Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2005-2006 - Phòng GD & ĐT Đức Phổ (Có đáp án)

doc 8 trang sangkien 8260
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2005-2006 - Phòng GD & ĐT Đức Phổ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2005-2006 - Phòng GD & ĐT Đức Phổ (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo Dục KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN Đức Phổ Môn : Hóa học . Năm học 2005-2006. Thời gian : 150 phút ( không kể thời gian giao đề ) I/ Phần câu hỏi trắc nghiệm (5,0điểm). Thí sinh chỉ chọn trong mỗi câu 1 ý đúng rồi ghi vào tờ giấy thi . Câu 1: Trong những nhận xét về nguyên tố hóa học, nhận xét nào sau đây đúng. Nguyên tố hóa học là : a) Nguyên tử cùng loại; b) Phần tử cấu tạo nên vật chất; c) Yếu tố cơ bản cấu tạo nên nguyên tử; d) Những nguyên tử cùng loại, có cùng số prôtôn trong hạt nhân. Câu 2 : Để tạo thành phân tử của một hợp chất thì tối thiểu cần phải có bao nhiêu loại nguyên tử ? a) Hai loại nguyên tử; b) Ba loại nguyên tử; c) Một loại nguyên tử; d) cả a, b, c đều đúng. Câu 3 : Nguyên tử Cacbon có khối lượng bằng 1,9926 x 10-23gam. Biết nguyên tử khối của Na là 23, nguyên tử khối của Cacbon là 12. Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử Na là : a) 3,81915 x 10-23; b) 3,81915 x 10-22; c) 3,81915 x 10-21; d) cả a, b, c đều sai. Câu 4 : Nguyên tử có khả năng tạo liên kết với nhau nhờ : a) Prôtôn; b) Nơ tron; c) Electron; d) Cả a, b, c đều sai. Câu 5 : Có một chất lỏng không màu không mùi đựng trong 1 ống nghiệm. Nhúng ống nghiệm này vào cốc thủy tinh đựng nước sôi, nhận thấy chất lỏng sôi ngay. Dự đoán nào về nhiệt độ sôi của chất lỏng là đúng nhất ? a) Dưới 00C; b) Giữa 00C và nhiệt độ phòng c) Giữa nhiệt độ phòng và 1000C; d) 1000C. Câu 6 : Chọn từ thích hợp để điền vào ô trống : "Nguyên tử là hạt , vì số electron có trong nguyên tử đúng bằng số prôtôn trong hạt nhân. a) vô cùng nhỏ; b) tạo ra chất; c) trung hòa về điện; d) không chia nhỏ được. Câu 7 : Các công thức hóa học sau, công thức hóa học nào là của hợp chất ? (1) CH4, K2SO4, Cl2, O3, NH3; (2) O2, CO2, CaO, N2, H2O2; (3) H2O, H2O2, CuSO4; (4) Br2, HBr, CO, Hg, N; (5) PbO, HI, HNO3, Cr2O3, NO. a) (1), (3), (5); b) (3), (5); c) (2), (4), (5); d) (1), (4). Câu 8 : Cho biết công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với O và hợp chất của nguyên tố Y với H là (X;Y là những nguyên tố nào đó) :XO, YH3 . Công thức đúng của hợp chất XY là : a) X2Y3; b) XY; c) X3Y4; d) X3Y2. Câu 9 : Phân tích một khối lượng hợp chất M, người ta nhận thấy thành phần khối lượng của nó có 50% là Lưu huỳnh và 50% là Oxi. Công thức của hợp chất M có thể là : a) SO2; b) SO3; c) SO4; d) S2O3. Câu 10: Quặng nào giàu sắt nhất ?
