,tôi nhận thấy giờ dạy phân môn tiếng Việt của tôi chưa thành công,bởi vì mấy lý do sau: +Kết quả làm bài ứng dụng vào thực hành của học sinh không cao. +Học sinh không hứng thú học tập.Nên tiếp nhận kiến thức một cách thụ động,thiếu sáng tạo. +Giáo viên không sử dụng được hợp lý quỹ thời gian cung cấp kiến thức để hình thành khái niệm và luyện tập (một công đoạn quan trọng của dạy học tiếng Việt). -Tìm hiểu các đối tượng học sinh tôi thấy hầu hết các em chỉ mới nắm được tên gọi của các kiểu quan hệ ý nghĩa câu ghép.Còn việc xác định và sử dụng nó như thế nào để được gọi là phù hợp văn cảnh thì hết sức mơ hồ. 2.Những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu thành công của giờ dạỵ bài “Câu ghép”(tiết 46): a.Những yếu tố khách quan: *Phần ngữ liệu sách giáo khoa : -Trong phần tìm hiểu khái niệm về các kiểu quan hệ ý nghĩa đáp ứng bài học rút ra ở phần ghi nhớ 1: + Ngữ liệu quá nghèo nàn.Một ngữ liệu duy nhất (chỉ mới đáp ứng được 1 kiểu quan hệ ý nghĩa nguyên nhân ). +Sách giáo khoa và sách giáo viên định hướng cho giáo viên là để học sinh căn cứ vào kiến thức đã học ở lớp dưới lấy thêm những quan hệ ý nghĩa khác có thể có giữa các vế câu.Trong khi đó , thực tế ở chương trình lớp 5 học sinh mới chỉ được học 4 kiểu quan hệ ý nghĩa(Quan hệ nguyên nhân-kết quả; quan hệ điều kiện -giả thiết; quan hệ tăng tiến;quan hệ tương phản). *Phần ghi nhớ sách giáo khoa : - Phần kiến thức thứ nhất: “Mỗi quan hệ được đánh dấu bằng những quan hệ từ , cặp quan hệ từ nhất định” : Sách giáo khoa chỉ đưâ ra bài học, không có các ngữ liệu cụ thể để học sinh nhận biết.Sách giáo viên không hướng dẫn nên giải quyết kiến thức này thế nào.Trong tiết trước đó của bài câu ghép , chỉ mới nêu lên những kiểu quan hệ từ dùng để nối giữa các vế câu còn quan hệ từ nào biểu thị quan hệ ý nghĩa gì hoàn toàn chưa đề cập đến. 5