Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp theo dõi thi đua trường THCS đạt hiệu quả

doc 18 trang sangkien 05/09/2022 7340
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp theo dõi thi đua trường THCS đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_theo_doi_thi_dua_truong_thcs.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp theo dõi thi đua trường THCS đạt hiệu quả

  1. Biện pháp theo dõi thi đua trường THCS đạt hiệu quả. Đề tài: BIỆN PHÁP THEO DÕI THI ĐUA TRƯỜNG THCS ĐẠT HIỆU QUẢ A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua” Qua câu nói trên cho ta thấy nó thể hiện nhận thức của người quản lí hay người lãnh đạo về điều kiện để phát triển cơ quan, đơn vị hay đất nước của mình. Qua câu nói ấy, ta cũng có thể thấy được tầm quan trọng của công tác tổ chức thi đua trong tập thể. Một tập thể không thể phát triển mạnh về mọi mặt nếu không tổ chức thi đua hay công tác thi đua không thật sự hiệu quả. Thi đua khen thưởng là một hoạt động được ví như con dao hai lưỡi. Khen thưởng kịp thời đúng đối tượng sẽ khích lệ động viên được cá nhân đó, đồng thời sẽ nhận được sự đồng tình, tâm phục và cuốn hút những thành viên còn lại trong tập thể hăng hái tham gia thi đua. Hơn thế nữa là sự tự chấn chỉnh, tự hoàn thiện mình để xứng đáng với mọi thành viên trong tập thể, với những thành tích mà tập thể gắn công gầy dựng. Ngược lại, nếu khen thưởng không đúng đối tượng do thiếu dân chủ, bè phái, thiếu chính xác, sẽ tạo ra sức ì trong tập thể với nhận thức rằng“ làm tốt cũng vậy, không làm cũng vậy”. Và hậu quả sau cùng là sự dậm chân tại chỗ không phát triển được các mặt của cơ quan hay đơn vị. Qua những nhận định nêu trên cùng với thực tiễn về công tác thi đua ở đơn vị mình những năm qua chưa thực sự đạt hiệu quả, bản thân tôi đã nhận thức được rằng cần phải có sự thay đổi trong việc tổ chức theo dõi thi đua một cách hiệu quả thì mới thúc đẩy được sự hăn hái thi đua trong tập thể của trường đồng thời cũng là thúc đẩy được sự phát triển của đơn vị. với lòng quyết tâm, sự tìm tòi nghiên cứu và thử nghiệm, trong ba năm học gần đây bản thân tôi thực hiện đề tài “Biện pháp theo dõi thi đua trường THCS đạt hiệu quả” đã mang lại hiệu quả đáng kể cho công tác thi đua của đơn vị Người viết: Nguyễn Thị Diễm trang 1
  2. Biện pháp theo dõi thi đua trường THCS đạt hiệu quả. mình. Sau đây tôi xin phép được trình bày phần sáng kiến kinh nghiệm của mình về công tác tổ chức theo dõi thi đua cụ thể như sau. B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. I. Thực trạng công tác thi đua ở trường THCS. - Thứ nhất là sự tổ chức theo dõi thi đua trong giáo viên không chặt chẽ hoặc do có bè phái, sự vị nể, ô dù, do đó cuối năm học xét thi đua không chính xác dẫn đến sự bất mãn đối với một số giáo viên rất tích cực thi đua. - Thứ hai là do ban thi đua khen thưởng hay BGH xét thiên vị, không công bằng dẫn đến sự bất mãn không muốn tham gia thi đua trong những năm tiếp theo của một số thành viên tích cực. - Thứ ba là một số giáo viên luôn có thái độ công tác không tốt, bỏ bê công việc, hay chậm trể, bỏ giờ, bỏ lớp, không có tinh thần cầu tiến nhưng ít bị nhắc nhở phê bình thường hay đưa ra kỷ luật. - Thứ tư là một số giáo viên có lối công tác an phận, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ là được. không vi phạm điều gì mà cũng không tham gia thi giáo viên giỏi hay nghiên cứu, sáng tạo nào. - Thứ năm là chế độ khen thưởng không thực sự thu hút sự phấn đấu của đội ngũ giáo viên. II. Nội chính của sáng kiến kinh nghiệm: “biện pháp theo dõi thi đua trường THCS đạt hiệu quả”. Các bước thực hiện phần sáng kiến như sau: 1. Ban thi đua của trường xây dựng quy định về thang điểm thi đua cho năm học. Vào đầu năm học, ban thi đua khen thưởng của trường tổ chức họp bàn và xây dựng quy định thi đua cho năm học. Sau đó đưa quy định thi đua ra hội đồng trường để hội đồng đóng góp ý kiến thêm và biểu quyết thống Người viết: Nguyễn Thị Diễm trang 2
