Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn học sinh yếu kém

doc 19 trang sangkien 11182
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn học sinh yếu kém", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_hoc_sinh_yeu_kem.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn học sinh yếu kém

  1. Sáng kiến kinh nghiệm - Rèn học sinh yếu A - Phần mở đầu I. Bối cảnh của đề tài: Năm học 2010-2011 là năm Bộ GD & ĐT tiếp tục chỉ đạo thực hiện "Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện Chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2010 - 2015 gắn với việc tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông báo kết luận 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị. Từ chủ đề năm học nêu trên, trường Tiểu học số 2 Thị trấn Tân Uyên trên cơ sở phát huy kết quả đạt được của năm học 2009-2010, BGH trường Tiểu học số 2 Thị trấn Tân Uyên đề ra phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011: thống nhất quan điểm, mục tiêu và các giải pháp thực hiện nhiệm vụ. Là một thành viên của ngành giáo dục, trực tiếp làm công tác giảng dạy ở bậc tiểu học. Đối tượng tiếp xúc là học sinh tiểu học, tuổi chập chững bước vào ngưỡng cửa của việc giáo dục kiến thức văn hoá. Đây là nơi đào tạo, xây dựng cơ sở ban đầu, là nền móng của giáo dục và đào tạo con người. ở đây học sinh sẽ được làm quen với việc tiếp thu kiến thức mới lạ, đồng thời cũng chính là nơi đào tạo xây dựng nhân cách cho mỗi học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức mới. Từ việc nắm kiến thức cũ các em dễ dàng tiếp thu kiến thức mới có hệ thống, có sự lô gíc giữa kiến thức cũ. Từ đó học sinh sẽ có vốn kiến thức của mình để tiếp tục học lên bậc học lớn hơn nữa. Trong thực tế giảng dậy để học sinh có mặt bằng kiến thức, kỹ năng cơ bản của bộ giáo dục và đào tạo quy định thì không đơn giản một sớm, một chiều. Bởi lẽ muốn có được điều đó thì phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức của các em nếu người giáo viên chỉ truyền thụ đủ kiến thức tới các em một cách chung chung không có sự nghiên cứu cụ thể về khả năng mức độ nhận thức của từng đối tượng thì sẽ rơi vào tình trạng phiến diện, qua loa đại khái. Kết quả gặt hái sẽ không đảm bảo yêu cầu, sẽ ảnh hưởng tới chất lượng học sinh ngay trước mắt và lâu dài, làm thui chột về mọi mặt nhận thức của học sinh. Hơn thế nữa, phụ đạo học sinh yếu kém là một hoạt động chuyên môn thường xuyên của một Phạm Thị Hường - Trường tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm - Rèn học sinh yếu giáo viên, nhằm đưa trình độ kiến thức của từng học sinh trong từng khối lớp đồng đều, học sinh cơ bản nắm được kiến thức chủ yếu của chương trình . II. Lý do chọn đề tài Giáo dục đào tạo là một trong những công tác được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu một đất nước có nền văn minh giầu đẹp, kinh tế phát triển hay không phần lớn phụ thuộc vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo của đất nước. Chính vì vậy Đảng đã giao cho ngành Giáo dục và Đào tạo trực tiếp giữ vai trò chính trong việc đào tạo con người . Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi thấy rằng giáo dục kiến thức văn hoá, cũng như giáo dục nhân cách cho học sinh là một việc rất quan trọng, luôn đi đôi và không thể tách rời nhau, trong quá trình đào tạo con người và hết sức quan trọng hơn bao giờ hết đối với học sinh tiểu học. ở lứa tuổi này đa số các em hành động theo bản năng là chính, thích được khen hơn được chê. Vì thế đòi hỏi phải đánh giá khách quan, công bằng, vô tư tránh thiên vị . Thật vậy trong thực tế mỗi người sinh ra ai cũng trải qua quá trình giáo dục về mọi mặt dù ít hay nhiều. Đó là cả quá trình không ngừng hoạt động, rèn luyện tu dưỡng. Nói đến Giáo dục là một vấn đề lâu dài và đa dạng về phương pháp, cách thức tổ chức giáo dục, theo từng giai đoạn, từng lứa tuổi, từng giới tính hay từng vị trí xã hội của mỗi con người. ở đó đều tập trung vào việc giáo dục, đào tạo con người trở thành công dân tốt có ích cho xã hội . Bởi vậy tôi thấy rằng việc phù đạo học sinh yếu kém là một việc làm không thể thiếu được trong quá trình dạy học ở bất cứ cấp học nào. Chính vì thế, trong quá trình đúc kết kinh nghiệm dạy học tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp "rèn học sinh yếu kém ". III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp "Rèn học sinh yếu" môn Toán,Tiếng Việt. 2. Phạm vi nghiên cứu: Tập thể học sinh lớp 4B Nà Nọi - Trường Tiểu học Số 2 Thị trấn Tân Uyên Huyện Tân Uyên -Tỉnh Lai Châu. IV. Mục đích nghiên cứu. Căn cứ vào nhiệm vụ trước mắt của các em, không ngừng nâng cao chất lượng dạy Phạm Thị Hường - Trường tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm - Rèn học sinh yếu của giáo viên, học của học sinh, khả năng nhận thức của các em ngày càng được nâng cao. Thông qua chuyên đề biện pháp "rèn học sinh yếu - kém"nhằm nâng cao mặt bằng kiến thức cho học sinh ở bậc tiểu học một cách đồng đều về kiến thức của từng khối lớp . Nghiên cứu các đối tượng học sinh yếu lớp 4B để chọn những giải pháp, phương hướng cách thức dạy của giáo viên, học tập của học sinh giúp các em say mê trong học tập, nhằm nâng cao chất lượng đại trà. