Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng một cách sáng tạo các nguyên tắc trong dạy học bộ môn Toán tại trường THCS

doc 32 trang Sơn Thuận 07/02/2025 480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng một cách sáng tạo các nguyên tắc trong dạy học bộ môn Toán tại trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docap_dung_mot_cach_sang_tao_cac_nguyen_tac_trong_day_hoc_bo_mo.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng một cách sáng tạo các nguyên tắc trong dạy học bộ môn Toán tại trường THCS

  1. Áp dụng một cách sáng tạo các nguyên tắc trong dạy học bộ môn toán tại trường THCS MỤC LỤC Trang Phần 1: Đặt vấn đề 2 Phần 2: Giải quyết vấn đề 3 II.1: Những lí luận chung 3 II.2: Thực trạng của vấn đề 4 II.3: Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 5 II.4: Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 30 Phần 3: Kết luận 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu về “Bảy nguyên tắc vàng trong dạy học” của thầy Hà Lam Sơn Sách giáo khoa và sách bài tập Toán 6 Tập 1,2 ( Nhà xuất bản giáo dục) Sách giáo khoa và sách bài tập Toán 7 Tập 1,2 ( Nhà xuất bản giáo dục) Sách giáo khoa và sách bài tập Toán 8 Tập 1,2 ( Nhà xuất bản giáo dục) 1/32
  2. Áp dụng một cách sáng tạo các nguyên tắc trong dạy học bộ môn toán tại trường THCS Phần II. Giải quyết vấn đề: II.1 NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG: ĐÔI NÉT VỀ “BẢY NGUYÊN TẮC VÀNG TRONG DẠY HỌC” Bảy nguyên tắc vàng đó là: 1. Lượng hóa mục tiêu dạy học (người giáo viên phải lê kế hoạch cụ thể, xác định mục tiêu, lượng kiến thức, kĩ năng học sinh cần đạt được) 2. Chỉ có một tiêu điểm trên lớp (lôi cuốn được tất cả lớp vào một nội dung hay một hoạt động) 3. Sáng tạo, tinh tế (những nét chấm phá sáng tạo trong bài học gây hứng thú cho học sinh) 4. Thiết kế câu hỏi, bài tập phù hợp (cụ thể trong toán học ngoài những câu hỏi phát vấn trực tiếp học sinh để hình thành kiến thức mới, những câu hỏi giáo viên đưa ra cho học sinh thảo luận , còn là thiết kế các dạng bài tập phong phú, phù hợp với đối tượng học sinh, gây hứng thú cho học sinh) 5. Giải thích và hướng dẫn đơn giản và hợp logic. 6. Tổ chức hoạt động trên lớp cho HS 7. Sử dụng thiết bị dạy học hợp lý Trong 7 nguyên tắc nêu trên, nguyên tắc 1, 2, 5, 6, 7 mỗi giáo viên phải rèn thành kỹ năng thường xuyên, tạo thành một thói quen trong giảng dạy. Còn nguyên tắc 3: sáng tạo, tinh tế và nguyên tắc 4: thiết kế câu hỏi, bài tập phù hợp quyết định sự thành công của bài giảng, thu hút được học sinh, gây được hứng thú học tập cho học sinh. Sáng tạo tinh tế trong việc cho học sinh tiếp cận một vấn đề nào đó của bài học, sáng tạo tinh tế trong cả việc lựa chọn các bài tập, hệ thống câu hỏi phù hợp với trình độ của học sinh. Ngoài ra việc sử dụng thiết bị dạy học hợp lí và các phần mềm tiện ích góp phần tạo nên thành công của giờ học. Chính vì vậy mỗi bài dạy tôi dành nhiều thời gian tập trung vào 2 nguyên tắc này. Với chủ trương xuyên suốt sáng kiến này là những chấm phá sáng tạo trong mỗi bài học và thực hiện đặt câu hỏi, đưa ra hệ thống bài tập phù hợp phát huy tư duy sáng tạo của học sinh. 3/32
