Đề tài Đổi mới quản trị nhằm nâng cao năng lực hoạt động trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên

pdf 12 trang honganh1 15/05/2023 3860
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Đổi mới quản trị nhằm nâng cao năng lực hoạt động trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_doi_moi_quan_tri_nham_nang_cao_nang_luc_hoat_dong_tru.pdf

Nội dung text: Đề tài Đổi mới quản trị nhằm nâng cao năng lực hoạt động trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên

  1. ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN Trương Minh Vũ - Giám đốc Năm học 2019 - 2020 trở thành một mốc son của ngành giáo dục và đào tạo nói chung và lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên nói riêng khi luật giáo dục đã được quốc hội thông qua; là năm học chuẩn bị thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới theo nghị quyết 88/2014/QH13, ngày 28/11/2014 “về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”; với sự vào cuộc cả hệ thống chính trị các cấp, sự tham mưu tích cực của ngành Giáo dục và Đào tạo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đã ban hành Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 10/6/2019 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Là năm thứ 5 thực hiện luật Giáo dục nghề nghiệp với nhiều chính sách hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động và thực hiện Kế hoạch 1967/KH- UBND ngày 08/5/2019 của UBND tỉnh thực hiện Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giao dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025" trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Bên cạnh những cơ hội lớn về chính sách, các Trung tâm GDNN-GDTX cũng đứng trước những thách thức lớn đó là công tác tuyển sinh, nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng khóc liệt; với hệ thống giáo dục mở, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục thì việc chuyển từ công tác quản lý mang nặng tính hành chính sang quản trị trường học là một việc làm cần thiết và muốn thành công thì phải thường xuyên đổi mới công tác quản trị để tháo gở những rào cản để người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ giáo dục, đồng thời tạo cơ chế mời gọi các tổ chức cá nhân đầu tư cho giáo dục góp phần nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm GDNN-GDTX đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới. * Tổng quan về quản trị và quản trị giáo dục - Thuật ngữ quản trị được các nhà quản trị quốc tế định nghĩa a) Cách tiếp cận theo quan điểm của các nhà quản trị nền kinh tế kế hoạch tập trung thì quản trị là quá trình tác động hướng đích của chủ thể vào khách thể nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trên cơ sở các nguồn lực nhất định. (kênh quản trị một chiều từ trên xuống) 2
  2. b) Cách tiếp cận theo các nhà tư bản thì quản trị là quá trình làm việc với và làm việc thông qua người khác nhằm đạt mục tiêu của tổ chức trên cơ sở các nguồn lực nhất định. c) Các tiếp cận tiếp các nhà quản trị quan niệm quản trị là công việc mà các nhà quản lý phải làm như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá và điều chỉnh để thực hiện tốt một công việc nào đó. d) Theo Gallagher, quản trị là cấu trúc của các mối quan hệ nhằm mang đến sự kết dính, ủy nhiệm chính sách, kế hoạch và ra quyết định, chịu trách nhiệm trước nhà trường, xã hội và người học về sự tin cậy. e) Theo nhà quản trị quốc tế Bùi Phương Việt Anh thì quản trị được định nghĩa: Quản trị là nghệ thuật sắp đặt gắn với mục tiêu phát hiện vấn đề quản trị, giải quyết vấn đề quản trị và hoạch định chiến lược quản trị sao cho hiệu quả đạt giá trị cao nhất. Hoạt động quản trị gắn liền với hoạt động của nhà lãnh đạo và quản lý. Đối với quản trị giáo dục được định nghĩa: Quản trị giáo dục là tổ chức giáo dục là nghệ thuật quản trị tổ chức kinh tế khoa học nó bao gồm các hoạt động: Xác định vấn đề, hoạch định mục tiêu giáo dục gắn với kinh tế, nhiệm vụ lãnh đạo và công tác quản lý nhằm thực hiện thành công sứ mệnh và tầm nhìn mục tiêu đề ra. - Những bất cập của quản trị giáo dục