Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_quan_ly_hoat_dong_to_chuyen.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn
- 1/12 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong trường THCS, hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn là một hoạt động thiết yếu, chủ lực cho tất cả hoạt động giáo dục. Vai trò quản lý của tổ trưởng góp phần không ít vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Mọi công tác chuyên môn được bàn bạc, thống nhất và đi đến việc thực hiện đều phải qua các sinh hoạt định kỳ (hoặc đột xuất) giữa các thành viên trong tổ nhằm đảm bảo hiệu quả đúng theo mọi tiến độ của kế hoạch năm học đã được xây dựng. Theo kết luận của Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương khóa IX “về tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục-đào tạo, khoa học công nghệ từ nay đến năm 2005 và 2010” đảng nhấn mạnh: tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, trước hết là nâng cao đội ngũ giáo viên, thực hiện giáo dục toàn diện ”. Đội ngũ nhà giáo là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục, do đó việc xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của sự nghiệp giáo dục là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của sự nghiệp giáo dục. Và một trong việc xây dựng ấy là hoạt động chuyên môn của tổ bộ môn trong nhà trường.
- 2/12 B. NỘI DUNG 1. Tình hình nhân sự, đặc điểm: - Trường Phan Bội Châu thuộc hệ bán công và năm học 2007-2008 trường trung học cơ sở bán công Phan Bội Châu có 3 hệ thống giáo dục cùng tồn tại một lúc do bối cảnh “lịch sử”: khối 8,9 hệ bán công; khối 7 hệ công lập; khối 6 công lập tự chủ tài chính với một số lượng học sinh khá đông trên hơn 2000 em với các dạng lớp: 1 buổi - 2 buổi – bán trú. Có thể nói, việc giảng dạy bộ môn văn – bộ môn cơ bản với một đối tượng khá nhiều “màu sắc” như thế, quả là một việc không dễ dàng chút nào. Xuất phát từ tình hình thực tế trên để đáp ứng nhu cầu giảng dạy bộ môn đội ngũ thầy cô giáo cũng “đa dạng” theo các em. Ngoài nguồn giáo viên biên chế nhà trường phải hợp đồng và thỉnh giảng thêm một số giáo viên mới từ các trường khác. Do vậy việc điều hành quản lí giáo viên để thực hiện công tác chuyên môn theo kế hoạch từng tuần, từng tháng, từng học kì của tổ bộ môn là một việc đòi hỏi sự năng động, sáng tạo của người tổ trưởng. 2. Những thuận lợi – khó khăn trong hoạt tổ: a) Thuận lợi: - Luôn luôn nhận được sự hỗ trợ kịp thời của BGH trong mọi hoạt động dạy và học cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của cán bộ chuyên trách bộ môn phòng giáo dục và phó hiệu trưởng chuyên môn cùng bộ môn. - Tổ phó và các nhóm trưởng luôn thực hiện việc sinh hoạt nhóm đồng bộ và sâu sát trong mọi hoạt động chuyên môn của khối lớp dạy. - Giáo viên đa số là nữ chiếm tỉ lệ 90% với tinh thần ý thức trách nhiệm cao và luôn tự giác trong các hoạt động chuyên môn của tổ. - Giáo viên trong tổ tham dự tốt các sinh hoạt chuyên môn và cập
- 3/12 nhật thông tin hằng ngày qua bảng tin của tổ bộ môn. Cơ sở vật chất trường lớp khang trang, các trang thiết bị khá đầy đủ, đồ dùng dạy học khá phong phú. b) Khó khăn - Giáo viên thỉnh giảng còn hạn chế trong hoạt động chuyên môn như dự giờ, thao giảng và hội họp do hạn chế về thời gian. - Giáo viên tập sự còn thiếu kinh nghiệm đứng lớp và chuyên môn cần trau dồi thêm. Việc sử dụng các phương tiện hiện đại vào quá trình giảng dạy còn hạn chế ở một số giáo viên lớn tuổi. 3. Việc triển khai xây dựng kế hoạch năm học: Do nắm vững tình hình nhân sự của tổ và đối tượng học sinh của trường. Ngay từ đầu năm tôi đã tổ chức họp tổ và xây dựng kế hoạch chuyên môn và cùng các thành viên tổ thống nhất phương hướng cũng như xác định nhiệm vụ năm học về nhiều mặt khác nhau như: soạn giảng, thực hiện chương trình, chế độ sinh hoạt tổ nhóm, thao giảng chuyên đề cùng với việc tổ chức cải tiến phương pháp, sử dụng ĐDDH, trang thiết