  3. Biện pháp theo dõi thi đua trường THCS đạt hiệu quả. nhất thực hiện. Đây là sơ sở để cho ban thi đua xét thi đua cho các thành viên hàng tháng, học kỳ và vào cuối năm học. Ví dụ: Bảng thang điểm thi đua như sau: Nội dung cộng hoặc trừ điểm Điểm trừ I. Yêu cầu chung về tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong. 1. Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. 2. Chấp hành nghiêm túc sự phân công của tổ chức. 3. Tác phong gương mẫu theo quy định của cơ quan. 4. Không vi phạm nhân cách học sinh II. Ngày giờ công: 1. Nghỉ dạy không phép 1 ngày 10 2. Nghỉ dạy có phép vì việc riêng, có có kế hoạch dạy bù 02 3. Nghỉ dạy có phép mà không lên kế hoạch dạy bù 04 4. Lên lớp (họp) trễ 10 phút trở lên 01 5. Không tham gia tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần 01 6. Không tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khóa, (không phép) 02 7. Không tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khóa, (có phép) 01 8. Không tham gia hướng dẫn học sinh lao động 02 9. Bỏ dạy một tiết 02 III. Công tác chuyên môn: 1. Lên lớp không có giáo án 05 2. Không tham gia dự giờ tiết thao giảng, tiết dự giờ theo kế hoạch 02 3. Báo cáo trễ 4. Không kí duyệt giáo án đúng quy định 01 5. Trình kế hoạch duyệt trễ 02 6. Lên kế hoạch giảng dạy (báo giảng) trễ một tuẩn 02 7. Không (thiếu) thực hiện một loại hồ sơ 02 02 Người viết: Nguyễn Thị Diễm trang 3
  4. Biện pháp theo dõi thi đua trường THCS đạt hiệu quả. IV. Chất lượng giảng dạy – Học lực và hạnh kiểm học sinh: 1. Chất lượng học sinh cuối năm thấp hơn kế hoạch đề ra hoặc thấp hơn chất lượng chung của Phòng GD 04 2. Lớp chủ nhiệm xếp loại học lực kém từ 2- 3% trở xuống 03 3. Lớp chủ nhiệm xếp loại học lực kém từ 4 % trở lên 04 4. Hạnh kiểm yếu từ 1 học sinh trở lên 04 5. Sĩ số học sinh giảm mà không có biện pháp thì cứ 1% giảm so với kế hoạch thì trừ: 01 V. Công tác khác: 1. Không tham gia phong trào viết SKKN, thi giáo viên giỏi, 05 2. Trang phục lên lớp không đúng quy định 01 3. Vi phạm đạo đức nhà giáo gây ảnh hưởng xấu 10 4. Vi phạm nhân cách học sinh 02 5. Vi phạm trật tự an toàn giao thông 05 VI. Quy định xếp loại: 1. Loại tốt (A): 90- 100 điểm (không vi phạm điều II mục 1, điều III mục 1, điều V mục 3) 2. Loại khá (B): 80 -89 điểm (không vi phạm điều II mục 1, điều III mục 1, điều V mục 3 ) 3. Loại TB (C): 70 -79 điểm (không vi phạm điều II mục 1, điều III mục 1, điều V mục 3) 4. Loại yếu (D): dưới 70 điểm (không vi phạm điều II mục 1, điều III mục 1, điều V mục 3) 5. Nếu vi phạm điều V mục 3 thì không xếp loại Ghi chú: thang điểm là 100 điểm /gv/tháng. 2. Ban thi đua của trường lập: a. Bảng phân công theo dõi thi đua theo mẫu: Người viết: Nguyễn Thị Diễm trang 4
  5. Biện pháp theo dõi thi đua trường THCS đạt hiệu quả. Ngày theo dõi Người theo dõi Nhiệm vụ Thứ 2 1. 2. Thứ 3 1. 2. Thứ 4 1. 2. Thứ 5 1. 2. Thứ 6 1. 2. Thứ 7 1. 2. b. Ví dụ phân công theo dõi như sau: Ngày theo dõi Người theo dõi Nhiệm vụ Thứ 2 1. Chu Đình Hòa Theo dõi chính 2. Nguyễn Đức Toan Theo dõi phụ Thứ 3 1. Bùi Thị Lợi Theo dõi chính 2. Nguyễn Hải Hưng Theo dõi phụ Thứ 4 1. Trần Anh Tuấn Theo dõi chính 2. Lê Thị Huế Theo dõi phụ Thứ 5 1. Nguyễn Kim Lẹ Theo dõi chính 2. Hoàng Anh Tuấn Theo dõi phụ Thứ 6 1. Nguyễn Thị Tươi Theo dõi chính 2. Nguyễn Văn Lũy Theo dõi phụ Thứ 7 1. Nguyễn Thị Lệ Thủy Theo dõi chính 2. Nguyễn Thị Hạnh Theo dõi phụ Người viết: Nguyễn Thị Diễm trang 5
