Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp để thực hiện tốt việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4

doc 6 trang sangkien 05/09/2022 10780
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp để thực hiện tốt việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_de_thuc_hien_tot_viec_ren_do.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp để thực hiện tốt việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4

  1. i. đặt vấn đề Như chúng ta đã biết phân môn tập đọc có vị trí rất quan trọng trong chương trình ngữ văn của bậc tiểu học vì môn này có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ của bộ môn như : Trau dồi kiến thức văn học kiến thức ngôn ngữ, kiến thức đời sống, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ, phát triển năng lực trí tuệ hỗ trợ tốt các phân môn khác (tập làm văn, chính tả, luyện từ và câu). Thực chất vấn đề cảm thụ văn học ở nhà trường là vấn đề giáo dục thẩm mĩ cho học sinh bằng văn học. Đọc diễn cảm và cảm thụ văn học là hai vần đề quan trọng nhất trong tiết dạy tập đọc, luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Cảm thụ tốt giúp đọc diễn cảm tốt và ngược lại đọc diễn cảm tốt giúp ta cảm nhận bài văn một cách sâu sắc. Nhưng làm thế nào để học sinh biết đọc diễn cảm đó là vấn đề đáng quan tâm.Với những yêu cầu trên là một giáo viên học tôi thấy rõ nhiệm vụ chính của mình khi dạy phân môn tập đọc đó là làm sao để học sinh đọc diễn cảm tốt hơn mà tôi suy nghĩ nhiều trong những năm học vừa qua. II. Thực trạng hiện nay. 1) thực trạng. Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy ở các trường Tiểu học là vấn đề đã và đâng được quan tâm, làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học đó là câu hỏi mà mỗi giáo viên đều quan tâm. Đến phân môn tập đọc phần rèn đọc cho học sinh, đặc biệt là rèn đọc diễn cảm đó là câu hỏi của mõi giáo viên chúng ta đều quan tâm đến việc việc đọc diễn cảm là rất cần thiết, nên tôi tìm hiểu vấn đề thực trạng trên. 2) kết quả thực trạng. năm học 2005 - 2006 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4C, tôi khảo sát chất lượng lớp như sau: tổng số lớp: 29 em, đọc trôi chảy: 15 em, số em còn lại 1 em đọc chưa được lưu loát, các em khác đọc tiếng còn bé, ngắc ngứ. -1-
  2. Với trách nhiệm nặng nề nhưng vô cùng vinh quang của người giáo viên với danh hiệu Bác Hồ đã tặng là những “chiến sĩ vô danh” với những mong muốn cuối cùng của Bác Hồ đã dặn. Tôi nghĩ mình không được lùi bước trước những khó khăn ban đầu. Sau không hết bao nhiêu thời gian tìm tòi, suy nghĩ học hỏi kinh nghiệm. Cuối cùng tôi đã tìm ra những chỉ tiêu biện pháp để thực hiện tốt việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4. a) Chỉ tiêu đề ra: - 96% số học sinh đọc thông thạo, phát âm chuẩn. - Đọc đúng, chính xác những từ ngữ khó đọc. - Biết nhấn giọng các từ gợi tả trong đoạn văn, bài văn đoạn thơ, bài thơ, biết lên giọng, xuống giọng, thể hiện giọng đọc biểu cảm của các kiểu câu: Câu hỏi, câu kể - 100% số học sinh đạt trung bình trở lên môn Tiếng Việt. b) Biện pháp tôi phân loại đối tượng học ính để biết được trình độ của từng học sinh và thu được kết quả như phần trên. - Để chuẩn bị kỹ cho việc rèn đọc diễn cảm, bản thân tôi đã kiên trì phấn đấu để thực hiện tốt các mặt như. - Đọc mẫu thật diễn cảm biết “nghe” và phát hiện đã uốn nắn và hướng dẫn cho học sinh đọc tiến bộ. - Đồng thời có biện pháp gợi mở, dẫn dắt khéo léo phù hợp để giúp đỡ học sinh tìm hiểu bài văn, cảm thụ bài văn. - Từ đó có khả năng đọc diễn cảm tốt (thể hiện những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân bằng lời nói hay chữ viết). - Để đọc mẫu tốt tôi đã rèn luyện công phu cả về giọng đọc kỹ thuật đọc và năng lực cảm thụ văn học, tìm hiểu thật kỹ bài văn, bài thơ để cảm thụ sâu sắc nhất, tinh tế nhất từ đó sẽ tìm ra cách đọc hấp dẫn. Cụ thể: * Đọc diễn cảm bải thơ: -2-