  3. Áp dụng một cách sáng tạo các nguyên tắc trong dạy học bộ môn toán tại trường THCS II.3 CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: CỤ THỂ TRONG TỪNG BÀI GIẢNG 1) Học sinh lớp 6 , 7 mới bỡ ngỡ từ tiểu học lên THCS nên tôi thường chọn những câu hỏi và bài tập đơn giản, hay những bài tập có hình vẽ ngộ nghĩnh để cuốn hút học sinh. Ví dụ 1: §8: Đường tròn (Hình học 6 – tập 2) Khi dạy về một công dụng khác của compa, tôi cho hình vẽ sau với đề bài: Chỉ sử dụng com-pa xác định chiếc ống hút nào dài hơn? Học sinh sẽ suy nghĩ và dùng com-pa đo từng đoạn gấp khúc đặt lên đoạn ống hút thẳng rồi so sánh độ dài hai ống hút. Ví dụ 2: §16: Tìm tỉ số của hai số (Số học 6 – tập 2) Câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ đơn giản, giúp học sinh ôn lại kiến thức cũ và hình thành kiến thức mới. 5/32
  4. Áp dụng một cách sáng tạo các nguyên tắc trong dạy học bộ môn toán tại trường THCS Sau những bài tập đơn giản, hình minh họa bắt mắt cuốn hút học sinh, học sinh vận dụng làm các bài tập vận dụng theo Sgk. Cần chú ý cho học sinh đưa về cùng đơn vị đo Sau khi nhóm thảo luận bài tập này, giúp giáo viên đưa ra kiến thức về tỉ số phần trăm. Học sinh quan sát bản đồ và quan tâm đến số liệu trong vòng tròn đỏ. Có học sinh đã hiểu con số đó, có học sinh chưa, gây sự tò mò cho học sinh, ham muốn tìm hiểu con số 7/32
  5. Áp dụng một cách sáng tạo các nguyên tắc trong dạy học bộ môn toán tại trường THCS Một số ví dụ và bài toán thực tế 9/32
  6. Áp dụng một cách sáng tạo các nguyên tắc trong dạy học bộ môn toán tại trường THCS Ví dụ 4: §6: Tam giác cân (Hình học 7 chương II tập 1) Sau khi học về tam giác cân và tam giác đều, tôi cho học sinh làm bài tập sau: a) Bằng mắt thường, hãy cho biết các tam giác sau là tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông hay tam giác bất kì? b) Kiểm tra câu trả lời bằng các dụng cụ đo. Qua bài tập này, học sinh được ôn lại định nghĩa và các dấu hiệu nhận biết các loại tam giác thông qua việc tự nghiên cứu tìm tỏi vận dụng kiến thức trong hoạt động nhóm. Ví dụ 5: §2: Góc ( hình học 6 chương II tập 2) Sauk hi học về góc, tôi đưa ra bài tập sau: Hãy kí hiệu trên hình góc Â? An Bình Hà Ba bạn học sinh lên bảng rất bối rối, các bạn không có câu trả lời giống nhau. Tại sao? Qua bài tập này học sinh rút ra được chú ý, khi có nhiều góc chung đỉnh A thì phải đọc rõ góc bằng 3 chữ cái, hoặc có thể đánh số góc để phân biệt được các góc. Ví dụ 6: §3: Số đo góc (hình học 6 chương II – tập 2) Cuối tiết học, sau khi học hết nội dung đo góc, góc vuông, góc nhọn, góc tù, tôi cho bài tập sau: 11/32
