Sáng kiến kinh nghiệm Cân bằng nhanh và chính xác các phương trình hoá học

doc 25 trang sangkien 8700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cân bằng nhanh và chính xác các phương trình hoá học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_can_bang_nhanh_va_chinh_xac_cac_phuong.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Cân bằng nhanh và chính xác các phương trình hoá học

  1. Lời cảm ơn !. Trong suốt quá trình giảng dạy, tìm hiểu phương pháp, đề tài, tôi luôn nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu các thầy, cô giáo giảng dạy bộ môn cũng như tập thể giáo viên trong nhà trường đã hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này. Cho phép tôi được gửi tới các thầy cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Bước đầu làm công tác nghiên cứu khoa học, do thời gian, trình độ và năng lực có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong được sự chỉ bảo và góp ý của quý thầy cô. Chân thành cảm ơn ! Trang 1
  2. MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN MỞ ĐẦU 3 1- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 3 2- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : 5 3- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU : 5 4- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : 5 5- KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: 5 6- PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 5 7- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 5 8- GIẢ THIẾT KHOA HỌC : 6 9- CẤU TRÚC ĐỀ TÀI : 6 PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN : 7 2- CƠ SỞ THỰC TIỄN: 9 3- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. 18 4- BÀI HỌC KINH NGHIỆM : 21 PHẦN KẾT LUẬN 22 PHẦN PHỤ LỤC 24 Tài liệu tham khảo 24 Mẫu phiếu điều tra 24 Trang 2
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Xã hội ngày nay đang trên đà phát triển, đòi hỏi người học sinh không chỉ có phẩm chất đạo đức, chính trị mà còn phải là người năng động sáng tạo thích ứng với mọi sự phát triển đa dạng với tốc độ cao của xã hội, người công dân có trách nhiệm cao, con người được phát triển toàn diện cùng với chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng lên. Những năm gần đây trong thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX vấn đề phát huy tính tích cực, chủ động, học đi đôi với hành của học sinh nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo biết áp dụng lí thuyết vào thực tiễn ngày càng được nâng cao, đây là vấn đề đã được đặt ra từ những năm 60 và đã xác định là một trong những phương hướng của cải cách giáo dục được triển khai ở các trường phổ thông từ những năm 1980. Các tài liệu giáo dục ở nước ngoài và trong nước kể cả một số văn bản của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã nói nhiều tới việc cần thiết của “học đi đôi với hành”. Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập với thế giới, đặc biệt ngày 7/11/2006 vừa qua chúng ra đã bước vào một sân chơi chung đầy cơ hội và thách thức - Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại Thế giới WTO. Địi hỏi tất cả lĩnh vực, mọi ngành, mọi cấp, mọi người dân chúng ta đều phải cố gắng ‘‘làm mới” mình về cả sức và lực, để cĩ thể phát triển ngang tầm ‘‘sánh vai” với các cường quốc năm châu trên thế giới. Đáp ứng nhu cầu đĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo dưới sự chỉ đạo của Bộ Trưởng Nguyễn Thiện Nhân thực hiện nâng cao chất lượng của ngành giáo dục chúng ta với chương trình hai khơng với bốn nội dung : ‘‘nĩi khơng với tiêu cực trong thi cử ” ,‘‘ nĩi khơng với bệnh thành tích” và “nói không với việc ngồi nhầm lớp”, “ nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo”. Cùng với sự thay đổi đĩ của ngành Giáo Dục. Đây là một cách tiếp cận mới về hoạt động dạy học, có một nội dung được nhấn mạnh là hoạt động học, “ Học đi đôi với hành” đó là một trong những mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục. Trang 3
  4. Môn Hóa học ở trường phổ thông là một trong những bộ môn góp phần đắc lực vào thực hiện mục tiêu trên. Với đặc trưng bộ môn là “ Khoa học thực nghiệm” môn hóa học nghiên cứu các quá trình hình thành nên chất, bản năng lí giải các hiện tượng tự nhiên mà trước kia con người chưa lí giải được cứ cho các hiện tượng tự nhiên đó là do “Thánh thần” gây nên, các quá trình biến đổi chất : từ chất này sang chất khác trong quá trình phản ứng hoá học xảy ra. Để có được hướng giải thích một cách khoa học các hiện tượng tự nhiên bộ môn hóa học đòi hỏi người học sinh không những nắm vững lí thuyết mà phải luyện tập để áp dụng vào thực tiễn giải các bài tập có liên quan. Ngoài ra để làm tốt các bài tập hoá học, việc cần thiết trước hết là các em phải cân bằng nhanh và đúng các phương trình hoá học rồi với làm các Bước tiếp theo. Có nhiều phương pháp để cân bằng một phương trình hoá học trong đó có các phương pháp “ thăng bằng electron và ion- eclectron” thăng bằng nhanh và chính xác. Tuy vậy với học sinh lớp 8 chưa thể cân bằng được theo các phương pháp này, sách giáo khoa lớp 8 mới chỉ dừng lại ở mức độ nêu ra ba Bước lập một phương trình hoá học là. Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng. Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: Tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức. Bước 3: Viết phương trình hoá học. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh rất lúng túng ở Bước 2 khi đi tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức do đó việc cân bằng hoá học là một nội dung khó đối với học sinh. Để góp phần làm đơn giản hoá các khó khăn đó, tôi đã tìm hiểu và lựa chọn một số phương pháp giúp học sinh “Cân bằng nhanh và chính xác các phương trình hoá học” phù hợp với trình độ nhận thức của các em mà tôi gọi là các bí quyết. Đó là lí do tôi chọn đề tài này. Trang 4