  2. a) Hêmatit chúa 60% Fe2O3; b) Hêmatit nâu chứa 62% Fe2O3.H2O; c) Xiderit chứa 50% FeCO3; d) Manhetit chứa 69,6% Fe3O4. Câu 11: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng Oxi hóa khử ? to a) CuO + H2 Cu + H2O; b) CaO + CO2 CaCO3; to to c) 2FeO + C 2Fe + CO2 ; d) Fe2O3 + 2Al 2Fe + Al2O3 Câu 12 : Những Oxit sau : SO2, CO2, CO, CaO, MgO, Na2O, Al2O3, N2O5, K2O. Những Oxit nào vừa tác dụng được với nước, vừa tác dụng được với Axit hoặc vừa tác dụng được với nước, vừa tác dụng được với kiềm. a) SO2, CO, CO2, CaO, Na2O; b) CaO, Al2O3, MgO, CO, K2O; c) SO2, CO2, N2O5, Na2O, CaO, K2O; d) Na2O, CaO, Al2O3, MgO, SO2, CO2. Câu 13 : Trong phòng thí nghiệm kim loại kẽm và Magie, dung dịch Axit sunfuric loãng và Axit Clohiđric. Muốn điều chế được 1,12 lít khí hiđrô (đktc) phải dùng kim loại nào, axit nào để chỉ cần một khối lượng nhỏ nhất ? a) Mg và H2SO4; b) Zn và H2SO4; c) Zn và HCl; d) Mg và HCl. Câu 14 : Đồng (II)sunfat tan vào nước tạo thành dung dịch có màu xanh lơ. Màu xanh càng đậm nếu nồng độ dung dịch càng cao. Có 4 dung dịch được pha chế như sau (thể tích dung dịch coi bằng thể tích nước) - Dung dịch I : 100ml H2O và 2,4g CuSO4. - Dung dịch II : 300ml H2O và 6,4g CuSO4. - Dung dịch III : 400ml H2O và 8,0g CuSO4. - Dung dịch IV : 200ml H2O và 3,2g CuSO4. Hỏi dung dịch nào có màu xanh đậm nhất : a) (I); b) (II); c) (III); d) (IV). Câu 15. Hóa chất để tách bỏ CO2 ra khỏi hỗn hợp gồm CO2 và N2 là a)Dung dịch Ca(OH)2 ; b)H2SO4 đặc ; c)CuSO4 khan ; d) Tất cả a, b, c đều . Câu 16. Cùng 1 lượng Al và Zn nếu phản ứng hết với HCl thì a) Al giải phóng Hiđro nhiều hơn Zn ; b) Zn giải phóng Hiđro nhiều hơn AL ; c) Al và Zn giải phóng cùng một lượng H2 ; d) Lượng H2 do Al sinh ra gấp đôi do Zn sinh ra. Câu 17. Khi cho kim loại Na tác dụng với dung dịch FeCl3 thì sản phẩm cuối cùng tạo thành a ) NaOH + H2 ; b) Fe(OH)3  + NaCl; c ) NaCl + Fe(OH)3  + H2  ; d) Tất cả a,b,c đều đúng. Câu 18. Nhận định chuỗi phản ứng sau : +O2 +HCl +NaOH Mg A B C C là : a) MgSO4 . b) MgO c) Mg(OH)2 ; d) H2 . Câu 19. Dùng thuốc thử nào để nhận biết các chất chứa trong các ống nghiệm bị mất nhãn sau : H2SO4 ; NaOH ; NaCl ; NaNO3 . a) Dùng quì tím và dung dịch BaCl2. b) Dùng phenolphtalein không màu và AgNO3. c) Dùng quì tím và AgNO3. d) Tất cả đều đúng.
