Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy tập làm văn Lớp Bốn
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy tập làm văn Lớp Bốn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_day_tap_lam_van_lop_bon.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy tập làm văn Lớp Bốn
- BIệN PHáP DạY TậP LàM VĂN LớP BốN I . ĐặT VấN Đề : Chương trình lớp Bốn có 9 môn học bắt buộc . Trong đó môn Tiếng Việt là môn học chiếm số tiết nhiều nhất và trong môn Tiếng Việt có 5 phân môn , mỗi phân môn có một nhiệm vụ riêng . - Phân môn Tập Đọc rèn cho học sinh kĩ năng đọc , nghe , nói , cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về thiên nhiên , xã hội và con người, cung cấp vốn từ , tăng cường khả năng diễn đạt,trang bị một số hiểu biết ban đầu về các tác phẩm văn học và góp phần rèn luyện nhân cách học sinh. - Phân môn Kể chuyện rèn luyện các kỹ năng nói, nghe, đọc. - Phân môn Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ , đặt câu , kĩ năng đọc cho học sinh. - Phân môn Chính tả rèn luyện các kỹ năng viết , nghe , đọc. - Phân môn Tập làm văn rèn cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.Phân môn Tập làm văn vừa có tính chất tổng hợp, vừa tận dụng các hiểu biết và kỹ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác cung cấp, đồng thời phát huy những kết quả đó , góp phần hoàn thiện chúng. Chính vì vậy, để thực hiện được vai trò này, phân môn Tập làm văn lớp Bốn có các mục đích yêu cầu sau: 1. Rèn luyện các kỹ năng sản sinh ngôn bản nói và viết phù hợp với mục đích giao tiếp trên cơ sở kiến thức sơ giản về văn bản kể chuyện, miêu tả, viết thư và một số loại văn ứng dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Cụ thể là: - Kĩ năng phân tích đề - Kĩ năng tìm ý, lập dàn ý bài văn - Kĩ năng viết đoạn, liên kết đoạn thành bài văn - Kĩ năng kiểm tra, sửa chữa bài văn nói và viết Các kĩ năng này được rèn luyện từng bộ phận hay toàn bộ ở các tiết Tập làm văn lớp Bốn 2. Góp phần cùng các môn học khác phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng cho học sinh ở lớp Bốn, các loại bài làm văn đều gắn với chủ điểm. Quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sât, viết đoạn văn là những cơ hội để huy động vốn từ, phong phú hoá, tích cực hoá vốn từ đó để diễn tả được nhân vật, sự việc trong chuyên kể, vẽ lại được các hình ảnh của cảnh vật, trình bày được tâm tư tình cảm trong đối thoại với người thân đồng thời góp phần mở rộng thêm hiểu biết cuộc sống theo các chủ điểm đã học. Việc phân tích dàn bài , lập dàn ý, chia đoạn truyện, đoạn tả, tóm tắt truyện, quan sát đối tượng giúp cho khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại của học sinh được rèn luyện khi vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá trong miêu tả nhân vật, miêu tả đồ vật, khi huy động vốn sống, trí tưởng tượng để xây dựng cốt truyện. 3. Bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh, học các giờ tập đọc các em đã được tiếp nhận những hình ảnh đẹp của cuộc sống gần gũi theo các chủ điểm. Học các giờ làm văn, khi nhận diện đặc điểm các loại bài văn kể chuyện, miêu tả, viết thư các em lại có dịp tiếp cận với những vẽ đẹp của con người của thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề luyện tập làm văn, học sinh lại có dịp hướng tới cái chân