  5. 2- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Nghiên cứu về cân bằng nhanh và chính xác các phương trình hoá học nhằm đưa ra phương pháp giảng dạy và học tập để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục, quá trình dạy và học ở trường trung học cơ sở. 3- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU : Nghiên cứu thực tiễn cơ sở vật chất nhà trường, gia đình, xã hội. Nghiên cứu về phương pháp cân bằng nhanh và chính xác các phương trình hoá học của học sinh ở trường trung học cơ sở. Nghiên cứu các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh Đúc rút kinh nghiệm của mình và đưa ra các biện pháp để giải quyết vấn đề cân bằng nhanh và chính xác các phương trình hoá học cho học sinh ở trường trung học cơ sở. 4- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : Nghiên cứu về cân bằng nhanh và chính xác các phương trình hoá học cho học sinh ở trường trung học cơ sở. 5- KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: Giáo viên giảng dạy và học sinh học môn hoá học ở trường trung học cơ sở 6- PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Vì điều kiện thời gian, kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn đối với học sinh khối 8 trường trung học cơ sở. 7- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp quan sát : Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu, quan sát các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. - Phương pháp đối thoại : Trực tiếp trò chuyện với giáo viên và học sinh để bổ sung kinh nghiệm cho phương pháp điều tra. Trang 5
  6. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Để nghiên cứu tài liệu, sách báo có liên quan đến đề tài. - Phương pháp điều tra: Đây là phương pháp chủ đạo nhằm thu thập những số liệu, hiện tượng từ đó phát hiện ra vấn đề cần giải quyết, thực hiện phương pháp này dưới dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở trong phiếu điều tra để lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về cân bằng nhanh và chính xác các phương trình hoá học ở trường trung học cơ sở trong quá trình dạy học. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh: Thông qua các bài kiểm tra để thấy được phương pháp cân bằng nhanh và chính xác các phương trình hoá học của học sinh ở trường trung học cơ cở có hiệu quả hay không. - Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp này để xử lí các số liệu đi đến kết luận phù hợp với giả thuyết khoa học. 8- GIẢ THIẾT KHOA HỌC : - Nếu những biện pháp trong đề tài này được áp dụng một cách đồng bộ, có sự tìm tòi của giáo viên bộ môn và sử dụng các biện pháp này một cách linh hoạt thì tôi tin chắc rằng chất lượng của bộ môn hoá học sẽ được những kết quả khả quan. 9- CẤU TRÚC ĐỀ TÀI : - Phần mở đầu - Phần nội dung + Lí do chọn đề tài + Cơ sở lí luận + Mục đích nghiên cứu + Cơ sở thực tiễn + Nhiệm vụ nghiên cứu + Kết quả đạt được + Đối tượng nghiên cứu + Bài học kinh nghiệm + Khách thể nghiên cứu - Phần kết luận + Phạm vi nghiên cứu - Tài liệu tham khảo + Phương pháp nghiên cứu + Cấu trúc nghiên cứu Trang 6
  7. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN : 1.1 Phương pháp dạy học cần được hiểu như thế nào ? Nói tóm tắt thì phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức hoạt động của học sinh nhằm đạt mục tiêu dạy học. Trong phương pháp dạy học cần nắm vững các mối quan hệ sau : 1.1.1 Quan hệ giữa dạy và học : Thuật ngữ “dạy học” ( dạy việc học, dạy cách học) vốn được dùng để phản ánh hoạt động của người dạy. Nhưng đối tượng của hoạt động dạy là người học. Người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học , phương pháp dạy – học và quan niệm chức năng cơ bản của dạy là dạy cách học; tronghoạt động dạy – học thì giáo viên giữ vai trò chỉ đạo, học sinh có vai trò chủ động. 1.1.2 Quan hệ giữa mặt bên ngoài và mặt bên trong của phương pháp dạy học. Mặt bên ngoài là trình tự hợp lý các thao tác hành động của giáo viên và học sinh như : giáo viên giảng giải, đặt câu hỏi, treo tranh, biểu diễn thí nghiệm ; học sinh nghe, trả lời, quan sát, giải thích điều đã quan sát Mặt bên trong là cách thức tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh, là con đường giáo viên dẫn dắt học sinh lĩnh hội nội dung dạy học : giải thích minh hoạ, tìm tòi từng phần, đặt và giải quyết vấn đề. Mặt bên trong phụ thuộc một cách khách quan vào nội dung dạy học và trình độ phát triển tư duy của học sinh. Mặt bên ngoài tuỳ thuộc ở kinh nghiệm sư phạm của giáo viên và chịu ảnh hưởng của phương tiện, thiết bị dạy học. Mặt bên trong quy định mặt bên ngoài. Nếu chú trọng nhiệm vụ phát triển tư duy thì phải quan tâm đến mặt bên trong của phương pháp dạy học. 1.1.3 Quan hệ giữa phương pháp dạy học và các thành tố khác của quá trình dạy học. Quá trình dạy học – hiểu theo tiếp cận hệ thống – gồm 6 thành tố cơ bản ( Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá )tương tác với nhau tạo thành một chỉnh thể, vận hành trong môi trường giáo dục của nhà trường và môi trương kinh tế – xã hội của cộng đồng. Trang 7