  3. Chỉ là tiếng nói tình cảm, là phản ánh con người và thời đại một cách cao đẹp. Thơ rất giàu tính chữ tình. Vì vậy khi đọc chỉ cần thể hiện tình cảm của tác giả gửi gắn trong thơ để truyền đạt cảm xúc của người nghe. Thơ có tính truyền cảm rất sâu vì nó vừa có tiếng vừa có hình, vừa lắng động vừa ngân nga. Cho nên khi đọc thì phải làm cho mỗi tiếng thơ trong sáng, cần thể hiện tình cảm khi đọc thơ có thể giọng náo nức, tưng bừng, giọng hiền hoặc nhẹ nhàng sâu lắng. Ví dụ: Khi dạy bài: “mẹ ốm” của nhà thơ Trần Đăng Khoa (Tiếng Việt 4 tập 1). Tôi đã hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm ở từng khổ thơ, giọng đọc vui, phấn khởi khi con mong cho mẹ khoẻ dần. “Mẹ vui, con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con sắm cả ba vai chèo” * Đối với văn xuôi: Thơ phản ánh hiện thực bằng phương thức trữ tình, còn văn xuôi phản ánh hiện thực bằng phương thức tự sự, miêu tả ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ tác giả mà ngôn ngữ chính là lời dẫn truyện. Khi đọc cần nhấn giọng ở các từ gợi tả, ngắt giọng ở dấu câu, hạ giọng ở cuối câu kể. Còn ngôn ngữ nhân vật thường là ngôn ngữ đối thoại nên phải đọc giọng đối thoại. Cần biết ngắt giọng theo cụm từ có nghĩa hoặc khi có dấu câu. Trên cơ sở đọc đúng và cảm thụ đúng, hướng dẫn các em cách đọc diễn cảm bài văn. Người đọc phải hoà cảm xúc của mình vào bài văn, vào nhân vật để suy nghĩ rung cảm và truyền cảm đến với người nghe. Tôi đã tìm tòi và lựa chọn cách đọc hay nhất, muốn chọn được cách đọc hay nhất phải chú ý. * Ngắt giọng biểu cảm: Là cách ngắt giọng thiên về tình cảm về sự rung động nội tâm mà không phụ thuộc vào dấu câu, ngắt giọng này phụ thuộc vào tâm hồn người đọc. -3-
  4. Ví dụ: Trong bài: Thắng biển (Chu Văn - Tiếng Việt 4 tập 2) có câu “Biển cả, muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé”. Tôi đã hướng dẫn các em ngắt giọng ở dấu phẩy và một số từ sau đó, để gây sự đe doạ của cơn bảo biển và chờ đợi xem chuyện gì đến với con đê mỏng manh. * Chọn ngữ điệu thích hợp: Tiếng Việt có kho ngữ điệu vô cùng phong phú và đa dạng, tôi đã vận dụng điều đó vào cách đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, đó là tốc độ đọc, cách ngắt giọng, độ mạnh độ dài khi đọc. Đó là sắc thái khi đọc (vui buồn, trang trọng, dịu dàng nhẹ nhàng, hồn nhiên, ngây thơ), ngoài ra còn dùng nét mặt, nụ cười, ánh mắt và các yếu tố phi ngôn ngữ tác động đến người nghe. Phải tạo được không khí lớp vui tươi, thoải mái để học sinh dễ trực cảm với bài văn, có tâm trạng đợi chờ và chú ý khi giáo viên đọc. Chú ý kỹ năng đọc thầm có chất lượng, cần giao nhiệm vụ đọc, nêu câu hỏi định hướng hoặc có biện pháp kiểm tra đánh giá cụ thể. Đọc thầm giúp các em dễ đi vào bài văn, bài thơ, khám phá nội dung. Từ hiểu bài các em sẽ có cảm hứng để đọc hay. Một số em vì năng lực đọc còn hạn chế (do cấu tạo bộ máy âm thanh nên đọc không rõ tiếng, đọc ngọng), tôi đã kiên trì luyện đọc cho các em từng bước. Ví dụ: Lúc đầu tôi yêu cầu em luyện đọc tiếng, sau đó cả câu, một đoạn rồi cả bài. Việc cho học sinh thảo luận tập thể một bài cũng là việc làm có ích vì thế sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh. Hay việc học sinh nhận xét bạn khi đọc rất tốt vì các em không những nắm vững cách đọc mà còn có khả năng sáng tạo khi đọc. Về kỹ thuật đọc và cách biểu thị tình cảm, tôi để học sinh chủ động, không áp đặt. Từ những câu phát biểu đề xứng cách đọc của học sinh, tôi dựa vào đấy để sửa chữa và nhắc lại cách đọc từng đoạn để học sinh nắm vững cách đọc một cách chính xác. -4-