  7. Áp dụng một cách sáng tạo các nguyên tắc trong dạy học bộ môn toán tại trường THCS Ví dụ 8: Trong tiết luyện tập khi ôn cho học sinh về các phép tính của số thập phân. Tôi cho bài tập: Tất cả cá phép tính sau đều sai. Hãy tìm lỗi sai đó. Qua bài tập này học sinh ôn tập lại toàn bộ cách tính tổng, hiệu, nhân hai số thập phân. Ví dụ 9: Khi học bài đường thẳng trong chương trình toán 6 Tôi chọn bài tập sau để khắc sâu định nghĩa đoạn thẳng và cách vẽ đoạn thẳng AB như sau: Đề bài: Lấy 2 điểm A và B. Vẽ đường thẳng AB. Bốn bạn Lan, Mai, Bình, Nam đã vẽ như sau. Các bạn làm đúng hay sai? Giải thích? Mai Lan Nam Bình 13/32
  8. Áp dụng một cách sáng tạo các nguyên tắc trong dạy học bộ môn toán tại trường THCS 3) Trong chương I – Hình học 8, học sinh được học về định, nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của các tứ giác đặc biệt. Thông thường phần dấu hiệu nhận biết giáo viên cho học sinh lập các bài toán là các mệnh đề đảo của các tính chất rồi chứng minh. Nhưng khi dạy bài này tôi cho học sinh phát hiện các dấu hiệu nhận biết bằng cách thêm điều kiện vào các tứ giác rồi kiểm tra xem nó có thể là tứ giác đặc biệt mong muốn không? Ví dụ 11: Tiết 16 – Hình chữ nhật Khi dạy về dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật: Ban đầu giáo viên đưa ra 3 loại hình là tứ giác, hình thang cân, hình bình hành. Yêu cầu các nhóm tìm điều kiện để các tứ giác đó là hình chữ nhật? Giải thích? Học sinh được tự tìm tòi các điều kiện, tự tìm cách để chứng minh các khẳng định của bản thân là đúng, biết loại bỏ các dữ kiện sai. Cách học này giúp học sinh khắc sâu kiến thức, gây hứng thú trong học tập. Đặc biệt trong mỗi tiết học tôi cố gắng gắn toán học vào thực tế cuộc sống giúp các em thấy toán học thật gần gũi, thân quen, ứng dụng rộng rãi. Ví dụ trong bài này tôi có đưa cho học sinh biết thêm về “tỉ số vàng” Chính điều này tạo thành thói quen trong các em là mỗi kiến thức mới các em thường đi tìm các ví dụ áp dụng thực tế và trong buổi học hay sau buổi học với câu hỏi ứng dụng thực tế của vấn đề nào đó 15/32
  9. Áp dụng một cách sáng tạo các nguyên tắc trong dạy học bộ môn toán tại trường THCS • Hệ thống câu hỏi vào bài: - Bạn nào đã từng soi gương? ( cả lớp rất nhiều cánh tay giơ lên, có chút ngạc nhiên và thích thú) - Hình ảnh nhận được khi đặt trước gương phẳng một điểm A, một đoạn thẳng AB, một tam giác ABC, một nửa chữ A ( cắt theo chiều dọc)? có nhiều hình ảnh cho câu trả lời cho nửa chữ A( cắt theo chiều dọc), gây cho học sinh sự tò mò, không biết đáp án nào đúng đáp án nào sai, nhưng cũng thật bất ngờ khi các đáp án đều đúng. Ví dụ: Nếu học sinh để nửa chữ A xa gương, hay sát mép gương nhưng phần tiếp xúc là cạnh bên của chữ A. Đặc biệt khi đặt đường cắt sát với mép gương ta nhìn thấy cả chữ A, Tại sao lại vậy? ( gây cho học sinh sự tò mò, ham muốn tìm hiểu kiến thức được giải quyết đó chính là hình có trục đối xứng). Mỗi ý của câu hỏi vào bài sẽ dần gợi mở những kiến thức giảng dạy trong bài. 5) Khi dạy bài ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng- hình học 8 chương III. Tôi sử dụng hệ thống bài tập kiểm tra bài cũ để vào bài, giúp học sinh phát hiện cách đo đạc trong thực tế như sau: Ví dụ 13: Phần bài kiểm tra bài cũ: Chia lớp thành các nhóm làm một trong hai nội dung sau: 17/32