  3. Câu 20 : Cho sơ đồ phản ứng : FexOy + HCl FeCl2y/x + H2O. Hãy cho biết trong số các phương trình hóa học sau phương trình nào đúng ?. a) FexOy + 2yHCl x FeCl2y/x + yH2O. b) FexOy + HCl x FeCl2y/x + yH2O. c) FexOy + yHCl x FeCl2y/x + yH2O. d) Tất cả a, b, c đều sai. II/ PHẦN TỰ LUẬN (14,0điểm) Câu 1: (1,25điểm) Trong những chất sau, những chất nào được dùng để điều chế khí Oxi. Viết phương trình phản ứng và nêu điều kiện phản ứng : CuSO4, KClO3, CaCO3, KMnO4, H2O, K2SO4, HgO. Câu 2: (2,0điểm). Hoàn thành 4 phương trình phản ứng có dạng sau : BaCl2 + ? NaCl + ? . Câu 3 :( 2,5điểm) X là một muối vô cơ thường dùng trong phòng thí nghiệm. Nung nóng được hai khí Y và Z, trong đó khí Y không màu, không mùi, không cháy, còn Z là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố hiđrô và Oxi. Xác định công thức hóa học của X và viết phương trình phản ứng nhiệt phân. Câu 4:(1,25điểm). Trong mỗi trường hợp sau đây, chỉ được dùng thêm một hóa chất (viết phương trình phản ứng) a) Tinh chế Al có lẫn Zn. b) Phân biệt Fe3O4 và Fe2O3. Câu 5 :(1,5điểm). Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng giải thích khi cho từ từ Canxi vào : a) Dung dịch NaOH. b) Dung dịch MgCl2. Câu 6 :( 5,5điểm) Hòa tan hoàn toàn 24g hỗn hợp Al và Mg bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ. Thêm một lượng NaOH dư vào dung dịch, sau phản ứng thấy xuất hiện một lượng kết tủa. Lọc lấy kết tủa rửa sạch rồi nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 4g một chất rắn. Xác định % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp và thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng, biết kết tủa Al(OH)3 tan được trong dung dịch NaOH dư theo phản ứng : Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O. (thí sinh sẽ được thưởng 1 điểm nếu chữ viết đẹp và không sai chính tả) Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
  4. Đáp án môn Hóa 9. Phần trắc nghiệm :(5,0điểm) 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. d a a c c c b d a d 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. b c d a a a c c c a Phần tự luận : Câu 1 ( 1,25 điểm) - Những chất điều chế được Oxi là : KClO3 ; KMnO4 , HgO ; H2O. Pt : 0, t MnO2 - KClO3 2KCl + 3O2 t0 - 2KMnO4 K2MnO4 + O2 + MnO2 . t0 - 2HgO 2Hg + O2 t0 -2H2O 2H2 + O2. (Mỗi ý đúng được 0,25điểm) Câu 2 : ( 2,0điểm) Các phản ứng : - BaCl2 + Na2CO3 2NaCl + BaCO3  -BaCl2 + Na2SO4 2NaCl + BaSO4  -BaCl2 + Na2SO3 2NaCl + BaSO3  -BaCl2 + 2Na3PO4 2NaCl + Ba3(PO4)2  ( Mỗi ý đúng 0,5điểm) Câu 3 ( 2,5 điểm) - Khí Y không màu, không mùi, không cháy nên là CO2 hoắc N2 . - Z là hợp chất tạo bởi hiđro và Oxi, đồng thời là sản phẩm của phản ứng nhiệt phân nên chỉ có thể là H2O. - Nhưng Y không thể là CO2 vì không có muối nào nhiệt phân chỉ tạo ra CO2 và hơi nước. - Vậy Y chỉ có thể là N2 do đó X là NH4NO2. - Phương trình : NH4NO2 N2 + 2H2O. ( Mỗi ý đúng 0,5điểm) Câu 4 : ( 1,25 điểm) a. - Hòa tan hỗn hợp vào dung dịch HNO3 đặc, nguội, dư . Chỉ có Zn bị hòa ta còn lại là Al. - Pt : Zn + 4HNO3đặc,nguội 9Zn(NO3)2 + 2NO2 + H2O b. Dùng HNO3 để phân biệt : - 3Fe3O4 + 28HNO3 9 Fe(NO3)3 + NO + 14H2O. - NO + O2 (KK) NO2  (màu nâu ) - nhưng Fe2O3 + 6HNO3 2Fe(NO3)3 + 3H2O . ( Mỗi ý đúng 0,25điểm) Câu 5 (1,5điểm). a.
