Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tế bào. Đơn vị cơ bản của sự sống

doc 4 trang honganh1 15/05/2023 16340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tế bào. Đơn vị cơ bản của sự sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_te_bao_don_vi_co_ban_cua_su_song.doc

Nội dung text: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tế bào. Đơn vị cơ bản của sự sống

  1. Nhóm: Lê Thị Kim Nhung BÀI KIỂM TRA Nguyễn Thị Diệu Lan Môn: Phát triển chương trình dạy học bộ môn Lớp: Sinh – Liên thông K10 Bài : TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ BẢN CỦA SỰ SỐNG 1. Mục tiêu bài học – Nêu đuợc “Tế bào là gì?” (rèn năng lực định nghĩa cho học sinh). – Vẽ và chú thích đuợc sơ đồ cấu tạo tế bào với ba thành phần: màng sinh chất, tế bào chất và nhân. – Phân biệt đuợc tế bào thực vật, tế bào động vật một cách sơ lược. – Quan sát đuợc tế bào duới kính hiển vi (ví dụ tế bào vảy hành). – Hình thành kĩ năng ghi vở thực hành khi quan sát và thảo luận về “tế bào”. 2. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Giáo viên cũng có thể điều chỉnh nội dung hoạt động khởi động như sau: Em hãy quan sát hình 5.1 và cho biết đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên ngôi nhà (a), củ hành (b) và quả bưởi (c) là gì? – Đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên ngôi nhà là: – Đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên củ hành là: – Đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên quả bưởi là: – Đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên ngôi nhà là: – Đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên củ hành là: – Đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên quả bưởi là: Giáo viên hướng dẫn các em so sánh theo từng cặp (ngôi nhà – bức tường – viên gạch; củ hành – vảy hành – ô nhỏ trên biểu bì hành; quả bưởi – múi bưởi – tép bưởi), thảo luận để nêu bật được vai trò của từng viên gạch xây nên ngôi nhà, từng ô nhỏ củ hành “xây nên” củ hành, từng tép bưởi “xây nên” múi bưởi và quả bưởi: là đơn vị cơ bản (đơn vị cấu trúc và chức năng). Cho các em suy nghĩ và đặt thêm các câu hỏi: (có thể lấy ví dụ các sinh vật sống: cây hành, con người ) – Liệu các sinh vật sống có đuợc “xây” nên theo nguyên tắc tương tự như vậy? Làm thế nào để chứng minh đuợc điều đó? – Hạt bưởi có phải là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên quả bưởi không? – B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Quan sát biểu bì vảy hành Từ dự đoán câu trả lời cuối phần A. Giáo viên có thể giới thiệu cho các em biết về lịch sử phát hiện ra tế bào của các nhà khoa học. Tuỳ vào điều kiện thiết bị, giáo viên có thể tổ chức trên lớp (cho các em quan sát tranh tế bào biểu bì hành) hoặc dưới phòng thực hành (cho các em quan sát trực tiếp trên kính hiển vi tiêu bản tế bào biểu bì vảy hành), yêu cầu các em vẽ lại hình quan sát thấy vào vở thực hành. Giáo viên chỉ cho các em thấy hình ảnh 1 tế bào và yêu cầu các em so sánh vai trò của tế bào vảy hành đối với cây hành và vai trò của viên gạch đối với ngôi nhà. Ngôi nhà