tại Việt Nam a) Chưa có triết lý quản trị rõ ràng. Quản trị trên nền tảng tư duy hành chính hóa hoạt động quản lý làm triệt tiêu sáng tạo, hạn chế tính chủ động, gia trưởng, giáo điều, không phát huy được sức mạnh của tổ chức. b) Hệ thống giáo dục máy móc, rập khuôn, hình thức và quản lý kém. c) Không có tự chủ nhà trường, bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả, cơ chế lạc hậu, mô hình quản lý cứng nhắc và không hiệu quả trong tác nghiệp. d) Tư duy quản trị lạc hậu coi giáo dục là lĩnh vực tách biệt với hệ thống kinh tế và tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục dẫn đến bệnh thành tích, hình thức và coi trọng bằng cấp thay vì năng lực cho hội nhập của nguồn lực là con người. e) Các nhà quản trị giáo dục chỉ có chuyên môn không được trang bị năng lực quản trị tổ chức. 3
  3. f) Nhận thức về vai trò quản trị của các nhà quản lý kể cả cơ quan chủ quản vẫn còn nhận thức sai dẫn đến sự chồng chéo về vai trò và chức năng nhiệm vụ gây khó khăn và giảm hiệu suất làm việc. - Đối tượng quản trị Trong quản trị mối quan hệ đan xen của chủ thể, chủ sở hữu và đối tượng quản trị cần được làm rõ vì nó sẽ quyết định và quy mô hoạt động quản trị, quản lý của hệ thống giáo dục nói chung, quản trị và quản lý tổ chức giáo dục nói riêng; đối tượng quản trị và quản lý giáo dục cụ thể: Mục tiêu, chiến lược, nguồn lực, bộ máy, cơ chế vận hành, học thuật, sản phẩm và dịch vụ, hợp tác quốc tế và đổi mới phát triển. - Nhiệm vụ của quản trị giáo dục a) Xây dựng mục tiêu hoạt động, khởi tạo chính sách hình thành chiến lược phát triển. b) Huy động nguồn lực phục vụ cho chiến lược và mục tiêu đề ra, thực hiện việc hợp tác và tận dụng các nguồn lực sẵn có, nguồn lực từ hoạt động đầu tư và liên kết chéo đảm bảo lợi ích đan xen và lợi ích hài hòa. c) Kiện toàn chức năng và bộ máy điều hành gắn với cơ chế vận hành tự chủ đảm bảo hoạt động hiệu quả và cân đối rủi ro cho hoạt động mục tiêu và hoạt động đáp ứng nhu cầu xã hội. d) Thực hiện chính sách điều hành thông qua hội đồng học thuật đối với hoạt động đặc thù của ngành giáo dục. e) Phát triển hệ thống sản phẩm, dịch vụ đa dạng và chất lượng đảm bảo mục tiêu phạm vi thị trường, độ sâu, tính chất và năng lực thị trường. Tăng cường nghiên cứu và phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ trên nền tảng tự chủ có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. - Đổi mới quản trị cơ sở giáo dục Tùy vào loại hình tổ chức giáo dục tự chủ một phần, toàn phần hay cơ sở đặc thù để tiến hành đổi mới theo giai đoạn hay đồng bộ trên các nội dung sau: a) Đổi mới về mục tiêu và chiến lược tổ chức b) Đổi mới về hình thức và quy trình hình thành cơ chế hoạt động c) Đổi mới cơ cấu tổ chức và bộ máy tác nghiệp d) Đổi mới về phương thức điều hành e) Đổi mới về chương trình và học thuật f) Đổi mới về quy trình kiểm định chất lượng và quản lý văn bằng 4
  4. * Thực trạng hoạt động của Trung tâm GDNN-GDTX thành phố Đông Hà Trung tâm GDNN-GDTX là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ một phần chi thường xuyên trực thuộc UBND thành phố, được thành lập theo Quyết định 940/QĐ-UBND ngày 06/5/2016 của UBND tỉnh trên cơ sở sáp nhập Trung tâm KTTH-HN Sông Hiếu và Trung tâm GDTX Đông Hà với chức năng nhiệm vụ được quy định tại Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT - BLĐTBXH - BGD ĐT – BNV; dưới dự chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố, sự hướng dẫn chuyên môn của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo với 3 nhiệm vụ chính là Giáo dục thường xuyên, giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề. Theo đó, Trung tâm được phép hoạt động trên nhiều lĩnh vực của giáo dục và đào tạo: Dạy văn hóa chương trình THCS và THPT, dạy nghề và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, đào tạo nghề cho người lao động, tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho người dân, xây dựng xã hội học tập, bồi dưỡng kỷ năng tin học ngoại ngữ cho cán bộ viên chức, dạy kỹ năng sống, liên kết đào tạo Nhiệm vụ của GDNN-GDTX là làm những việc mà giáo dục chính quy không