Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém môn Toán Lớp 7

doc 9 trang Sơn Thuận 07/02/2025 1260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém môn Toán Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giam_ti_le_hoc_sinh_yeu_kem.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém môn Toán Lớp 7

  1. PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN LẤP VÒ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỊNH YÊN ___ BIỆN PHÁP GIẢM TỈ LỆ HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN TOÁN LỚP 7/4,7/5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Định Yên, tháng 4 năm 2018 1
  2. Từ thực tế nêu trên, kết hợp với quá trình thực tế dạy - học, tôi xét thấy Trường trung học cơ sở Định Yên ở địa bàn xã Định Yên, điều kiện kinh tế gia đình học sinh còn nhiều khó khăn, sự quan tâm đến vấn đề học tập của học sinh chỉ có ở một bộ phận nhỏ phụ huynh, học sinh chưa có được đầy đủ phương tiện vật chất để tự rèn luyện và trau dồi. Năng lực học Toán của học sinh chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Chất lượng bộ môn Toán còn thấp. Thống kê chất lượng bộ môn Toán lớp 7/4,7/5 đầu năm năm học 2017- 2018 như sau: Lớp Sĩ số Khá +Giỏi Trung bình Yếu, kém 7/4 Đầu năm 38 26.3 % 57.92% 15.78 % 7/5 Đầu năm 38 31.56% 50.03% 18.41 % 2. Nguyên nhân : 2.1. Về phía gia đình: - Vì mưu sinh nên cha mẹ các em phải đi nơi khác làm ăn. Các em sống với ông bà hoặc bà con nên thiếu sự quan tâm sâu sắc về việc học. - Gia đình nghèo, các em phải phụ giúp ba mẹ kiếm sống hoặc các em phải nghỉ học để theo gia đình đi làm ăn xa theo mùa. - Gia đình nghèo, cha mẹ đi làm thuê nên không có thời gian quan tâm đến việc học hành của con. - Gia đình khá giả, đủ điều kiện lo cho con ăn học nhưng nhận thức chưa cao, không quan tâm đến con. - Một số phụ huynh có tư tưởng cho rằng việc giáo dục cho học sinh là chuyện của nhà trường. - Phụ huynh bỏ mặt khi con em của mình bị mất căn bản hoặc bị yếu kém . 2.2. Về phía giáo viên: - Chưa thực sự đem hết tâm quyết của mình để giảng dạy; chưa tìm hiểu hoàn cảnh cụ thể gia đình của từng em học sinh. - Chưa tự trang bị tốt về đồ dùng dạy học, trang thiết bị cho tiết dạy nên chưa thực sự thu hút sự chú ý của học sinh. 3
  3. sinh yếu dễ tiếp thu bài, còn các em khá giỏi có điều kiện vươn lên trong học tập. - Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán và giảm thiểu tỷ lệ học sinh yếu, kém. - Thu hút sự học tập của học sinh trong giờ học và sự phối hợp hữu hiệu giữa thầy và trò nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. - Hình thành sự hứng thú của học sinh đối với môn học, thói quen tự học và sự tự chuẩn bị bài ở nhà. Sau khi xác định được số lượng, thực trạng và tìm ra được nguyên nhân học sinh có chất lượng thấp. Tôi đã đưa ra và áp dụng các biện pháp như sau : 1. Đối với giáo viên: - Lên kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, làm sổ theo dõi xuyên suốt quá trình học tập của các em. - Có các hình thức bồi dưỡng, phụ đạo học sinh yếu kém một cách có hiệu quả như: + Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch học tập. + Quan tâm các em nhiều hơn trong giờ học chính khoá. + Tổ chức dạy học theo từng nhóm nhỏ tại nhà. + Phân công các em khá, giỏi giúp đỡ các em yếu kém. + Trao đổi kiến thức về môn học với các em trong giờ ra chơi hoặc 15 phút tập trung đầu giờ. + Cho bài tập về nhà theo sức học các em và có kiểm tra, cho điểm khích lệ, biểu dương tinh thần và thái độ học tập tốt khi các em có tiến bộ. + Trong quá trình bồi dưỡng, phụ đạo học sinh, giáo viên phải linh hoạt theo từng lớp, từng đối tượng học sinh sao cho có hiệu quả tốt nhất. - Phối hợp chặc chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để tìm ra cách giải quyết tốt nhất về những thắc mắc của học sinh trong vấn đề học Toán. - Giáo dục học sinh thấy được lợi ích và tầm quan trọng của việc học Toán, giúp học sinh có được sự hứng thú và những điều bổ ích trong việc học Toán qua từng tiết học. 5
  4. - Ra đề phù hợp với chuẩn kiến thức kỷ năng, với mức độ ra đề theo qui định và với trình độ học sinh. 2. Đối với học sinh: - Học thuộc bài cũ, làm bài tập cũng như xem bài trước ở nhà. - Thành lập “đôi bạn cùng tiến bộ” để chia sẻ về học tập. - Xây dựng cho mình ý thức học tập đúng đắn. - Đi học đều đặn, chú ý bài giảng và thường xuyên đóng góp bài. - Mạnh dạn chia sẻ những điều chưa biết về môn học với bạn bè và thầy cô. - Thường xuyên tham gia những buổi sinh hoạt để tìm hiểu thêm về môn học. 3. Đối với phụ huynh: - Thường xuyên kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, để nắm bắt kịp thời về tình hình học tập của con em mình. - Thường xuyên động viên, khuyến khích con học tập. - Cần quan tâm đến việc học của con cái mình hơn nữa. - Trang bị đồ dùng học tập đầy đủ. III. Hiệu quả và khả năng áp dụng: 1. Hiệu quả : Sau khi thống kê được số liệu và tìm ra được nguyên nhân tôi đã tiến hành áp dụng các biện pháp nêu trên và đã mang lại cho tôi được một kết quả rất khả quan, số lượng học sinh yếu - kém giảm xuống rỏ rệt, số học sinh khá-giỏi tăng lên so với kết quả đầu năm ở năm học 2017-2018 như sau: Lớp Sĩ số Khá +Giỏi Trung bình Yếu, kém 7/4 Đầu năm 38 26.3 % 57.92% 15.78 % 11/2015 38 31.56 55.29 13.15% 7/5 Đầu năm 38 31.56% 50.03% 18.41 % 11/2015 38 34.19% 50.03% 15.78 % 2. Khả năng áp dụng: 7
  5. Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH (TRƯỜNG/ PHÒNG GDĐT) 1. Ưu điểm chính 2. Tồn tại cần khắc phục 3. Kết quả thực hiện tại đơn vị 4. Hướng phát triển 4. Xếp loại Điểm ; Sao chép . , ngày tháng năm 201 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (ký tên và đóng dấu) 9