Đề tài Tác động của việc học sinh Tiểu học hỗ trợ lẫn nhau trong lớp học đối với hành vi thực hiện nhiệm vụ môn Toán

doc 13 trang sangkien 10600
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Tác động của việc học sinh Tiểu học hỗ trợ lẫn nhau trong lớp học đối với hành vi thực hiện nhiệm vụ môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tai_tac_dong_cua_viec_hoc_sinh_tieu_hoc_ho_tro_lan_nhau_t.doc

Nội dung text: Đề tài Tác động của việc học sinh Tiểu học hỗ trợ lẫn nhau trong lớp học đối với hành vi thực hiện nhiệm vụ môn Toán

  1. Phòng giáo dục huyện tiên lãng Trường tiểu học Tiên thanh Báo cáo : Đề tài “tác động của việc học sinh tiểu học hỗ trợ lẫn nhau trong lớp học đối với hành vi thực hiện nhiệm vụ môn toán”  Nhóm tác giả: Hoàng thị ngàn Nguyễn thị miền Nguyễn thị liên Đoàn Thị Luyến năm học: 2011 - 2012 1
  2. I. Tóm tắt Như chúng ta đã biết, học sinh Tiểu học tính tích cực tự giác trong học tập chưa cao. Phần lớn các em chỉ thực hiện nhiệm vụ khi có sự giám sát chặt chẽ của giáo viên. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc hỗ trợ lẫn nhau là một cách làm hiệu quả giúp học sinh tự giác tích cực tham gia và thực hiện nhiệm vụ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của việc học sinh Tiểu học hỗ trợ lẫn nhau trong lớp học đối với hành vi thực hiện nhiệm vụ môn Toán. Nghiên cứu sẽ được thực hiện trên hai lớp 4A và lớp 4B tại trường Tiểu học Tiên Thanh. Học sinh được phân tích thành từng cặp, cùng ngồi một bàn theo khả năng và tính cách của các em. Học sinh có năng lực cao hơn sẽ trở thành người hỗ trợ cho học sinh có khả năng yếu hơn. Giáo viên hướng dẫn nhiệm vụ của học sinh hỗ trợ trước khi tác động. Dữ liệu được thu thập từ các bộ câu hỏi trước và sau bài học, nội dung nhật kí của giáo viên sau mỗi bài học cũng như kết quả quan sát giờ học về hành vi của học sinh. Qua phân tích dữ liệu chúng tôi nhận thấy việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau giúp thúc đẩy hành vi thực hiện nhiệm vụ của học sinh trong các giờ học môn Toán, qua đó giúp làm tăng kết quả học tập của học sinh. Chúng tôi hi vọng thông qua kết quả của việc nghiên cứu này có thể khẳng định thêm hoạt động hỗ trợ lẫn nhau của học sinh không chỉ có ảnh hưởng tích cực đối với hành vi thực hiện nhiệm vụ, mà còn tạo cơ hội cho những em học sinh có năng lực cao phát triển kĩ năng trao đổi thông tin Toán học. 2
  3. II. Giới thiệu 1. Thông tin cơ sở: Quan sát quá trình học tập của học sinh trong lớp chúng tôi nhận thấy: - Lớp học thường bao gồm những học sinh có khả năng học tập khác nhau, giáo viên không thể hỗ trợ mọi học sinh cùng một lúc. Mặt khác hầu hết học sinh rất phụ thuộc vào giáo viên. Nếu các em không được giáo viên quan tâm, chú ý thì các em thường từ bỏ nhiệm vụ, không cố gắng giải quyết vấn đề, học sinh tỏ ra chán nản mệt mỏi, thiếu tập trung, không tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, thậm chí có em làm việc riêng, ngủ gật trong lớp. Do đó các em thường đạt kết quả thấp trong các bài kiểm tra và các kì thi, cuối cùng là mất đi hứng thú đối với môn học. 2. Giải pháp thay thế: Chúng tôi đã nghiên cứu để tìm ra các cách hứng thú, thu hút học sinh tham gia và chịu trách nhiệm cho việc học tập của chính mình, bắt đầu bằng việc liệt kê các cách làm có thể cải thiện được hành vi thực hiện nhiệm vụ của học sinh. Chúng tôi quyết định cùng lựa chọn hoạt động “ Học sinh hỗ trợ lẫn nhau trong lớp học môn Toán” để nghiên cứu. Theo một số nhà nghiên cứu, đối với hoạt động học sinh hỗ trợ lẫn nhau trong lớp học, mỗi học sinh được phân theo cặp với một bạn khác. Trong giờ học những em có khả năng học tập tốt hơn sẽ đóng vai người hỗ trợ và đưa ra phản hồi trong thời điểm thích hợp. Hoạt động học sinh hỗ trợ lẫn nhau là cách làm cho tất cả học sinh để nhận được hỗ trợ bạn- giúp bạn và có đủ thời gian học tập và thực hành. 3
