Chuyên đề Nghiên cứu bảo tồn lưu giữ và phát triển giống hoa Mai vàng Yên Tử
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Nghiên cứu bảo tồn lưu giữ và phát triển giống hoa Mai vàng Yên Tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- chuyen_de_nghien_cuu_bao_ton_luu_giu_va_phat_trien_giong_hoa.doc
Nội dung text: Chuyên đề Nghiên cứu bảo tồn lưu giữ và phát triển giống hoa Mai vàng Yên Tử
- VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHỆP VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 2 Kết quả nhân giống vô tính Mai vàng Yên Tử (Ghép đoạn cành và giâm cành) Thuộc đề tài: “Nghiên cứu bảo tồn lưu giữ và phát triển giống hoa Mai vàng Yên Tử” Cơ quan quản lý đề tài: Sở Khoa học & Công nghệ Quảng Ninh Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Nghiên cứu Rau quả Chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Văn Đông Hà Nội, tháng 1 năm 2008
- I. Tổng quan tình hình nghiên cứu cây mai vàng 1.1. Tình hình nghiên cứu chung a. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Cây hoa Mai thuộc họ lão mai (Ochnaceae) nguyên sản ở vùng núi Tây Nam Trung Quốc, có hơn 300 loài Mai khác nhau . Những loại Mai trước kia thường được dùng chơi cảnh là Mai Vàng, Mai Chiếu Thuỷ, Mai Tứ Quý, Mai Hồng, Mai Rồng cuốn (Trần Hợp, 1993; T.Tsukamôt 2001) Cách đây 5 thế kỷ, các nhà thực vật học Trung Quốc đã phát hiện và đưa giống Mai vàng dùng để chơi làm cảnh. Đặc điểm cơ bản của giống Mai vàng là nhị màu nâu, nở hoa vào dịp tết Nguyên đán, rất phù hợp để trong nhà, trên bàn uống nước chơi vào dịp tết. Ngoài ý nghĩa đón xuân, hoa Mai vàng còn có ý nghĩa của sự khoẻ khoắn, may mắn nên rất được người Trung Quốc ưa chuộng. Mai vàng còn có đặc tính quý khác là tỷ lệ đậu quả khá cao, quả chín hình thuôn dài màu vàng rất đẹp, vì vậy không những dùng để chơi hoa mà còn có thể dùng để chơi quả trong nhiều tháng (Hà Sinh Căn, Miếu Thường Hổ, 2000) Cây Mai vàng có tên tiếng Anh là Vietnamese Mickey Mouse Plant. Mai vàng là loại cây rụng lá hàng năm. Thân có chiều cao trung bình 2-7m, đường kính thân 10-25cm. Cành thưa và có màu xám nâu. Lá Mai vàng có màu xanh, lá đơn, mọc cách, mặt trên thường bóng. Kích thước lá 7-19 x 3-5,5cm. Hoa màu vàng, có thể có mùi thơm. Đường kính hoa trung bình 3-4cm. Hoa có từ 5-7 cánh hình ô van, cánh hoa dài 1,3-2cm, chiều rộng 1-1,4cm. Hoa Mai vàng có nhiều nhị, số lượng thay đổi, có chiều cao từ 0,9-1,2cm. Nhuỵ thường cao hơn nhị, trung bình 1-1,4cm. Đài hoa màu xanh, số lượng thay đổi từ 4-6, kích thước lá đài 10-12 x 6-7mm. Cây Mai vàng thích hợp trồng ở độ cao 300- 1400m so với mực nước biển. Hoa của cây Mai vàng để tươi có thể cất được tinh dầu thơm, dùng để chữa vết bỏng nước và uống có thể chữa khỏi bệnh ngứa trẻ con. Hoa phơi khô dùng để chữa ho, suyễn. (Jiang Qing Hai, 2006) Một nhược điểm của cây Mai vàng là khi vận chuyển đi xa làm hoa tàn nhanh và mặc dù tỷ lệ đậu quả cao nhưng số quả còn lại ít. Để khắc phục điều 1