  2. Cây hành Viên gạch là đơn vị cơ bản Tế bào là đơn vị cơ bản . Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đọc thông tin và ghi tóm tắt vào vở – Cơ thể sinh vật (thực vật, động vật ) được cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị cơ bản (cấu trúc và chức năng) của sự sống. Có những cơ thể chỉ có một tế bào (vi khuẩn), có những cơ thể gồm nhiều tế bào tạo nên (cây bưởi, con người ). – Tế bào có kích thuớc rất nhỏ bé, đa số phải dùng kính hiển vi mới quan sát được. Tuy nhiên có những tế bào có thể quan sát được bằng mắt thường (tế bào tép bưởi ). 3. Quan sát hình và vẽ Giáo viên hướng dẫn các em tự quan sát hình 7.2 và 7.3 trong sách hướng dẫn học và vẽ lại vào vở. Sau khi vẽ xong, so sánh sự giống và khác nhau về thành phần cấu tạo của tế bào thực vật và tế bào động vật. – Giống nhau: + Màng tế bào + Tế bào chất + Nhân – Khác nhau: tế bào thực vật có thêm các thành phần: + Vách tế bào + Không bào lớn + Lục lạp (tế bào thịt lá) Giáo viên cũng có thể điều chỉnh nội dung phần hình thành kiến thức mới bằng cách đưa ra nội dung về tế bào và yêu cầu học sinh thực hiện lệnh: “Em hãy đọc thông tin sau và điền chú thích vào các bộ phận trong hình 7.2 và 7.3”. Mỗi một ô nhỏ trên biểu bì vảy hành hay tép bưởi trên múi bưởi là một tế bào. Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của sinh vật. Những sinh vật đơn bào như vi khuẩn, cơ thể chỉ gồm một tế bào. Các sinh vật đa bào cấu tạo từ nhiều tế bào; ví dụ cơ thể người gồm hàng tỉ (khoảng 1014) tế bào. Một tế bào gồm có các bộ phận cơ bản sau: – Nhân: là trung tâm điều khiển của tế bào, chứa vật chất di truyền (ADN) và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. – Tế bào chất: dạng thể lỏng, là nơi dự trữ và diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào. – Màng sinh chất: bao ngoài tế bào, có chức năng bảo vệ và trao đổi chất có chọn lọc cho tế bào. * Một số thành phần chỉ có ở tế bào thực vật: Vách tế bào: bao ngoài màng sinh chất ở tế bào thực vật, được cấu trúc từ xenlulozơ, có chức năng bảo vệ và tạo nên hình dạng xác định cho tế bào thực vật. Không bào lớn: chiếm hầu hết thể tích của tế bào chất, chứa đầy dịch bào. Lục lạp: có ở các tế bào thịt lá và thân của 1 số cây, chứa diệp lục (giúp cây thực hiện quá trình quang hợp). Lưu ý: Giáo viên cần chú ý cho học sinh ghi được những nội dung cốt lõi sau vào vở ghi bài – Tất cả sinh vật đều được cấu tạo nên từ tế bào. – Kính hiển vi quang học giúp ta quan sát được tế bào. – Tất cả tế bào đều được bao bọc bởi màng sinh chất (màng thấm chọn lọc). – Tế bào thực vật có thành tế bào. – Tế bào chất là dịch keo nhớt, chiết quang và thường xuyên – Tất cả tế bào thực vật đều có không bào lớn chứa đường và các chất khác, một số tế bào động vật có không bào nhỏ chứa thức ăn hoặc nước.
  3. – Thực vật có tế bào có lục lạp có khả năng quang hợp. C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Nhiều giáo viên nhầm lẫn hoạt động này cứ phải là làm tiêu bản và quan sát tế bào mà không biết rằng đây là hoạt động thực hành điều vừa khám phá ra ở hoạt động B (xem lại phần hướng dẫn từng hoạt động A, B, C, D, E trong mô hình dạy học mới). Giáo viên cho học sinh làm các bài tập trong sách Hướng dẫn học. Chú ý hình vẽ trong sách hướng dẫn học chưa chính xác ở ghi chú số 2 (thiếu đường kẻ đến màng tế bào động vật, và thừa đoạn kéo dài đến lục lạp). 2. Ðiền vào bảng chữ Ð (đúng) hoặc S (sai) Tất cả các sinh vật sống đều được cấu tạo nên từ tế bào.