Kinh nghiệm học tiếng Anh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh nghiệm học tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- kinh_nghiem_hoc_tieng_anh.pdf
Nội dung text: Kinh nghiệm học tiếng Anh
- EbookTeam www.updatesofts.com Create by hoangly85 1
- EbookTeam www.updatesofts.com Bí quyết viết hiệu quả Với người học tiếng Anh viết không những là kĩ năng khó mà còn tốn rất nhiều thời gian. Để viết đúng, viết hay thật không đơn giản chút nào. Sau đây là một số bí quyết chúng tôi muốn giới thiệu nhằm giúp các bạn viết hiệu quả hơn. 1. Dùng thể thích hợp Trong tiếng Anh có hai thể: chủ động và bị động. Thể chủ động nhấn mạnh tác nhân gây ra hành động. Thể bị động nhấn mạnh người hay vật bị tác động. Tác nhân gây ra hành động có thể được hoặc không được nhắc đến trong câu bị động. Ví dụ: Thể chủ động: The storm destroyed the village. (Trận bão đã phá hủy ngôi làng). Thể bị động: The village was destroyed by the storm. (Ngôi làng đã bị phá hủy bởi trận bão). Thể chủ động thường rõ ràng và dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, có một số trường hợp dùng thể bị động lại thích hợp hơn. Chẳng hạn khi tác nhân của hành động không quan trọng bằng người hay vật bị tác động. Bạn cũng có thể dùng thể bị động khi không muốn tiết lộ danh tính người thực hiện hành động, như khi bạn muốn bảo vệ nhân chứng. Ví dụ như trong câu sau: Thể chủ động: John Smith overheard his plan of stealing the car. (John Smith đã nghe lỏm được kế hoạch trộm xe hơi của hắn ta). Thể bị động: His plan of stealing the car was overheard. (Kế hoạch trộm xe hơi của hắn ta đã bị nghe lén). Rõ ràng câu thứ hai không đề cập đến tên người đã tiết lộ kế hoạch ăn cắp xe của tên trộm. Người nghe chỉ biết rằng kế hoạch đó đã bại lộ còn ai tiết lộ lại được hoàn toàn bảo mật. Thể bị động còn được dùng để tránh vẻ kẻ cả, giảm nhẹ những lời tuyên bố mạnh mẽ hoặc nghe có phong cách công văn hơn. Thể chủ động: You must clean the house within this morning. (Con phải lau dọn căn nhà này trong sáng hôm nay). Thể bị động: The house must be cleaned within this morning. (Căn nhà phải được lau dọn trong buổi sáng hôm nay). Khi đọc câu thứ hai bạn cảm thấy tính chất ra lệnh bị giảm đi, giọng điệu của câu nghe nhẹ nhàng hơn. 2. Tránh những chuyển đổi không cần thiết Chuyển đổi là sự thay đổi về cấu trúc hoặc văn phong giữa chừng một câu hoặc một đoạn. Hầu hết những sự thay đổi này đều làm cho câu văn khó hiểu hoặc lủng củng. Tránh chuyển đổi về số (chẳng hạn từ số ít sang số nhiều). Thông thường dùng số nhiều dễ hơn dùng số ít. Lần lượt bạn có thể viết lại câu bằng cách lược bỏ đại từ. Hãyxem xét ví dụ sau đây: If a person mixes drinking and driving, they may end up in jail. If a person mixes drinking and driving, he or she may end up in jail. If people mix drinking and driving, they may end up in jail People who mix drinking and driving may end up in jail. (Những người vừa uống rượu vừa lái xe thì đều có nguy cơ phải vào nhà đá). Với cùng một ý nghĩa nhưng câu cuối cùng dễ hiểu và súc tích nhất. Tránh chuyển đổi về ngôi (ví dụ như chuyển đổi từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ hai. Ví dụ như chuyển anyone, someone, he, she thành you). Hãy dùng một ngôi nhất quán trong suốt bài viết. Tránh những chuyển đổi không phù hợp về thể (ví dụ như chuyển đổi từ thể chủ động sang bị động). Đôi khi chuyển đổi về thể có thể giúp người đọc tập trung vào Create by hoangly85 2