  4. 3. Vấn đề nghiên cứu: Trong nghiên cứu này chúng tôi tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau đây: - Hỗ trợ lẫn nhau có ích lợi như thế nào trong việc đảm bảo học sinh thực hiện nhiệm vụ trong các giờ học môn Toán, góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh? - Bằng cách nào để học sinh hỗ trợ lẫn nhau, góp phần đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trong giờ học môn Toán nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh? 4. Giả thuyết nghiên cứu: Việc hỗ trợ lẫn nhau trong lớp học là một hoạt động hữu ích đảm bảo cho học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ trong các giờ học môn Toán, góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh. III. Phương pháp 1. Khách thể nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên đối tượng học sinh trên cả hai lớp: Sĩ số học sinh lớp 4A là 30 em, sĩ số học sinh lớp 4B là 30 em. Các em đều thuộc các đối tượng: Giỏi , khá, trung bình, yếu. Chúng tôi đã giảng dạy ở lớp được 2 tháng nên đã hiểu rõ khả năng và tính cách của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. 2. Thiết kế nghiên cứu: Chúng tôi chọn dạng thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm duy nhất. Chúng tôi tiến hành khảo sát trước tác động và sau tác 4
  5. động qua bảng phiếu hỏi về hành vi của học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ trong học tập môn Toán đối với tất cả học sinh của lớp 4A, lớp 4B. 3. Qui trình nghiên cứu: Sau khi giảng dạy và chủ nhiệm được 2 tháng giáo viên giới thiệu về cách học sinh hỗ trợ lẫn nhau trong lớp. Giáo viên căn cứ vào khả năng và tính cách của học sinh rồi phân thành các cặp ngồi cùng một bàn tránh trường hợp khả năng của 2 học sinh cùng cặp quá chênh nhau. Giáo viên giới thiệu về hoạt động của người hỗ trợ và người nhận hỗ trợ. Giáo viên khảo sát trước tác động nhằm thu nhập thông tin về nhận thức và hành vi của học sinh trong giờ học môn Toán. Sau đó giáo viên thực hiện 8 đến 10 giờ học, các hoạt động hướng dẫn cho học sinh hỗ trợ và học sinh được nhận hỗ trợ làm việc cùng nhau trong các giờ học đó. Sau mỗi bài học, giáo viên ghi lại quan sát của mình và nhìn lại quá trình để cải thiện cho bài dạy tiếp theo. Học sinh dược khuyến khích trả lời các câu hỏi về sự hỗ trợ và nhận hỗ trợ. Sau đó tiến hành khảo sát sau tác động để tìm hiểu nhận thức của học sinh về những thay đổ hành vi của bản thân trong các giờ học môn Toán. IV. Đo lường và thu thập dữ liệu: Chúng tôi tiến hành đo hành vi của học sinh bằng một hệ thống câu hỏi và so sánh kết quả trước và sau tác động bằng tỉ lệ %( số học sinh lựa chọn câu trả lời : Đồng ý) để xác định sự tác động của học sinh 1. Khảo sát trước và sau tác động. 5
  6. Bảng 1: Tự nhận thức về hành vi thực hiện nhiệm vụ: Trong giờ học Toán Trước tác động Sau tác động 66,6 % 79,9 % Em cố gắng hết sức 59,9% 73,2 % Em luôn chăm chú 50 % 93,4 % Em trong lơ mơ hoặc ngủ gật 46,7 % 83,1 % Em không làm việc riêng 2. Học sinh trả lời các câu hỏi về sự hỗ trợ và nhận hỗ trợ. Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì khi thực hiện việc hỗ trợ lẫn nhau trong học tập? Trả lời: “ Với sự hỗ trợ của bạn việc học của em đã tiến bộ. Các em không còn nói chuyện riêng nữa?” “ Em học tập tốt hơn khi được bạn hỗ trợ?” “ Em rất vui khi đã hỗ trợ được bạn, giúp bạn có kết quả học tập tốt hơn.” “ Ban đầu em còn hơi ngại với bạn nhưng dần dần em đã tự tin vì học ở bạn rất nhiều”. “ Chúng em có thể cùng nhau suy nghĩ.” “ Em tự tin hơn khi được bạn hỗ trợ.” 6
  7. V. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả: Qua bảng 1 cho thấy kết quả tác động được thể hiện rõ ở số phần trăm của câu trả lời của học sinh. Trước tác động số phần trăm thấp hơn so với sau tác động. Như vậy có thể kết luận tác động đã có kết quả và khẳng định giả thuyết đưa ra là đúng. Học sinh nhận thấy hoạt động hỗ trợ lẫn nhau là một cách làm hiệu quả đảm bảo cho các em tham gia tích cực và thực hiện nhiệm vụ trong các giờ học môn Toán. Sau khi thực hiện hoạt động hỗ trợ lẫn nhau nhiều học sinh cho biết các em đã chú tâm hơn trong các giờ Toán và không còn ngủ gật hay lơ mơ nữa. Nhiều em cảm thấy tự tin hơn khi nhận được sự hỗ trợ của bạn, có điều gì chưa hiểu các em hỏi bạn dễ hơn( vì thường không dám hỏi giáo viên) . các em