Đề án Đổi mới hoạt động thư viện, phát triển văn hóa đọc ở trường phổ thông
Bạn đang xem tài liệu "Đề án Đổi mới hoạt động thư viện, phát triển văn hóa đọc ở trường phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_an_doi_moi_hoat_dong_thu_vien_phat_trien_van_hoa_doc_o_tr.doc
Nội dung text: Đề án Đổi mới hoạt động thư viện, phát triển văn hóa đọc ở trường phổ thông
- heo đó, ngoài việc đầu tư phòng đọc thì cần đa dạng hóa đầu sách và các cơ sở vật chất phục vụ cho việc đọc sách. Tùy vào hoàn cảnh, tình hình đặc điểm của nhà trường, các trường cần có kế hoạch xây dựng loại hình thư viện phù hợp. Với những trường đang khó khăn, có thể trao đổi sách với nhau làm phong phú thêm đầu sách. Ngoài ra, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phụ huynh, học sinh về vai trò, ý nghĩa của văn hóa đọc; đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục từ các cá nhân, tổ chức Ngành Giáo dục phải thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thư viện để đội ngũ này có định hướng tốt hơn nữa trong việc đặt mua sách phục vụ công tác dạy và học trong nhà trường; phối hợp với Công ty Sách - Thiết bị trường học và Thư viện tỉnh tổ chức thường niên “Ngày hội đọc sách” ở cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh. Ngoài ra, ngành cần sớm thông qua và trình UBND tỉnh Đề án “Đổi mới hoạt động thư viện, phát triển văn hóa đọc ở trường phổ thông” để có cơ sở pháp lý trong tổ chức thực hiện. . 1. IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Những biện pháp mà tôi áp dụng cho thư viện của tôi không phải hoàn toàn mới, có một số việc tôi đã tham khảo một số cán bộ thư viện ở các trường khác cùng với kinh nghiệm qua những năm làm việc của tôi, trên cơ sở đó đổi mới và vận dụng cụ thể vào thư viện. Nhưng nhìn chung, thấy có hiệu quả trong công tác làm thư viện, cách thức mà tôi làm đã giúp ích cho tôi rất nhiều trong công tác làm thư viện, tôi cũng thường xuyên trao đổi kinh nghiệm của mình cho các trường bạn và họ đều rất ủng hộ cách thức áp dụng này bởi tính khả thi của nó. Vì thế, theo những áp dụng này rất tốt có thể giới thiệu cho các trường cùng biết để đem lại hiệu quả, chất lượng giáo dục được tốt hơn. Để công tác làm thư viện được thuận lợi và có hiệu quả cao, tôi có một số đề xuất sau: - Đối với nhà trường: cần cung cấp thêm một số sách tham khảo, báo, sách giải trí nói về giáo dục, rèn luyện nhân cách học sinh, bồi dưỡng tri thức hoặc những sách báo về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh nhằm giúp các em bỏ các thói hư tật xấu để trở lại mái trường học tập và tu dưỡng đạo đức.
- Bên cạnh đó Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm tới thư viện nhiều hơn, nhằm đôn đốc các em thực hiện tốt những hoạt động mà thư viện đề ra. - Đối với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn: cần thúc đẩy các em xuống thư viện nhiều hơn, để tìm hiểu thêm và mở rộng kiến thức của mình hơn. Vận động các em tham gia những hội thi, các cuộc vận động tìm hiểu về sách để giáo dục các em ngày càng tốt hơn. - Đối với Sở giáo dục: rất mong được sự đồng tình, ủng hộ với sáng kiến kinh nghiệm trên.