Đ Tế bào chỉ phát hiện thấy ở thân cây còn ở lá cây không có tế bào. S Phần lớn các tế bào có thể duợc quan sát thấy bằng mắt thuờng.S 2. Ðiền vào bảng chữ Ð (đúng) hoặc S (sai) Tất cả các sinh vật sống đều được cấu tạo nên từ tế bào.Đ Tế bào chỉ phát hiện thấy ở thân cây còn ở lá cây không có tế bào. S Phần lớn các tế bào có thể duợc quan sát thấy bằng mắt thuờng.S D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Lưu ý: qua tập huấn giáo viên dạy theo mô hình trường học mới tại Hà Nội và Đăk Lăk chúng tôi thấy có nhiều giáo viên chưa hiểu đúng về hoạt động vận dụng phân biệt với hoạt động luyện tập ở chỗ: đây là hoạt động trải nghiệm sáng tạo (tập nghiên cứu khoa học cho học sinh; tập cho học sinh thói quen khoa học từ những hoạt động khoa học đơn giản như quan sát tế bào). Giáo viên hướng dẫn các em về nhà thực hiện nội dung 1 cùng bố mẹ, người thân Giáo viên hướng dẫn các em làm tiêu bản biểu bì vảy hành, quan sát dưới kính hiển vi theo nhóm: Các bước tiến hành: (1) Lấy một vảy lá của một củ hành, kích thuớc 1cm x 1cm. (2) Nhỏ 1 giọt nuớc cất lên lam kính. (3) Dùng một kim mũi mác hay dao mỏng tuớc lớp biểu bì từ bề mặt trong của vảy lá củ hành. 4) Cắt lấy một mẩu nhỏ biểu bì hành. Ðể nó lên lam kính vào chỗ giọt nuớc cất. (5) Thêm một giọt nuớc cất và dậy lamen (lá kính mỏng) lên. Cố gắng không dể có quá nhiều bọt khí duới lamen. (6) Quan sát lớp biểu bì duới kính hiển vi. (7) Vẽ và chú thích hình em quan sát duợc. Tuỳ vào từng vùng miền và điều kiện nhà trường, ngoài mẫu vật là hành tây, giáo viên có thể gợi mở để học sinh chuẩn bị thêm các mẫu vật khác cho tiết thực hành: cà chua, lá của 1 số cây, tế bào niêm mạc miệng Chú ý: những nơi chưa có điều kiện sử dụng kính hiển vi để quan sát tế bào thì hướng dẫn học sinh dùng kính lúp, hoặc tự sáng tạo ra kính phóng đại để quan sát tế bào (cũng có những tế bào có kích thước lớn có thể quan sát được bằng mắt thường như tế bào tép bưởi, tế bào trứng gà ). E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Tuỳ vào điều kiện của từng vùng, giáo viên có thể hướng dẫn các em tìm thông tin trên mạng hoặc trên internet để trả lời các câu hỏi trong sách hướng dẫn học: a) Những sinh vật đuợc cấu tạo nên chỉ từ một tế bào: vi khuẩn, trùng giầy
  4. b) Tế bào lớn nhất trong cơ thể nguời: tế bào trứng c) Tế bào lớn nhất mà em biết: tế bào tép bưởi Làm một số bài tập trắc nghiệm, tự luận: 1. Tế bào: A. là đơn vị xây dựng nên thân nguời, không phải là đơn vị cấu tạo nên phần đầu. B. đều có kích thuớc nhỏ, luôn phải dùng kính hiển vi mới quan sát thấy. C. có các thành phần chủ yếu là màng sinh chất, tế bào chất và nhân. D. quá bé nên chỉ chứa tế bào chất, không thể chứa nhân ở bên trong. 2. Hình vẽ sau cho thấy một kiểu tế bào: a) Chú thích A– màng sinh chất; B–tế bào chất; C–nhân b) Là tế bào động vật (ví dụ tế bào gan), vì không có thành tế bào, có không bào nhỏ. 3. Ðiền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau (chọn trong số các từ: đơn vị; tế bào; mô; đơn bào): Các sinh vật sống trên Trái Ðất như cây cối, con nguời, các động vật đều đuợc cấu tạo từ nhiều tế bào, gọi là sinh vật đa bào. Các sinh vật nhỏ, nhu vi khuẩn, chỉ đuợc cấu tạo từ một tế bào, gọi là sinh vật đơn bào Tế bào chính là đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống. 4. Chú thích cho hình: 1. Vách tế bào; 2. Màng sinh chất; 3. Chất tế bào; 4. Nhân; 5. Không bào; 6. Lục lạp