  5. Mức độ để rèn đọc diễn cảm có thể tiến hành từ thấp đến cao, từ đọc đúng các ngữ điệu dấu cuối câu đến biết thay đổi giọng đọc khi gặp câu đối thoại theo tính cách từng nhân vật. Trong phần luyện đọc của một bài tập đọc là đọc lại một đoạn văn, một khổ thơ dài có dùng nhiều cách đọc. Ví dụ: Em này tôi yêu cầu đọc một đoạn của bài, em khác lại chỉ đọc một tiếng khó hoặc một câu đối thoại, đôi khi tôi để các em tự lựa chọn những câu, những đoạn mà các em thích và đọc lên. Trong khi các em đọc tôi uốn nắn, sửa chữa một cách chân thành, cụ thể. Động viên các em đọc cho tốt, khuyến khích cách đọc biểu lộ tính cảm riêng, sáng tạo kông dập khuôn bắt trước giáo viên. Giờ tập đọc học thuộc lòng, tôi dành thời gian và khuyến khích học thuộc, đọc diễn cảm tốt hoặc chơ trò chơ để các em thuộc ngay tại lớp gây hứng thú cho các em học tiếp ở nhà. Việc kiểm tra ôn luyện để học sinh học thuộc, nhớ lâu đọc tốt nhiều bài văn, bài thơ đã học cũng là biện pháp mà tôi quan tâm. vì sẽ giúp việc làm giàu vốn ngôn ngữ cho các em và các em yêu thích môn tiếng việt hơn. Để thúc đẩy việc đọc diễn cảm tốt, tôi thường tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm, tổ chức đọc phân vai trong các bài có nhiều nhân vật. Với những biện pháp nêu trên, kết quả theo được tuy chưa được mĩ mãn lắm nhưng cũng khẳng định được phần nào sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Đặc biệt là sự giúp đỡ của chị em đồng nghiệp và cùng các em học sinh lớp 4C tôi giảng dạy. 3) Kết quả đạt được: - 100% học sinh đạt trung bình trở lên môn Tiếng Việt. - 60% số học sinh biết ngắt nhọ đúng chỗ, nhấn giọng phù hợp, lên giọng, xuống giọng hợp lí. Có nhiều em không những đọc thông thạo, trôi chảy mà còn diễn đạt tả được bài văn bằng giọng đọc có cảm xúc, cuốn hút người nghe như em: Khánh, Hương. - Một số em có giọng đọc tốt được chọn vào nòng cốt của lớp chuyên đọc mẫu. -5-
  6. 4) Kết luận: Qua rèn đọc diễn cảm cho học sinh đạt đươc các thành tích trên tôi thực sự vui mừng và tạm gọi là những kinh nghiệm thiết thực cho bản thân như sau: - Chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có vai trò của người giáo viên rất quan trọng. Điều này rất dễ nhận thấy thấy khi ta vào 1 lớp có cô giáo viên đọc diễn cảm tốt, có phương pháp tốt, sát đối tượng thì lớp đó có nhiều học sinh đọc diễn cảm. Người giáo viên phải thực sự tận tuỵ, mẫu mực chịu khó và công bằng, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo ra những phương pháp phù hợp để áp dụng trong giảng dạy. Làm thế nào trong tiết dạy, giáo viên chỉ đóng vai trò là người chỉ đạo, giám sát học sinh chủ động thi công. Dạy đọc diễn cảm tốt người giáo viên như giúp thêm phương tiện để giúp các em khám phá cái hay cái đẹp của văn chương và áp dụng vào cuộc sống. Như vậy người giáo viên đã tự khám phá những năng lực sáng tạo còn tìm ẩn trong tâm hồn thơ ngây, bé bỏng, đáng yêu của các em. Trên đây là một vài suy nghỉ tôi mạnh dạn trình bầy để các dồng chí tham khảo góp ý kiến xây dựng để suy nghỉ và việc làm của tôi thêm hoàn thiện. Rất mong các đồng chí góp ý cho tôi để hoàn thành bản sáng kiến này./. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Ngày 7 tháng 4 năm 2006 Người viết Trần Thị Oanh -6-