- EbookTeam www.updatesofts.com một chủ ngữ. Nếu sự chuyển đổi về thể làm chủ ngữ thay đổi theo (chẳng hạn như từ we chuyển thành the children) thì câu sẽ rời rạc và khó hiểu. Hãy xem xét câu sau: As we pulled up to the burning structure, we could hear the children inside screaming desperately for help. (Khi chúng tôi tiến sát tòa nhà đang cháy, chúng tôi có thể nghe thấy tiếng bọn trẻ bên trong đang la hét cầu cứu một cách vô vọng). Nếu chuyển đổi thể của câu này ta sẽ có: “As we pulled up to the burning structure, the children inside could be heard screaming desperately for help.” (Khi chúng tôi tiến sát tòa nhà đang cháy, bọn trẻ bên trong có thể được nghe rõ tiếng gào thét cầu cứu vô vọng). Tuy nhiên, ta thấy rằng khi chuyển thể câu văn trở nên lủng củng và tối nghĩa hơn. Do vậy, cần lưu ý trong một số trường hợp ta chỉ có thể dùng thể chủ động (hoặc bị động). Tránh chuyển đổi về quan điểm. Quan điểm ở đây chính là thái độ và cách nhìn của người nói. Ví dụ dưới đây bắt đầu bằng quan sát của những người lính cứu hộ, sau lại đột ngột chuyển sang quan điểm của người tài xế. We found the car resting on the right slope. The driver struggled to crawl out through the broken window, afraid the leaking gasoline would ignite. (Chúng tôi tìm ra chiếc xe nằm ở bên phải con dốc. Người tài xế đã cố gắng bò ra ngoài qua cánh cửa sổ bị vỡ, lòng lo sợ chất ga bị rò rỉ có thể phát nổ bất kì lúc nào). Trong trường hợp này, “we” và “the driver” đã bị đánh đồng với nhau khiến cho câu văn rất khó hiểu. Để sửa câu này, ta nên chuyển việc miêu tả cho một chủ ngữ nhất quán như sau: We found the car resting on the right slope. We could see the driver struggling to crawl out through the broken window, apparently afraid that the leaking gasoline would ignite. (Chúng tôi tìm ra chiếc xe nằm ở bên phải con dốc. Có thể thấy rằng viên tài xế đã cố gắng bò ra ngoài qua cánh cửa sổ bị vỡ, rõ ràng đang lo sợ chất ga dò rỉ có thể phát nổ bất kì lúc nào). Hy vọng rằng với một số nguyên tắc trên bạn sẽ cải thiện rõ rệt chất lượng bài viết tiếng Anh của mình. Bùi Trang – Giảng viên Global Education Học tiếng Anh qua các trò chơi phiêu lưu Ngày nay, các bạn trẻ đã rất quen với những hoạt động giải trí trên mạng, trong đó không thể không kể đến các trò chơi phiêu lưu (adventure game) đang ngày càng trở nên phổ biến. Trò chơi phiêu lưu là một dạng trò chơi trên máy tính có nội dung tương tự như một bộ phim, luôn có cốt truyện và nhân vật chính (thường là một người, ví dụ như thám tử trinh thám hoặc cướp biển). Điểm khác biệt là bạn không chỉ xem