  6. Biện pháp theo dõi thi đua trường THCS đạt hiệu quả. Chú ý: nên phân công mõi ngày có hai người theo dõi để trường hợp nếu người “theo dõi chính” vắng thì còn “người theo dõi phụ” ghi chép. 3. Tạo mẫu theo dõi thi đua. Mẫu theo dõi thi đua được tạo theo khổ giấy A4-chiều ngang, sau đó đóng thành quyển và đặt tên gọi là “Sổ theo dõi thi đua”. Sổ này được treo công khai ở phòng hội đồng giáo viên, để giáo viên và tất cả mội thành viên trong hội đồng sư phạm của nhà trường biết được tất cà những thông tin về chính bản thân mình hay đồng nghiệp của mình vi phạm và từ đó sửa chữa, nhắc nhở hay điều chỉnh kịp thời. a. Mẫu theo dõi thi đua: Tuần: (từ ngày đến ngày ) Thứ/ Họ tên giáo Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 ngày/ giên STT 1 2 3 4 5 6 7 8 b. Hướng dẫn sử dụng mẫu theo dõi Ví dụ 1: Tuần 4, ngày 06/09/2010 giáo viên: Lê Thị Hồng dạy lớp 6a2 tiết 3 trễ 15 phút. Ví dụ 2: Tuần 4, ngày 08/09/2010 giáo viên: Nguyễn Thị Hạnh vắng một buổi phụ đạo lớp 8a3. Ví dụ 3: Tuần 4, ngày 08/09/2010 giáo viên: Bùi Thị Thủy vắng có phép buổi sinh hoạt đoàn. Người viết: Nguyễn Thị Diễm trang 6
  7. Biện pháp theo dõi thi đua trường THCS đạt hiệu quả. Ví dụ 4: Tuần 4, ngày 10/09/2010 giáo viên: Trần Văn Tuấn nộp báo cáo lý lịch học sinh trễ 3 ngày. Tuần: 4 . Thứ/ Họ tên Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 ngày/ giáo 6/9/2010 7/9/2010 8/9/2010 9/9/2010 10/9/2010 11/9/2010 STT giên 1 Lê thị Tiết 3 Hồng lớp 6a2 trể 15’ 2 Nguyễn Vắng Thị KP 1 Hạnh buổi phụ đạo lớp 8a3 3 Bùi Thị Vắng Thủy CP 1 buổi SH Đoàn 4 Trần Nộp lý Văn lịch HS Tuấn trể 3 ngày 5 6 7 8 Người viết: Nguyễn Thị Diễm trang 7
  8. Biện pháp theo dõi thi đua trường THCS đạt hiệu quả. III. Ưu điểm và hạn chế của sáng kiến kinh nghiệm. 1. Ưu điểm. Sáng kiến kinh nghiệm trên có những ưu điểm sau: - Đảm bảo công bằng-dân chủ trong đơn vị. Người vi phạm nội quy, quy định được ghi chép công khai trên sổ theo dõi. Và họ có thể xem sổ theo dõi bất cứ lúc nào để điều chỉnh hành vi của mình sao cho không xẩy ra sai phạm nữa hoặc nêu ra những thắc mắc khiếu nại nếu như mình bị ghi chép những sai phạm không đúng. Hơn thế nữa, mọi thành viên trong hội đồng trường nếu mắc sai phạm đều được ghi lại như nhau, không có sự bỏ qua cho ai hết vì một ngày có tới hai người được phân công theo dõi. Ngoài ban theo dõi thi đua ra, ban giám hiệu còn có theo dõi riêng của họ. Do đó nếu có xẩy ra việc quên ghi chép ở bên ban theo dõi thi đua thì vẫn còn có sổ theo dõi của ban giám hiệu và ngược lại. Cho nên việc đảm bảo công bằng-dân chủ trong thi đua là gần như tuyệt đối. - Nếu ban giám hiệu phải đi công tác cả, thì công tác theo dõi toàn trường vẫn được ghi chép đầy đủ. Không chỉ thế, trường hợp một trong hai người theo dõi chính và người theo dõi phụ vắng một người thì công tác theo dõi thi đua vẫn đảm bảo. - Vì sổ theo dõi được treo công khai. Do đó mọi thành viên của hội đồng trường đều có thể xem hàng ngày, khi đó nếu ai bị ghi những sai phạm thì họ sẽ thấy được ngay và sẽ chấn chỉnh hành vi của mình kịp thời. Không như những cách theo dõi thi đua khác, đợi đến xét thi đua của tháng giáo viên mới biết được là mình bị vi phạm và bị nhắc nhỏ. 2. Hạn chế. Nếu không kết hợp với chuyên môn của trường để sắp xếp thời khóa biểu sao cho mỗi ngày có hai người trong ban thi đua thực hiện theo dõi thì sáng kiến không đạt hiệu quả. Vì nếu chỉ xếp được một người theo dõi, Người viết: Nguyễn Thị Diễm trang 8