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. Trước kia việc dạy học chỉ mang tính chất tràn lan, qua loa, đồng đều. Giáo viên chỉ là người truyền thụ kiến thức, còn học sinh là người nắm bắt kiến thức. Nên việc giảng dạy chưa đạt hiệu quả cao. Ngày này một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới kết quả nghiên cứu là đổi mới phương pháp dạy học: chuyển từ hướng phương pháp truyền thụ sang phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó cô giáo đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh; mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và phát triển. Theo phương pháp tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, điểm mới trong kết quả nghiên cứu không trình bày kiến thức như là những kết quả đã có sẵn mà xây dựng hệ thống câu câu hỏi, bài tập phù hợp với mọi đối tượng học sinh giỏi - khá - trung bình - yếu, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát triển kỹ năng một cách toàn diện nhất. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những văn bản hướng dẫn chỉ đạo dạy học phù hợp với đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau, như công văn 896/ BGD& ĐT- GDTH ngày 13-2-2006 về hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu nhưng khi thực hiện không ít giáo viên vẫn lúng túng khi vận dụng giảng dạy. Vì vậy Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức biên soạn tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở tiểu học. Đây là giải pháp cơ bản mà tôi đã sử dụng trong hệ thống các giải pháp đảm bảo cho việc dạy học mục tiêu đề ra, góp phần khắc phục tình trạng "quá tải" trong giảng dạy, Phạm Thị Hường - Trường tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm - Rèn học sinh yếu từng bước ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học nói chung và khắc phục được tỉ lệ học sinh yếu của lớp 4B nói riêng. Đối với từng bài học, tài liệu đề cập tới nội dung yêu cầu cần đạt. đây là yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà tất cả học sinh cần phải đạt được sau học, nhằm đảm bảo cho mọi đối tượng học sinh đều đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông - cấp tiểu học. Đây là một trong những điểm mới mà giáo viên đã vận dụng trong khi nghiên cứu chuyên đề này nhằm thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục, biện pháp rèn học sinh yếu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của lớp 4B, của trường tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên. B- Phần chính I. Cơ sở lí luận. Năm học 2010-2011 là"Năm học tiếp tục thực hiện Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục" cùng với ngành Giáo dục và đào tạo trong toàn tỉnh, Phòng giáo dục và đào tạo huyện Tân Uyên tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc chỉ thị số 06- CT-TW ngày 7/11//2006 của bộ chính trị về cuộc vận động và "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh",Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của thủ tướng chính phủ về chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục. Yêu cầu của ngành là gắn với các cuộc vận động " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", cuộc vận động " Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức tụ học tự sáng tạo".Tiếp tục xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" ở tất cả các trường tiểu học. Chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; Tăng cường tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số; tiếp tục tổ chức đánh giá học sinh. Đẩy mạnh công tác tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày, đặc biệt ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục thực hiện tốt các quy định về giáo dục đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục học tập và sáng tạo; đấu tranh quyết liệt với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.Tiếp tục triển khai các biện pháp chấm dứt hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp giảm tỉ lệ Phạm Thị Hường - Trường tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm - Rèn học sinh yếu học sinh yếu, học sinh bỏ học; đánh giá đúng chất lượng giáo dục, với phương châm: học thật, thi thật, đánh giá thật. Căn cứ vào những cơ sở lý luận trên nhà trường đã tổ chức thực hiện dạy 2 buổi / ngày nhằn đảm bảo yêu cầu: Buổi thứ nhất: thực hiện kế hoạch dạy học theo Quyết định số 16/ 2006/QĐ -BGD & DDT ban hành. Buổi thứ hai: Tổ chức phụ đạo học sinh yếu, ôn luyện cho học sinh khá giỏi đạt hiệu quả. Đối với vùng khó khăn, vùng có đông học sinh dân tộc buổi như khu Nà Nọi , việc tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày nhằm tăng thêm thời lượng học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn tiếng việt, toán và dạy tăng cường tiếng việt cho tất cả học sinh.Với việc thực hiện dạy hai buổi / ngày bản thân tôi có thời gian phụ đạo và rèn học sinh nhiều hơn nhằm đưa chất lượng của lớp, của trường đạt kết quả cao, khắc phục tình trạng học sinh yếu, học sinh bỏ học của lớp nói riêng của trường nói chung. II.Thực trạng của vấn đề. Vài nét về tình hình của lớp * Thuận lợi: Hầu hết các em là con em dân tộc hmông sống ở địa bàn Thị trấn. Trường học ở tại thôn bản rất thuận tiện cho các em đi học. Nhiều gia đình cũng nhận thức được rằng cho con mình đi học thật tốt để sau này có kiến thức trở thành công dân có ích cho xã hội . Đa số các em có ý thức học tập, có tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt, có ý thức kỷ luật tốt. * Khó khăn: Tất cả các em đều là dân tộc thiểu số, ngôn ngữ bất đồng, việc giao tiếp giữa giáo viên và gia đình học sinh còn hạn chế. Một số gia đình các em trong lớp kinh tế còn rất khó khăn. Sự quan tâm của bố mẹ còn chưa thường xuyên, liên tục dẫn tới nhận thức của các em không đồng đều. Các em phát âm tiếng phổ thông không chuẩn nên nhiều em đọc kém viết sai chính tả, viết chữ xấu. Cho Phạm Thị Hường - Trường tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên 5