Đề tài Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, thực trạng và giải pháp

pdf 11 trang honganh1 15/05/2023 7760
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_phan_luong_hoc_sinh_sau_tot_nghiep_thcs_tren_dia_ban.pdf

Nội dung text: Đề tài Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, thực trạng và giải pháp

  1. PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TỐT NGHIỆP THCS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Trương Minh Vũ - Giám đốc Nguồn nhân lực là một trong những thành tố quan trọng trong tiến trình phát triển của một địa phương, một quốc gia; trong đó cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động là vấn đề then chốt, quyết định đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy, từ nhiều năm nay việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS luôn là vấn đề được bàn luận, tranh luận được đưa vào nhiều nghị quyết với những giải pháp, kiến nghị mang tính khoa học cao. Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Quảng Trị với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc của các Sở ngành và địa phương, công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS vẫn còn không ít khó khăn, thách thức, chưa đạt được mục tiêu, nếu không có những giải pháp đột phá và thực hiện quyết liệt thì có thể thất bại. Phân luồng học sinh sau THCS là định hướng phân bổ tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS hướng đi vào các luồng để tiếp tục học tập theo các chương trình giáo dục khác nhau hoặc tham gia vào thị trường lao động, tùy thuộc vào năng lực, sở trường, nguyện vọng của bản thân học sinh và điều kiện thực tế, nhu cầu nhân lực của xã hội. Phân luồng học sinh sau THCS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội, nó góp phần cung ứng nguồn nhân lực với cơ cấu phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế, tạo cơ hội được học tập suốt đời cho mọi người, hướng tơí xây dựng xã hội học tập. Phân luồng sau THCS nhằm định hướng cho học sinh lựa chọn hướng đi: 1) Phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng, hoàn cảnh và đặc điểm tâm sinh lý của bản thân học sinh, tạo cơ hội cho họ tiếp tục học tập có hiệu quả; 2) Phù hợp với yêu cầu nhân lực của xã hội, của nền kinh tế; góp phần điều chỉnh cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo nhân lực, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu nhân lực, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế là một nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới giáo dục qua mọi thời kỳ; 3) Tạo điều kiện cho người học dễ dàng chuyển đổi giữa các chương trình giáo dục, học thường xuyên, học suốt đời, góp phần từng bước xây dựng xã hội học tập. Phân luồng học sinh sau THCS rất có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân và
  2. toàn xã hội. Vì vậy, vấn đề này đã được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng, Nhà nước, được ngành GD&ĐT và toàn xã hội quan tâm. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000 đã xác định GD&ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời; đa dạng hoá các loại hình GD&ĐT, tạo cơ hội cho mọi người có thể lựa chọn cách học phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của mình. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 là: “ bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời ; hoàn chỉnh và ổn định lâu dài hệ thống giáo dục quốc dân; chú trọng phân luồng đào tạo sau THCS; bảo đảm liên thông giữa các cấp đào tạo ” . Yêu cầu về tăng cường phân luồng học sinh sau THCS tiếp tục được đề cập tại Chỉ thị của Bộ Chính trị số 10-CT/TW về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học, THCS và xóa mù chữ cho người lớn. Đặc biệt, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 14/11/2013 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định mục tiêu: “ Bảo đảm cho học sinh có trình độ THCS có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS, THPT phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng ”. Chủ trương phân luồng mạnh sau THCS đã được cụ thể hóa trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 và các văn bản pháp quy. Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đã xác định học sinh tốt nghiệp THCS có thể học tiếp theo một trong các luồng sau: 1) Trung học phổ thông; 2) Giáo dục nghề nghiệp (trình độ Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác); 3) Giáo dục thường xuyên kết hợp với Giáo dục nghề nghiệp. Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được cụ thể hóa trong Kế hoạch 1967/KH-UBND của UBND tỉnh Quảng Trị ngày 08/5/2019 đã xác định mục tiêu đến năm 2020 ít nhất là 15% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ Sơ cấp, Trung cấp; đối với huyện Đakrông đạt ít nhất 8%; đến năm 2025, ít nhất
  3. 25% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ Sơ cấp, Trung cấp; đối với huyện Đakrông đạt ít nhất 15%. Thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” ban hành theo Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/5/2018; Chỉ thị số 24/CT- TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới; UBND tinh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch số 1967/KH-UBND ngày 08/5/2019, Kế hoạch số 3882/KH-UBND ngày 24/8/2020 theo đó các Sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành các kế hoạch, chương trình hành động của ngành, của địa phương một cách kịp thời, đồng bộ, đặc biệt Hội đồng nhân dân huyện Hải Lăng đã ban hành chính sách hỗ trợ học sinh sau tốt nghiệp THCS vừa học văn hóa vừa học Trung cấp nghề (Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 16/7/2020); hiện nay Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng Quy chế phối hợp công tác hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS. * Thực trạng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Tính đến tháng 3 năm 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 23 cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Gồm 03 trường Cao đẳng, 02 trường Trung cấp, 09 Trung tâm GDNN-GDTX, 03 doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề và 06 đơn vị khác, ngoài ra các Trung tâm GDNN-GDTX Đông Hà, GDNN-GDTX Hải Lăng, GDNN- GDTX Gio Linh, GDNN-GDTX Vĩnh Linh còn liên kết với trường Trung cấp số 9 Quảng Bình để đào tạo trình độ Trung cấp nghề cho học sinh GDTX. Các chương trình đào tạo linh hoạt và liên thông giữa các trình độ, giữa các ngành nghề, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người học; tuy nhiên sức hấp dẫn chưa cao dẫn đến công tác tuyển sinh gặp rất nhiều khó khăn; số lượng tuyển sinh hệ Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong các năm từ 2017 đến nay con số không mấy khả quan, thiếu ổn định, bình quân khoảng 795 học sinh trên năm, riêng năm 2020 chỉ tuyển sinh được 512 học sinh (Cao đẳng: 138 học sinh, Trung cấp 383 học sinh); Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 05/02/2021 của UBND tỉnh giao năm 2021 là 1500 học sinh trong đó đào tạo Cao đẳng 500 học sinh, Trung cấp 1000 học sinh. Như vậy số lượng tuyển sinh hằng năm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp rất nhỏ so với tiềm năng và quy mô đào tạo dẫn đến gây lãng phí về nguồn lực, cơ sở vật chất hiện có và chỉ tiêu năm 2021 lớn gấp 2 lần so với số lượng tuyển sinh bình quân các năm trước.
  4. Mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực nhưng từ thực tế cho thấy đa số học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp lên THPT, tỷ lệ học sinh vào học trung cấp, cao đẳng nghề và các Trung tâm GDNN-GDTX còn thấp; còn một tỷ lệ không nhỏ học sinh tốt nghiệp THCS tham gia thị trường lao động mà không qua đào tạo đã gây lãng phí nguồn nhân lực và ảnh hưởng đến cơ cấu lực lượng và năng suất lao động. Học sinh học tại Học sinh tham gia Số học sinh Học sinh vào lớp các cơ sở GDNN, thị trường lao tốt nghiệp TT Năm học 10 THPT các Trung tâm động không qua THCS năm GDNN-GDTX đào tạo học trước SL TL SL TL SL TL 1 2016-2017 9502 8480 89,24 240 2,53 782 8,23 2 2017-2018 9422 8401 89,16 303 3,22 718 7,62 3 2018-2019 10387 8856 85,26 554 5,33 977 9,41 4 2019-2020 10344 8911 86,15 557 5,38 876 8,46 