- cái thiện, cái mĩ được định hướng trong các đề bài. Khi quan sát đồ vật trong miêu tả, học sinh được dịp rèn luyên tập viết thư, trao đổi với người thân cũng tạo cơ hội cho học sinh thể hiện mối quan hệ với cộng đồng Những cơ hội đó làm cho tình cảm gắn bó yêu mến với thiên nhiên, với người và việc chung quanh, nảy nở tâm hồn, tình cảm thêm phong phú, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Trong thực tế giảng dạy để đạt được mục tiêu trên, người giáo viên gặp không ít khó khăn, khó khăn từ cả giáo viên và học sinh. Có thể nói bản thân môn Tập làm văn là phân môn khó dạy nhất trong tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt, bởi vì đa số học sinh ít ham thích học môn này. Đối với thể loại văn kể chuyện lớp Bốn vì những câu chuyện khá quen thuộc, các em đã được đọc, được nghe kể nhiều lần nên khi kể các em thường bám sát vào sách giáo khoa, thiếu sáng tạo, các em chưa biết kể chuyện tự nhiên mà thường là đọc thuộc câu chuyện. Đối với thể loại văn miêu tả đa phần học sinh chưa biết cách quan sát, thiếu vốn sống thực tế chính vì vậy thiếu cảm xúc khi viết, học sinh thường miêu tả như một bài khoa học, nặng liệt kê các bộ phận của sự vật. Về giáo viên đôi khi cũng không dám thoát li sách giáo khoa, ngại dạy phân môn Tập làm văn, bởi vì phải thường xuyên xử lí các tình huống khác nhau trong tiết dạy. Từ thực tế và những khó khăn trên, chúng tôi nghĩ rằng cần có biện pháp tích cực dạy phân môn Tập làm văn lớp Bốn II. Giải quyết vấn đề : Từ thực tế và những khó khăn trong dạy - học TLV, chúng tôi nghĩ rằng cách tốt nhất để việc dạy- học phân môn Tập làm văn có hiệu quả là người giáo viên phải thực hiện tốt các biện pháp dạy học chủ yếu như sau : 1. Biện pháp quy nạp để nhận biết đặc điểm của các loại bài văn: a) Kiến thức làm văn trong sách được trình bày theo cách quy nạp. Từ những hiện tượng chứa đựng trong các văn bản điển hình, rút ra những điều cần ghi nhớ về từng loại văn, học sinh phải trải qua một số thao tác nhận diện hiện tượng so sánh, liệt kê, phân tích, tổng hợp Để học sinh thực hiện trôi chảy các thao tác này, vai trò gợi ý, hướng dẫn từng bước cho học sinh rất quan trọng. Ví dụ : Bài Thế nào là kể chuyện ? Giáo viên có những gợi ý sau: - Gợi ý một số sự việc làm điểm tựa để HS nhớ và kể được câu chuyện “Sự tích Hồ Ba Bể” - Gợi ý bằng câu hỏi và mẫu liệt kê để HS ghi lại được tên các nhân vật và các sự việc - Gợi ý tìm ý nghĩa câu chuyện - Gợi ý học sinh so sánh nội dung bài “ Hồ Ba Bể” với “Sự tích Hồ Ba Bể”để có thể kết luận bài “Hồ Ba Bể” không phải là bài văn kể chuyện mà chỉ là bài văn giới thiệu về Hồ Ba Bể . - Gợi ý HS hệ thống hoá các đặc điểm chủ yếu của câu chuyện, rút ra điều ghi nhớ b) Tuy nhiên, đôi khi để định hướng cho HS có thể xen kẽ dùng cách diễn dịch, hướng dẫn nhận diện hiểu hiện tượng trong văn bản bằng cách cho HS đọc ghi nhớ để nhận diện đặc điểm trong các văn bản đó
- 2. Biện pháp quy chiếu với chủ đề bài văn : Thông thường, các đề bài luyện tập làm văn đều có định hướng chủ đề cho văn bản Ví dụ 1 : Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ bế con, mang xách nhiều đồ đạc. Em đã giúp cô ấy xách đồ đạc đi một quãng đường. Hãy kể lại chuyện đó. Ví dụ 2 : Em hãy tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích. Việc quy chiếu vào chủ đề văn bản dường như là chuyện đương nhiên khi xây dựng ngôn bản. Tuy nhiên không chú ý đến biện pháp này, sẽ không rèn luyện cho HS kĩ năng định hướng trong giao tiếp Biện pháp này được lưu ý trong quá trình tổ chức cho học sinh thực hiện rèn luyện các kĩ năng bộ phận tiến tới toàn thể một văn bản hoàn chỉnh. Đó là : - Khi tổ chức phân tích đề bài, cần tìm được chủ đề của bài văn (ý nghĩa của nội dung văn bản) - Khi hướng dẫn HS tìm ý, lập dàn ý xây dựng nhân vật triển khai câu chuyện, kết chuyện đều chú ý phục vụ chủ đề - Khi hướng dẫn, gợi ý HS chọn từ, chọn hình ảnh, đặt câu cũng không thoát li chủ đề bài văn - Khi chấm chữa trong bài cũng phải căn cứ chủ đề bài văn để đánh giá, nhận xét nội dung và hình thức diễn đạt. 3. Biện pháp tổ chức quan sát đối tượng : Luyện tập quan sát vừa giúp cho HS tích luỹ vốn sống vừa phát triển vốn từ, rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng trong bài văn. Biện pháp hướng dẫn HS quan sát chẳng nhũng không thể thiếu khi dạy văn miêu tả đồ vật, miêu tả nhân vật trong bài văn kể chuyện. Sử dụng biện