bị hỗ trợ hoạt động dạy và học cũng như việc tổ chức các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học thông qua việc thực hiện thao giảng chuyên đề, dự giờ thăm lớp, dạy tốt, bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III Đồng thời tham mưu cho ban giám hiệu phân công chuyên môn phù hợp với năng lực giáo viên qua việc thực tế đứng lớp của năm học trước. Nhằm thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy nguồn lực xã hội động viên tinh thần học tập trong học sinh, nhất là học tập và rèn luyện thông qua môn Ngữ văn cùng với đăc trưng bộ môn, từ nhiều năm qua tổ Ngữ văn đã tổ chức tốt các hoạt động: Văn hay chữ tốt, viết thư UPU và đặc biệt năm nay với cuộc
- 4/12 thi hướng về “Việt Nam năm 2030”. Bản thân tôi phải lên kế hoạch thực cuộc thi ở nhiều vòng tại trường sau khi làm lễ phát động dưới sân cờ. Đồng thời khen thưởng, động viên kịp thời các em học sinh đạt giải, nhằm khích lệ các em yêu thích bộ môn Ngữ văn hơn. Ngoài ra các hoạt động VTM như kỷ niệm ngày NGVN 20/11, Lễ hội trăng rằm nhà trường luôn tổ chức những hoạt động thiết thực cho học sinh để chào mừng như: tập san, tập ảnh, báo tường ở các khối lớp. Tổ bộ môn Ngữ Văn phải cùng một lúc vừa đảm bảo các hoạt động chuyên môn vừa hỗ trợ, tư vấn cho BCH Chi đoàn, Tổng phụ trách đội lên kế hoạch tổ chức cũng như phân công thành viên tổ làm công tác giám khảo. Thông qua các hoạt động chuyên môn cũng như hỗ trợ phong trào nhà trường cách chặt chẽ tôi đã mạnh dạn giao việc cho các thành viên trong tổ nhưng vẫn theo dõi giúp đỡ đúng lúc kịp thời. Muốn thế tôi luôn bàn bạc kế hoạch tháng cụ thể nhằm lắng nghe ý kiến các thành viên trong tổ cũng như có sự phân công phân nhiệm rõ ràng qua đó phát huy tính dân chủ, tập trung của các đồng nghiệp mình. Và từ đó, từng bước đưa sinh hoạt tổ vào nề nếp với những hoạt động mang tính định kỳ hàng năm. 4. Vạch định kế hoạch cụ thể hàng tháng khi sinh hoạt tổ: Theo kế hoạch chung của nhà trường, các tổ bộ môn sẽ họp định kỳ vào mỗi đầu tháng, trong nhịp hoạt động chung đó tôi thực hiện họp tổ Ngữ văn với các nội dung sau: * Kiểm điểm tình hình tháng trước theo từng nội dung, với kết quả đạt được thừa nhận năng lực tổ viên để tạo niềm tin cho đồng nghiệp. Những tồn tại thì tìm hiểu nguyên nhân đưa ra hướng giải quyết cụ thể để khắc phục. * Phổ biến công tác trong tháng theo kế hoạch chung của BGH, cùng với kế hoạch cụ thể chuyên môn của tổ và có sự phân công từng thành viên tùy theo
- 5/12 trách nhiệm (tổ phó, nhóm trưởng ). Từng bước đưa sinh hoạt tổ, khối vào nề nếp với kế hoạch hàng tuần, hàng tháng với những nội dung cụ thể về báo giảng, thao giảng, chuyên đề, kiểm tra giáo án, sổ dự giờ, bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III Nội dung họp định kỳ hàng tháng tinh giản về hành chính theo tinh thần cải cách hành chính, chủ yếu đi sâu vào những nội dung thiết thực phục vụ cho công tác chuyên môn như rút kinh nghiệm tháng qua, triển khai kế hoạch tháng tới, bàn thảo về những khó khăn và cách giải quyết về một đơn vị kiến thức nào đó hoặc những vướng mắc về một phân môn giảng dạy gặp phải trong tuần, trong tháng để giáo viên trong tổ, trong khối cùng bàn bạc, tìm hướng giải quyết thỏa đáng. Qua sinh hoạt tổ định kỳ như thế tôi tham mưu với BGH kịp thời về các yêu cầu chuyên môn nhằm đáp ứng hoạt động chung của nhà trường trong việc thực hiện đúng tiến độ kế hoạch đã đề ra. 5. Biện pháp quản lý chất lượng: Lên kế hoạch thao giảng –chuyên đề theo khối lớp: Mỗi giáo viên 1 tiết thao giảng/năm. Mỗi khối 1 chuyên đề/năm. Tổ chức các chuyên đề theo khối lớp để tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi trao đổi lẫn nhau. Ngay cách chọn đề tài tổ chức chuyên đề, các khối lớp phải dựa vào những vướng mắc về chuyên môn ở năm học cũ kết hợp với chỉ đạo trực tiếp của phó hiệu trưởng cùng bộ môn để lập kế hoạch tổ chứcchuyên đề ở từng khối lớp, có sự phân công hợp lý. Tài liệu chuyên đề phải gởi đến tay giáo viên chậm nhất 3 ngày trước ngày thực hiện, để giáo viên có thời gian tham khảo và chuẩn vị ý kiến trao đổi. Động viên giáo viên đạt tốt – thi giáo viên giỏi: Mạnh dạn vận dụng những kiến thức đã tập huấn về phương pháp học nhóm tích cực vào các tiết