  5. -Khi cho Ca và dd NaOH thì có bọt khí thoát ra do Ca tác dụng với H2O . - Ca + H2O Ca(OH)2 + H2 (1) - Khi Ca(OH)2 loãng là nước vôi trong . - Khi cho Ca và nhiều, nồng độ Ca(OH)2 tăng lên, mà Ca(OH)2 ít tan, tạo kết tủa trắng . b. - Trước hết Ca tác dụng với nước cho khí H2 thoát ra theo phản ứng (1). - Sau đó tạo kết tủa tắng vì : MgCl2 + Ca(OH)2 Mg(OH)2 + CaCl2 (kết tủa trắng) ( Mỗi ý đúng 0,25điểm) Câu 6 (5,5điểm) Gọi a, b lần lượt là số mol Al, Mg đã dùng ta có các phương trình phản ứng : 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 a 3a a Mg + 2HCl MgCl2 + H2 b 2b b AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3  + 3NaCl a a MgCl2 + 2NaOH Mg(OH)2 + 2NaCl b b Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O a Mg(OH)2 MgO + H2O 27a + 24b = 24 b= 4/40 = 0,1 a= 0,8 % Al = 27 . 8 . 100 / 24 = 90% % Mg = 100-90 = 10 Số mol HCl đã dùng : 3a + 2b = 2,6 Thể tích dung dịch HCl đã dùng 2,6/2 = 1,3 lít. ( Mỗi ý đúng 0,5điểm)
  6. Phòng Giáo Dục KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆN Đức Phổ Môn : Hóa học . Năm học 2005-2006. Thời gian : 150 phút ( không kể thời gian giao đề ) I/ Phần câu hỏi trắc nghiệm (5,0điểm). Thí sinh chỉ chọn trong mỗi câu 1 ý đúng rồi ghi vào tờ giấy thi . Câu1: Hình dạng của nguyên tử được biểu diễn như thế nào ? a) Hình bầu dục; b) Hình vuông; c) Hình cầu; d) Cả a, b, c sai. Câu2: Đơn chất Oxi và nguyên tử Oxi có tính chất như thế nào ? a) Giống nhau; b) Khác nhau; c) câu a, b đúng; d) Câu a, b sai. Câu3: Số nguyên tố tạo nên phân tử hợp chất là bao nhiêu ? a) 1 ; b) 2 ; c) Nhiều hơn 1 ; d) 2 hoặc 3. Câu4: Phân tử khí Lưu huỳnh tri Oxit tạo bởi 1 nguyên tử S và 3 nguyên tử O xác định số nguyên tố có mặt : a) 1 ; b) 2 ; c) 3 ; d) 4. Câu5: Nước đường là gì ? a) Tinh khiết; b) Hợp chất; c) Đơn chất; d) Hỗn hợp. Câu6: Để biết một chất là đơn chất hay hợp chất ta dựa vào đâu ? a) Công thức hóa học; b) Thể (rắn, lỏng, khí) c) Màu sắc ; d) Mùi, vị. Câu7: Cho biết loại biến đổi xảy ra khi trộn chung xăng và dầu hỏa. a) Biến đổi hóa học; b) Có biến đổi hóa học và biến đổi vật lý. c) Biến đổi vật lý; d) Không có biến đổi gì. Câu8: Mỗi công thức hóa học cho ta biết điều gì ? a) Nguyên tố tạo ra chất; b) Số nguyên tử của mỗi nguyên tố; c) Phân tử khối; d) Cả a, b, c đúng. Câu9: Phương trình hóa học là tập hợp các kí hiệu và công thức dùng để diễn tả gì ? a) Một phản ứng hóa học; b) Một biến đổi về chất c) Sự thay đổi trạng thái của các chất; d) Cả a, b, c đúng Câu10: Hóa trị của một nguyên tố có tính chất : a) Nhất định và không đổi; b) Thay đổi tùy phân tử b) Thay đổi theo điều kiện thí nghiệm; d) Thay đổi theo loại phản ứng. Câu11: Cho biết hóa trị của Sắt (Fe). a) 1 ; b) 2 ; c) 3 ; d) Cả b, c đúng. Câu12: Cho Axit H3PO4. Viết công thức hợp chất tạo thành giữa Ca và PO4. a) Ca2PO4 ; b) CaPO4 ; c) Ca3(PO4)2 ; d) Ca2(PO4)3. Câu13: Khối lượng thật của 1 nguyên tử C là : 19,92 .10-24g. Vậy 1 đơn vị Cacbon nặng là : a) 12g ; b) 1,66 . 10-24g; c) 12 đvc ; d) 6 . 1023g . Câu14: Nguyên tử khối của một nguyên tử Oxi là 16đvc . Vậy khối lượng bằng gam 1 nguyên tử Oxi là bao nhiêu ? a) 16g ; b) 32g ; c) 26,56 .10-24g; d) 1,66 . 10-24g. 1 Câu15: Biết nguyên tố X có nguyên tử khối bằng nguyên tử khối S. X là nguyên tố 2 nào ?