mà còn điều khiển được nhân vật chính. Bạn sử dụng chuột hoặc bàn phím để cho nhân vật của mình di chuyển trong thế giới “game”, nhìn ngắm mọi thứ, nhặt lên, sử dụng chúng và nói chuyện với các nhân vật khác. Nhân vật của bạn cũng nói chuyện được với bạn. Chẳng hạn, khi bạn bảo anh ta quan sát một vật, anh ta sẽ nói cho bạn anh ta thấy gì. Bạn có thể sử dụng thông tin này để quyết định làm gì tiếp theo. Bất cứ ai đã từng tham gia một trò chơi phiêu lưu đều thấy thích thú. Nhưng có một điều không phải ai cũng biết là những trò chơi này còn là một cách tuyệt vời để nâng cao tiếng Anh cho người chơi. Nguyên nhân là vì khi chơi, bạn có thể: Create by hoangly85 3
- EbookTeam www.updatesofts.com · Nâng cao khả năng nghe hiểu tiếng Anh. Trong các trò chơi phiêu lưu hiện đại, bạn có thể nghe được tất cả các nhân vật nói tiếng Anh thực thụ. Cuộc đối thoại dễ hiểu hơn trong phim: chậm hơn, rõ hơn và bạn có thể dừng hành động để nghe lại câu đó. Do đó, chơi các trò chơi này là một hoạt động luyện nghe rất bổ ích. · Rèn luyện khả năng “hiểu ngữ pháp qua trực giác”. Khi chơi, bạn được tiếp xúc với rất nhiều câu tiếng Anh tự nhiên và chính xác về ngữ pháp. Những câu này không chỉ được nói (như trên tivi), mà trong nhiều trò chơi bạn còn có thể bật phụ đề lên. Nếu làm vậy thì bạn sẽ đồng thời nghe được cách phát âm và nhìn được cả cách viết. Kết quả là trí nhớ của bạn sẽ lưu lại được nhiều câu hơn. · Cải thiện kỹ năng phát âm. Nghe tiếng Anh nói chuẩn luôn là cách thức tập phát âm hiệu quả. · Thúc đẩy động lực. Khi chơi, bạn đang ở vào tình thế mà việc biết tiếng Anh sẽ rất có ích cho bạn, đơn giản là vì nếu hiểu được đoạn đối thoại, bạn mới biết được cái gì đang diễn ra trong trò chơi. Điều này giúp bạn giải các câu đố và hiểu được những tình huống dí dỏm. Bạn sẽ thầm nghĩ: “Tiếng Anh làm mình thấy dễ chịu” và động lực của bạn tăng lên. Dù không muốn thì khi chơi một trò chơi phiêu lưu, bạn cũng sẽ học được một ít tiếng Anh. Nhưng nếu cố gắng thì bạn còn học được nhiều nữa. Có một phương pháp hữu hiệu mà đơn giản khi chơi là: sử dụng từ điển. Thường xuyên tạm ngừng (pause) trò chơi và tra các từ trong một cuốn từ điển hay dành cho người học. Bạn sẽ hiểu nhiều hơn về trò chơi, và tất nhiên còn học được một số từ vựng tiếng Anh. Nếu thực sự có động cơ học tiếng Anh, bạn có thể ghi xuống tất cả các từ mới, sau đó, bổ sung vào “cẩm nang ghi nhớ” để bạn có thể ghi nhớ chúng mãi mãi. Nếu muốn cải thiện kỹ năng phát âm, hãy thường xuyên tạm ngừng trò chơi và cố nhắc lại các câu cho thật chuẩn. Đây là một bài luyện phát âm rất hay, thú vị hơn nhiều so với các bài tập trong giáo trình, đối với các trò chơi phiêu lưu lại càng đúng vì cách phát âm trong này rõ hơn trong phim. Nếu bạn đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao kỹ năng nghe hiểu, bạn có thể chơi trò chơi không có phụ đề. Để chơi được, bạn sẽ phải hiểu tiếng Anh nói.Lần đầu chắc chắn bạn sẽ gặp rắc rối, nhưng càng ngày bạn sẽ càng nghe tốt hơn. Lưu ý là khi sử dụng phương pháp này, bạn sẽ khó tra từ điển được vì bạn không nhìn thấy các từ trên màn hình mà chỉ nghe thấy chúng. Hãy học và tiếp nhận tiếng Anh với những câu chuyện đầy trí tuệ, dí dỏm bất ngờ, hình ảnh đẹp, âm thanh khuấy động và giọng nói của các diễn viên tài năng. Thanh Sơn – Giảng viên Global Education Create by hoangly85 4