- 6/12 thao giảng với các bài khó, từ đó thảo luận chọn giải pháp tốt nhất và nhân rộng việc vận dụng các phương pháp ấy ở các khối lớp dạy khác nhau theo từng phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn Hỗ trợ tốt giáo viên trong việc làm đồ dùng dạy học và khuyến khích giáo viên vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy tích cực trên lớp kết hợp với các phương tiện hiện đại và rút kinh nghiệm cho từng tiết dạy, từng phân môn, từng khối lớp và nhân điển hình những tiết dạy tốt để tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện áp dụng phương pháp phát huy tính tích cực học sinh trong học tập. Trên cơ sở đó khích lệ động viên giáo viên tham dự cuộc thi “giáo viên dạy tốt”. Đồng thời học tập chương trình bồi dưỡng thường xuyêncho giáo viên THCS chu kỳ III. Biện pháp hạn chế học sinh yếu: Ngoài việc theo dõi thống kê của từng bài kiểm tra từng khối lớp với những lưu ý cụ thể, sau những tiết dự giờ tôi luôn yêu cầu giáo viên phải nắm rõ các mặt còn hạn chế của học sinh như kiến thức văn học các em có thuộc thơ văn, giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm không? Về Tiếng Việt thì sử dụng từ ngữ, đặt câu, diễn đạt như thế nào? Cách hành văn ra sao? Việc khắc phục lỗi chính tả, dấu câu, cách trình bày hình thức bài văn cũng như việc bôi xoá tùy tiện trong bài làm tập làm văn đã có những tiến bộ ra sao Tất cả những yếu kém đó của học sinh sẽ tùy theo từng chủ đề trong từng tiết tự chọn giáo viên sẽ giúp các em từng bước khắc phục và nâng cao khả năng học tập bộ môn Ngữ văn. Đối với việc theo dõi chất lượng bộ môn và phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi. Sau mỗi bài kiểm tra một tiết, bài kiểm tra cuối học kỳ. Giáo viên bộ môn cùng khối lớp ngồi lại xem xét dánh giá kết quả và tìm biết những lý do còn hạn chế nhằm có hướng khắc phục. Một trong những việc thường xuyên phải làm giáo viên phải cập nhật danh sách học sinh yếu kém bộ
- 7/12 môn để động viên khích lệ kịp thời những em có tiến bộ đồng thời nhắc nhở những em học sinh còn thiếu nỗ lực bản thân trong học tập và có hướng giúp đỡ những em này thiết thực hơn. Bên cạnh đó, giáo viên luôn tìm những học sinh học giỏi bộ môn, yêu thích và có năng khiếu về văn chương và có sự phân công bồi dưỡng theo từng giai đoạn để tìm nhân tố dự thi học sinh giỏi cấp quận. Trong sinh hoạt khối lớp, giáo viên thống nhất các đồ dùng dạy học cần thực hiện và sử dụng có hiệu quả cho tiết dạy cũng như thống nhất nội dung bài kiểm tra 1 tiết, bài thi giữa HK, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi,số cột điểm phải thực hiện trong tháng Đóng góp ý kiến sau tiết dự giờ, dự thao giảng của đồng nghiệp, chia xẻ kiến thức kinh nghiệm để học tập lẫn nhau, nâng cao tay nghề. 6. Xây dựng tổ chuyên môn đoàn kết: - Phân công giáo viên có kinh nghiệm dự giờ thăm lớp giáo viên tập sự, luôn theo dõi giúp đỡ không chỉ trong kiến thức chuyên môn mà ngay cả trong công tác chủ nhiệnm lớp, công tác đoàn thể. - Ngược lại các giáo viên trẻ trợ giúp, hỗ trợ các giáo viên lớn tuổi trong việc sử dụng các phương tiện hiện đại trong quá trình soạn thảo và giảng dạy theo hướng giảng dạy tích cực - Quan hệ đồng nghiệp không chỉ trong công tác chuyên môn mà các thành viên tổ còn quan tâm lắng nghe, chia sẻ hoàn cảnh sống của nhau để có những nâng đỡ kịp thời, đúng lúc nhằm cùng nhau hoàn thành tốt mọi công tác của nhà trường trong tinh thần tương thân tương ái. - Xây dựng được ngày họp mặt truyền thống hằng năm vào mỗi dịp xuân về, hay ngày sinh nhật của các thành viên trong tổ với không khí đầm ấm, yêu thương và sẻ chia vui buồn.