thể đáp ứng, ví dụ như: Những người lớn tuổi, hoặc những người không có thời gian có nhu cầu học tập để nâng cao trình độ và thi lấy bằng trong hệ thông giáo dục quốc gia thì không thể đến các trường THPT, hoặc người dân có nhu cầu học kỷ thuật trồng nấm thì các trường THPT cũng không thể đáp ứng mà nhiệm vụ đó phải là Trung tâm GDTX-GDTX thực hiện. Vì vậy khi tổ chức các khóa học yêu cầu phải có hình thức linh hoạt, chương trình phù hợp với đối tượng, giáo viên phải có kinh nghiệm có thể hình dung Hiệu trưởng ở trường phổ thông như người lái tàu chỉ chạy trên đường ray có sẵn, còn Giám đốc Trung tâm như người lái xe phải tự tìm con đường ngắn nhất, an toàn nhất để đến đích. Để tồn tại và phát triển ngoài sự quan tâm tạo điều kiện của UBND thành phố, sự đoàn kết, nhiệt tình của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên thì vai trò của Giám đốc Trung tâm trong việc xác định tầm nhìn chiến lược, hoạch định chính sách, chỉ đạo tổ chức thực hiện là nhân tố quyết định. * Đổi mới công tác quản trị tại Trung tâm GDNN-GDTX Trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo cũng như sự phát triển nhanh chóng của Kinh tế - Xã hội của đất nước, sự tham gia sâu rộng của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 đối với mọi mặt của cuộc sống xã hội; Trung tâm GDNN-GDTX đang đứng trước những thời cơ và thách thức; việc đổi mới công tác quản trị là để chớp lấy thời cơ, biến thách thức thành cơ hội cho sự phát triển. Một số vấn đề mà Trung tâm đã thực hiện trong thời gian qua là: 5
  5. - Đổi mới về nhận thức và hành động Trong những năm 90 hoạt động của Trung tâm GDTX chủ yếu là dạy văn hóa, công tác tuyển sinh gặp rất nhiều thuận lợi vì vậy quy mô trường lớp luôn ổn định; từ những năm 2000 đến nay sứ mệnh dạy văn hóa cho những người lớn tuổi đã tham gia công tác cần học văn hóa để đủ điều kiện học các lĩnh vực chuyên môn phục vụ cho quá trình công tác đã hết. Bên cạnh đó các trường THPT trên địa bàn được nhà nước đầu tư mở rộng quy mô tuyển sinh và nâng cao năng lực hoạt động, vì vậy người học ở lứa tuổi thanh thiếu niên hầu hết đã vào các trường THPT công lập, Trung tâm GDNN-GDTX rất khó tuyển sinh học sinh học văn hóa; để tồn tại, Trung tâm phải đa dạng hóa các hình thức hoạt động bao gồm tổ chức các lớp học không chính quy, và chấp nhận tuyển những học sinh có học lực, hạnh kiểm yếu kém; để đáp ứng được nhu cầu và điều kiện người học nên phải rất linh hoạt về thời lượng, thời gian học tập; đổi mới nội dung phương pháp dạy học theo hướng tinh gọn dựa trên chuẩn kiến thức kỷ năng và chuẩn đầu ra theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trung tâm phải nhận thức và xác định rõ sứ mệnh của mình theo từng giai đoạn lịch sử để chủ động xây dựng kế hoạch phát triển thông qua việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định và xây dựng cơ chế tự chủ cho cả giai đoạn trước mắt và lâu dài. Trước hết phải làm cho mọi người từ lãnh đạo đến giáo viên, nhân viên và người lao động hiểu được các điều kiện tổ chức và hoạt động bây giờ đã khác trước và phải tiến dần đến tự chủ. Từ chỗ cấp trên giao nhiệm vụ, giao việc, cấp tiền để hoạt động và làm việc hành chính theo tinh thần hết giờ chứ không tính xong việc, lương, phụ cấp đã được nhà nước đảm bảo; đến chỗ mọi hoạt động của Trung tâm phải chủ động theo xu thế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, mọi công việc từ xây dựng bộ máy đến tổ chức hoạt động của Trung tâm phải thay đổi theo phương châm: Không chờ giao việc, tự tìm việc để làm, không chờ có tiền mới làm mà có việc làm sẽ có tiền, làm hết việc chứ không làm hết giờ. Trong thời gian đầu mới thành lập mặc dù số lượng giáo viên, nhân viên đông nhưng số người làm được việc rất ít, nguyên nhân là do lâu nay họ chỉ quen với tác phong hành chính “có việc thì làm, không có việc thì thôi, sáng đi trưa về, trưa đi tối về”; công tác tuyển sinh chỉ một việc đơn thuần là dán thông báo ở bảng tin, rồi chờ đến ngày học sinh đến nộp hồ sơ, làm thủ tục. Công tác giảng dạy chỉ dựa trên một hình thức truyền thống và nội dung cứng nhắc theo 6