- EbookTeam www.updatesofts.com Đừng nói hoặc viết quá sớm Rất nhiều người dù đã học tiếng Anh được một thời gian dài nhưng vẫn thường mắc lỗi khi nói hoặc viết tiếng Anh. Một số người đã thực hiện đúng các quy tắc tránh mắc lỗi trong tiếng Anh nhưng vẫn không tránh khỏi các lỗi câu. Bạn có nằm trong số đó không? Nếu bạn đã tuân thủ đúng quy tắc mà vẫn mắc nhiều lỗi khi nói (nhiều hơn 1 lỗi trong 3 câu) thì có thể bạn nên chuyển sang luyện viết một thời gian. Hãy làm đúng các nguyên tắc sau: 1. Đầu tiên là viết, sau đó mới nói. Viết dễ hơn nói vì: 1) bạn không cần phát âm đúng (nhưng bạn phải viết đúng), 2) bạn có thể viết thật chậm mà không ai thấy phiền, 3) bạn có thể sử dụng từ điển, website Do đó, sẽ rất tốt nếu bạn luyện viết trước cho tới khi bạn có thể xây dựng một câu chính xác đủ nhanh để có thể phát ngôn. 2. Đừng nói cho tới khi nào bạn đã học phát âm các âm tiết tiếng Anh. Bạn cầm phát âm được tất cả nguyên âm và phụ âm tiếng Anh rõ ràng trước khi nói. Nếu không, bạn sẽ bị quen với cách phát âm sai. 3. Đừng nói một từ nếu bạn không biết cách phát âm từ đó. Nói cách khác, bạn cần biết cách phát âm của tất cả các từ bạn sử dụng. Nếu không, bạn sẽ mắc các lỗi phát âm và tự tạo thói quen xấu cho mình. Nếu bạn đã viết chậm và cẩn thận mà vẫn mắc hơn 1 lỗi trong 3 câu thì có thể bạn nên dừng viết một thời gian và tập trung vào kỹ năng đọc và nghe. Nhớ là bạn nên lĩnh hội vào đầu nhiều câu tiếng Anh trước khi xây dựng các câu của riêng bạn. Hoạt động chính của bạn sẽ là đọc và nghe tiếng Anh, lý do là bạn cần các mẫu câu đúng để làm theo trước khi bạn có thể đặt các câu của riêng mình. Não của bạn càng hấp thụ được nhiều câu thì bạn càng diễn đạt được nhiều bằng tiếng Anh. Nếu bạn không nhìn/ nghe đủ các câu chuẩn và tự nhiên trong tiếng Anh thì bạn sẽ không biết cách diễn đạt mọi thứ bằng tiếng Anh như thế nào. Do đó bạn sẽ tự tạo ra ngôn ngữ của riêng bạn, và như thế nghĩa là bạn đang mắc lỗi. Trình tự hợp lý trong quá trình học tiếng là: Phát âm – Lĩnh hội – Viết – Nói. Đáng tiếc là trong các lớp học tiếng Anh thì trình tự lại diễn ra hoàn toàn khác. Hầu như không có khoá học nào dạy bạn phát âm ngay từ đầu. Ít giáo viên cung cấp đủ “dữ liệu” cho bạn. Thay vào đó, bạn bị bắt phải nói và viết: giáo viên đặt câu hỏi cho bạn, yêu cầu bạn làm các bài tập ngữ pháp hoặc các bài luyện viết. Bằng cách đó, bạn thường bị mắc lỗi và dần dần tạo thành thói quen xấu. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên tự rèn cho mình thói quen học tiếng Anh theo các bước hợp lý với trự trợ giúp của các trang học tiếng Anh trực tuyến. Chúc các bạn thành công! Thanh Sơn – Giảng viên Global Education Create by hoangly85 5