pháp này cần lưu ý: - Chọn đối tượng, vị trí, thời gian, đặc điểm quan sát sao cho tất cả HS đều được quan sát và tạo được hứng thú thực hiện quan sát - Hướng dẫn HS trình tự quan sát hợp lý, biết chú ý những đặc điểm nổi bật - Hướng dẫn cách ghi chép kết quả quan sát - Tôn trọng những nhận xét riêng, cảm nghĩ riêng của HS về đối tượng quan sát 4. Biện pháp cá thể hoá sản phẩm văn bản nói, viết của HS : Một ngôn bản nói , viết trong giao tiếp phải là sản phẩm của mỗi cá nhân, diễn đạt tư tưởng, tình cảm mang dấu ấn cá nhân. Nếu không chú ý biện pháp cá thể hoá trong quá trình rèn luyện các kĩ năng làm văn, người dạy thường thu được những đoạn văn, bài văn sao chép từ các bài văn mẫu sơ lược, sáo mòn như nhau Thực hiện biện pháp này cần lưu ý : a) Tạo nhiều tình huống giao tiếp để HS lựa chọn b) Gợi ý nhiều chất liệu khác nhau cho HS vận dụng các mô hình mẫu để thực hành nói, viết, hạn chế cách sao chép nguyên xi mô hình mẫu Ví dụ : - Cùng tả đồ vật, cho mỗi em chọn một đồ vật ưa thích - Cùng đề tài trao đổi với người thân, nói hoặc viết cho HS được chọn đối tượng trao đổi hoặc cùng đối tượng trao đổi, cho HS chọn đề tài trao đổi
- c) Tôn trọng những phát hiện riêng của từng HS trong quan sát, tìm ý và trong diễn đạt. Thận trọng khi đánh giá, sửa chữa bài làm của HS, tạo điều kện để HS tự phát hiện và sửa chữa lỗi làm văn - Biện pháp này đòi hỏi GV trong giờ dạy Tập làm văn phải chú ý đến từng cá nhân HS 5. Biện pháp cùng tham gia : Để tạo thêm điều kiện hoạt động học tập của HS trong giờ làm văn, ở một số hoạt động, GV sử dụng biện pháp cùng tham gia. Biện pháp này tổ chức được nhiều HS cùng cộng tác thực hành luyện tập một kĩ năng bộ phận nào đó trong làm văn. Đó là các trường hợp trao đổi, phát hiện, tổng hợp các đặc điểm của loại văn bản, trao đổi về kết quả quan sát, tìm ý cho một câu chuyện, trao đổi ý kiến theo đề tài , đánh giá một sản phẩm nói, viết của HS. Hình thức thực hiện biện pháp cùng tham gia là luyện tập thực hành theo nhóm, luyện tập thực hành bằng đóng vai Ví dụ : Bài Điền vào giấy tờ in sẵn Sau khi HS thực hành điền vào phiếu bài tập, tổ chức cho HS đóng vai tình huống: + Chấp hành tốt việc khai báo tạm trú, tạm vắng. + Chưa chấp hành tốt việc khai báo tạm trú tạm vắng. 6. Biện pháp luyện tập thực hành kĩ năng nói, viết : Biện pháp thực hành sản sinh văn bản nói, viết là biện pháp đặc trưng của phân môn Tập làm văn. ở lớp bốn tuy có cung cấp một số kiến thức về làm văn cho HS, nhưng các kiến thức đó được hình thành chủ yếu qua thực hành luyện tập. Hơn thế nữa các kĩ năng sản sinh văn bản của HS chỉ trở nên thành thạo khi từng HS được luyện tập nói, viết nhiều lần. Sử dụng biện pháp này cần lưu ý : - Gợi ý để HS tìm hiểu đúng, đủ các lệnh luyện tập, giúp các em định hướng hoạt động ngôn ngữ - Gợi ý các việc làm để thực hiện đúng yêu cầu luyện tập - Theo dõi giúp đỡ HS yếu kém, tạo niềm tin cho hành động nói, viết thành văn bản của những đối tượng này. - Kiểm tra, đánh giá, uốn nắn kịp thời cách diến đạt của HS * Ghi chú : Để minh hoạ việc áp dụng các biện pháp trên, chúng tôi xin được giới thiệu một số giáo án chúng tôi đã thực hiện giảng dạy và giảng dạy thành công trong những lần thực tập, thao giảng, dạy chuyên đề ở trường chúng tôi (xem phần phụ lục) III. KếT QUả : Với việc áp dụng một cách tích cực các biện pháp dạy học trên, tôi thấy rằng việc dạy-học phân môn Tập làm văn lớp Bốn ở lớp, tổ chúng tôi bước đầu đã có kết quả khả quan, HS đã hứng thú dần với các giờ Tập làm văn, các em ham thích đọc truyện, thích quan sát, các em đã biết tưởng tượng và kể chuyện có sáng tạo, từng bước đã biết cách quan sát, lập dàn ý và diễn đạt ý thành những câu văn giàu hình ảnh, tư duy hình tượng của các em cũng được rèn luyện và phát triển nhờ biết vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi miêu tả nhân vật đồ vật