  10. Áp dụng một cách sáng tạo các nguyên tắc trong dạy học bộ môn toán tại trường THCS Học sinh được suy nghĩ và chọn giải pháp đo đạc hợp lí, sử dụng các dụng cụ đo đạc phù hợp. Trong bài này tôi còn giới thiệu thêm một số cách đo khác. Và giới thiệu cách đo chiều cao Kim tự tháp của nhà toán học nổi tiếng Ta-let vào khoảng 600 năm trước Công nguyên. (đây là một trong những điều cần biết của học sinh để có thêm vốn kiến thức thực tế mà sách giáo khoa chưa đề cập) 6) Sau khi học mỗi nội dung kiến thức tôi thường đưa ra các dạng bài tập vận dụng kiến thức đó, cùng với các đề bài cụ thể giúp học sinh nắm được các dạng bài tập với phương pháp làm bài tập đó. Ví dụ 14: Nhân đơn thức với đa thức ( đại số 8) Tôi hệ thống các dạng bài tập vận dụng và bài tập tôi đưa ra hoạt động nhóm với câu hỏi khác nhau nhưng đề bài có phân chia theo các dạng để học sinh hình dung được các dạng bài tập, với mỗi câu hỏi cụ thể thì phải trình bày thế nào, phương pháp giải ra sao 19/32
  11. Áp dụng một cách sáng tạo các nguyên tắc trong dạy học bộ môn toán tại trường THCS có thể thay đối cách thức đưa ra bài tập đó dưới dạng các trò chơi khác nhau. Với sự trợ giúp của máy tính, các phần mềm ứng dụng hay sự chuẩn bị bảng phụ của giáo viên hoàn toàn có thể thu hút được tất cả các đối tượng học sinh trong lớp. Ví dụ 15: Dạy bài ôn tập chương I – đại số 7 Xuất phát từ một bài trắc nghiệm chọn đáp án đúng, tôi đã biến thành trò chơi: “Con số may mắn” vào cuối giờ như sau: 21/32
  12. Áp dụng một cách sáng tạo các nguyên tắc trong dạy học bộ môn toán tại trường THCS H2: Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn. H3 H4 H3: Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu lớn hơn. H4: Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, nếu hai đường xiên bằng nhau thì có hình chiếu bằng nhau. v.v Ví dụ 17: Bài luyện tập về cộng hai số nguyên cùng dấu (Số học 6) Trò chơi mang tên: Nhanh tay, nhanh mắt. Thay vì đưa ra bài tập có các câu hỏi như ở dưới, tôi thay đổi cách thức ra đề bằng cách tạo ra một trò chơi Giáo viên gắn các miếng bìa trên bảng như hình vẽ sau: 2 1 -3 16 -16 -4 -2 7 0 -1 -7 -10 -15 Câu hỏi: 1. Tìm số đối của -3 9 3 2. Tìm số đối của 16 3. Tìm số đối của | -15 | 4. Tìm các số có giá trị tuyệt đối bằng 7 5. Tìm số liền sau của số -11 6. Tìm số liền trước của số -3 7. Tìm các số nguyên x thỏa mãn -2 ≤ x < 3 8. . 23/32
  13. Áp dụng một cách sáng tạo các nguyên tắc trong dạy học bộ môn toán tại trường THCS b) Vẽ tia phân giác Om của góc xOy = 300; tia phân giác On của góc xOz. Tính số đo góc mOn? Câu hỏi học sinh đặt thêm hoặc giáo viên gợi ý: c)Oy có là phân giác của góc xOn không? Tại sao? d) Vẽ tia Ox’ là tia đối của tia Ox. Tính số đo góc x’On, góc x’Om? e) D Ví dụ 21: Bài 36 sgk trang 123 Toán 7 tập 1 A Đề bài: Trên hình 100 ta có OA = OB, góc OAC = góc OBD. Chứng minh AC = BD O C B Câu hỏi học sinh đặt thêm hoặc giáo viên gợi ý: b) Gọi giao điểm của AC và BD là I. Chứng minh OI là phân giác của