5 2020-2021 10100 8877 87,89 478 4,73 730 7,23 Từ bảng số liệu trên ta thấy, tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp vào “luồng” giáo dục nghề nghiệp hằng năm có tăng nhưng không đáng kể, và thiếu ổn định; năm 2020, có 478 học sinh sau tốt nghiệp THCS học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó 290 học sinh học văn hóa kết hợp với Trung cấp nghề tại các Trung tâm GDNN-GDTX và 188 học sinh học tại các trường Trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, chiếm tỷ lệ 4,73% so với chỉ tiêu trong Kế hoạch 1967/KH-UBND đến năm 2020 là 15% tương ứng với 1515 học sinh. Tại huyện Đakrông, năm 2020 số học sinh sau tốt nghiệp THCS tham gia học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 18 học sinh chiếm tỷ lệ 3,75 học sinh so với chỉ tiêu trong kế hoạch là 8% tương ứng với 60 học sinh. Như vậy, chỉ tiêu phân luồng học sinh theo Kế hoạch 1967/KH-UBND đến năm 2020 chưa đạt yêu cầu đề ra. * Nguyên nhân dẫn đến chỉ tiêu phân luồng chưa đạt theo Kế hoạch - Tâm lý chạy theo bằng cấp còn nặng nề. Văn hóa “khoa bảng”, “bằng cấp” đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người dân; mọi phụ huynh học sinh đều mong muốn con, em mình vào học để có tấm bằng đại học, thậm chí muốn có bằng cấp cao hơn nữa; ngược lại không muốn con, em mình vào học các trường thuộc hệ thống GDNN. Văn hóa đó không dễ để một sớm một chiều có thể thay đổi.
  5. - Còn thiếu các cơ chế phối hợp, thiếu đồng bộ và chưa quyết liệt trong công tác quản lý nhà nước; công tác phân luồng nói chung và phân luồng học sinh sau THCS nói riêng là vấn đề hết sức phức tạp, không chỉ là nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, không chỉ là trách nhiệm điều tiết của UBND tỉnh, của các Sở ngành liên quan, mà còn là nhiệm vụ của các trường phổ thông, của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, của các doanh nghiệp - đơn vị sử dụng nhân lực và của cả học sinh, phụ huynh học sinh. - Việc triển khai chương trình giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh ở các trường THCS còn mang tính hình thức; trong lúc đó các Trung tâm GDNN-GDTX được giao nhiệm vụ này còn lúng túng về hình thức, nội dung tổ chức; đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo bài bản, thiếu thông tin; hoạt động tư vấn, phân luồng của các Trung tâm GDNN-GDTX còn thiếu sự ủng hộ, phối hợp của các trường THCS và các cấp quản lý giáo dục. - Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn hoạt động cầm chừng, chưa đổi mới về phương thức tuyển sinh, cơ chế chính sách cho người học còn trông chờ vào nguồn vốn của nhà nước, chưa đa dạng các hình thức và ngành nghề đào tạo để tạo sức hấp dẫn cho người học. Công tác quản lý, quản trị nhà trường, chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất, năng lực đội ngũ giáo viên những kỹ năng mới nảy sinh, đòi hỏi người lao động cần được đào tạo kịp thời và đáp ứng phù hợp nhu cầu phát triển. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong Cách mạng công nghiệp 4.0 thay đổi rất nhanh chóng trong khi trang thiết bị dạy nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu về chương trình đào tạo, đặc biệt chưa tương thích xu hướng đào tạo của quốc tế. Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ của các giảng viên, học viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp xu hướng phát triển khoa học công nghệ trong bối cảnh mới. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp; chưa xây dựng các hội đồng kỹ năng ngành với sự tham gia của doanh nghiệp trong việc hoạch định chính sách vĩ mô, dự báo lao động, việc làm, xác định các tiêu chuẩn ngành. Đồng thời, doanh nghiệp chưa tham gia sâu vào việc phát triển chương trình, thực tập, thực hành trong quá trình đào tạo và đào tạo gắn kết chặt chẽ với tạo việc làm - Chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp thấp, một tỷ lệ không nhỏ học sinh tốt nghiệp chưa đáp ứng với yêu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, chưa tự tạo việc làm dẫn đến thất nghiệp hoặc làm việc không đúng với ngành nghề đã được đào tạo.