hoàn toàn bị cuốn hút vào nhiệm vụ được giao nên không còn làm việc riêng hay nhìn ra ngoài nữa. Phân tích các câu trả lời của học sinh sau mỗi bài học càng khẳng định việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau có thể mang lại tác động tích cực đối với hành vi thực hiện nhiệm vụ trong giờ học Toán. Những học sinh nhận được sự hỗ trợ của bạn đều nhận thấy nhớ có sự hỗ trợ của bạn, các em đã tập trung hơn trong giờ học và kết quả học tập tiến bộ hơn. các em không còn phải chờ sự hỗ trợ của giáo viên nữa. các em đã mạnh dạn tự tin hơn khi được trao đổi những điều mình chưa hiểu với bạn , chứ không phải là cô giáo. Các học sinh hỗ trợ thì chia sẻ rằng: các em rất thích được hỗ trợ bạn và rất vui vì mình đã góp phần vào kết quả học tập tiến bộ của bạn. *. Nội dung nhìn lại quá trình của giáo viên: 7
  8. Qua quá trình tiến hành áp dụng việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau, giáo viên gặp phải một số vấn đề phát sinh. Có một số học sinh cảm thấy không thoải mái với bạn cùng cặp nên giáo viên cần phải sắp xếp lại. Có đôi lúc học sinh còn nói chuyện riêng trong khi thực hiện nhiệm vụ, khiến cho lớp học khá ồn ào. Giáo viên khuyến khích học sinh tạo cơ hội cho bạn thực hiện vai trò của mình, đồng thời phản hồi tới giáo viên những điều không hài lòng về việc làm của bạn. Sau một thời gian, giáo viên quan sát thấy mặc dù lớp học vẫn ồn ào nhưng việc nói chuyện riêng đã giảm đi, học sinh thảo luận nhiều hơn về nhiệm vụ học tập và còn tạo sự thi đua với cặp khác. Các em chủ động yêu cầu giúp đỡ khi không chắc chắn. Đôi khi khoảng cách giữa học sinh hỗ trợ và học sinh nhận hỗ trợ được thu hẹp khi có sự hoán đổi vai trò, phụ thuộc vào việc ai gặp khó khăn. Tóm lại: Các kết quả trong nghiên cứu cho thấy việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau là một hoạt động hữu ích, đảm bảo cho học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ trong các giờ học Toán. Học sinh được phân cặp với một học sinh khác để cùng học tập và có thể tìm kiếm hỗ trợ và phản hồi tức thời một cách dễ dàng từ bạn mình. Học sinh hỗ trợ thực hiện nghiêm túc vai trò của mình cũng cố gắng chú ý hơn trong giờ học để sẵn sàng hỗ trợ bạn mình. Chúng tôi đã quan sát thấy hầu hết học sinh thích được tạo cơ hội liên kết và hợp tác với nhau. Hành vi trong lớp học của các em được cải thiện, các em trở thành những người học tập độc lập hơn . Việc phân tích kết quả một số bài kiểm tra môn Toán trước tác động và sau tác động cũng chỉ ra rằng, một số học sinh đã nhận hỗ trợ đạt điểm cao hơn nhất là những học sinh yếu. Tuy nhiên chúng tôi cảm thấy chưa 8
  9. đầy đủ nếu chỉ đưa ra lí do cho sự cải thiện này là do tác động của hoạt động hỗ trợ lẫn nhau. Khi thực hiện hoạt động này, giáo viên cũng nhận thức tốt hơn nhu cầu áp dụng phù hợp mô hình hỗ trợ đó là hướng dẫn học sinh tự tìm ra câu trả lời bằng cách đặt câu hỏi thay vì đưa ra đáp án quá vội vàng. Do đó học sinh học cách thảo luận với nhau và suy nghĩ kĩ hơn trong chỉ tìm đến câu trả lời của giáo viên. VI. Kết luận và khuyến nghị Nghiên cứu của chúng tôi là bước đầu trong việc khám phá các hoạt động dạy học mang lại sự cải thiện trong hành vi thực hiện nhiệm vụ dạy học trong lớp học. chúng tôi đã áp dụng chu trình nghiên cứu “ Nhìn lại quá trình, lập kế hoạch, thực hiện tác động, quan sát” trong nghiên cứu khoa học Sư phạm ứng dụng vào nghiên cứu này. Việc thu thập dữ liệu tập trung chủ yếu vào việc học sinh chấp nhận hỗ trợ lẫn nhau trong giờ học Toán và những thay đổi hành vi của học sinh đối với việc học môn Toán. Hỗ trợ lẫn nhau là một phương pháp thu hút sự tham gia của học sinh phù hợp với triết lí đổi mới giáo dục của chúng ta hiện nay đó là phát huy tính tích cực tự giác của học sinh. Những học sinh học tốt hơn có vai trò là học sinh hỗ trợ sẽ giải thích, đặt câu hỏi và đưa ra phản hồi tại thời điểm thích hợp. Học sinh nhận hỗ trợ được hưởng lợi nhờ được giải thích và khuyến khích đặt câu hỏi mà không sợ bị lúng túng trước lớp. Học sinh được tạo cơ hội để thảo luận về việc học và phối hợp, hợp tác với nhau. 9