góc AOB. c)Chứng minh ΔIAD = ΔIBC. d) Chứng minh AB // CD e) Ví dụ 22: Bài 49 sgk trang 84 Toán 8 tập 2 Đề bài: Ở hình 51, tam giác ABC vuông ở A và có đường cao AH. a)Trong hình vẽ có bao nhiêu cặp tam giác A đồng dạng với nhau? ( Hãy chỉ rõ từng cặp tam giác đồng dạng và viết theo các đỉnh tương ứng? B H C b)Cho biết AB = 12,45cm; AC = 20,50cm. Hình 51 Tính độ dài các đoạn thẳng BC, AH, BH và CH? Câu hỏi thêm bài 49 Sgk trang 84 c)Từ H lần lượt kẻ HM, HN vuông góc với AB, AC ( M AB, N AC). Chứng minh: AH2 = AM.AB d) Chứng minh: AM.AB = AN.AC e) Tính S AMN ? f) Gọi D là trung điểm của BC, AD  MN K. Xác định dạng ΔAKM? Gải thích? Từ đó tính S AKN ? còn rất nhiều các bài tập khác giáo viên có thể khai thác 9) Sử dụng phần mềm sketchpad với hệ thống câu hỏi phù hợp cho một bài toán có yếu tố chuyển động, tìm tập hợp điểm khi một điểm di chuyển thỏa mãn điều kiện nào đó đặc biệt gây hứng thú cho học sinh 25/32
  14. Áp dụng một cách sáng tạo các nguyên tắc trong dạy học bộ môn toán tại trường THCS Ví dụ 24: Bài 68 sgk toán 8 (chương 1-hình) Bài tập này là một bài khó hình dung cho học sinh. Giáo viên có thể gợi ý bằng cách cho học sinh quan sát vết chuyển động điểm C. Khi đó học sinh nhận ngay ra cần phải chứng minh hai tam giác bằng nhau để suy ra điểm C luôn cách đường thẳng d một khoảng không đổi. * Phát triển thành bài toán. Đề bài: Cho ΔOAD. Điểm B trên cạnh OD. Lấy điểm C đối xứng với A qua B. Điểm C di chuyển trên đường nào khi B di chuyển trên OD? Ví dụ 25: Bài 70 sgk toán 8 (chương 1-hình) Giáo viên có thể cho học sinh quan sát vết điểm C khi di chuyển điểm B trên tia Ox, từ đó kiểm tra nhận định tính đúng sai dự đoán của học sinh trong bài tập này. * Phát triển thành bài toán khác bằng cách thay điều kiện góc xOy vuông là góc bất kì. 27/32
  15. Áp dụng một cách sáng tạo các nguyên tắc trong dạy học bộ môn toán tại trường THCS Ví dụ 28: Bài 88 sgk toán 8 (chương 1-hình) Trên đây là một vài trong số các ví dụ tôi đã sử dụng trong dạy học toán tại THCS Trưng Vương trong 2 năm học 2014- 2015 và 2015-2016. 29/32
  16. Áp dụng một cách sáng tạo các nguyên tắc trong dạy học bộ môn toán tại trường THCS lần sau, sự nhiệt tình tận tâm của giáo viên cũng là động lực rất lớn đối với các em. Tất cả phải vì học sinh của mình, làm sao không những các em học khá mà cả những em học yếu cũng dần dần thích học, vì chỉ có yêu thích môn học thì các em mới nhanh tiến bộ. Vì thế sau mỗi tiết học tôi thường rút ra những kinh nghiệm cho mình, làm sao cho tiết dạy sau khá hơn tiết dạy trước. Giáo viên không nên buộc học sinh nhớ những điều mà các em chưa hiểu, chỉ có hiểu thật rõ thì các em sẽ nhớ dễ dàng. Về phía học sinh: Các em tập trung nghe giảng và cùng nhau thảo luận để xử lý vấn đề. Khi bắt tay vào giải một bài toán cần xác định rõ vấn đề đặt ra của bài toán là gi? Tập làm quen với việc xử lý vấn đề ( có thể là không chính xác) Tìm tòi sáng tạo và áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Thường xuyên củng cố kiến thức. 31/32