- này, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Rau-Hoa Quảng Châu (Trung Quốc) đã sử dụng các loại chất điều tiết sinh trưởng và phân bón dưỡng cây, kết quả cho thấy đã khắc phục được những điểm yếu này. (Jiang Qing Hai, 2006) Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu về mai vàng tập trung nhiều ở Trung Quốc, các nước khác hầu như ít có công trình nghiên cứu chuyên sâu về loại cây này. b. Tình hình nghiên cứu trong nước Theo Giáo sư Trần Hợp, cây mai vàng còn gọi là Huỳnh mai có tên khoa học là Ochna integerrima (Lour.) Merr., thuộc họ Lão mai (Ochnaceae). Cây hoang dại trong rừng miền Trung và miền Nam, đôi khi gặp ở rừng miền Bắc, được gây trồng làm cảnh ở các chậu lớn hay cắt cành, cắm lọ, bình như cắm đào. Cây gỗ nhỡ cao 3 – 7m, cành nhánh thưa, dài, mảnh. Lá thưa, thường xanh, mọc cách mầm, xanh nhạt, bóng, mép lá có răng cưa nhỏ. Cụm hoa hình thành chùm nhỏ mọc ở nách lá. Hoa có cuống ngắn, cánh đài 5, màu xanh bóng, dày, không che kín nụ. Cánh tràng 5 – 10, màu vàng tươi. Đĩa hoa dày có khía, nhị nhiều. Bầu có 3 – 10 múi, mỗi múi 1 noãn. Quả có nhiều hạch nhỏ, không cuống, xếp quanh đế hoa. Mai vàng mọc hoang dại trong rừng thường có 5 cánh. Đây là loại Mai mà “người xưa” trồng rất nhiều. Đặc điểm của chúng là sống lâu năm, sinh trưởng mạnh, lại ít sâu bệnh tấn công hơn. Tuổi thọ của các loại Mai này có thể sống được hơn một trăm năm tuổi. Những loại Mai này sống phù hợp trên đất cao ráo, màu mỡ, nhất là không bị tán lá bên trên che rợp, Gốc những cây Mai này có độ lớn 3-4 chét tay người lớn, cây cao 4-5m. Những cây cổ thụ thế này mà trổ hoa thì đẹp rực rỡ. Mai vàng 5 cánh lá xanh tốt suốt năm, chỉ đến tháng cuối năm Âm lịch, tất cả lá trên cành mới trở nên vàng úa. Đó là mùa thay lá của Mai đã đến. Và đây cũng là điềm vui báo cho mọi người hay biết Mai sắp trổ hoa trùng vào dịp xuân về tết đến. (Việt Chương, KS. Nguyễn Việt Thái, 2005) Mai vàng 5 cánh chia làm nhiều loại như Mai sẻ, Mai trâu, Mai cánh tròn, Mai cánh dún. Mai sẻ là giống có rất nhiều hoa, mỗi hoa có 5 cánh vàng 2
- lợt. Tuy đoá hoa nhỏ (đường kính 2cm), chỉ nhỉnh hơn các chủm cau nhưng màu sắc lại rất đậm đà. Đây là giống Mai được nhiều người ưa thích do có ưu điểm là nhiều hoa. Mai trâu là giống Mai vàng 5 cánh, có ưu điểm là ra hoa với đóa lớn hơn Mai sẻ (đường kính 3,5cm). Hoa Mai trâu có cánh lớn, dày và có màu vàng nghệ tươi tắn hơn Mai sẻ. Tuy nhiên, Mai trâu có số lượng hoa ít, chỉ khoảng một nửa so với Mai sẻ. Giống Mai cánh tròn có đoá hoa lớn như Mai trâu, cũng có màu vàng rực rỡ, năm cánh hoa vừa to vừa tròn cạnh tạo nên nét khác lạ. Mai cánh dún có hoa to, màu sắc rực rỡ nhưng cánh không trơn láng và ngoài rìa dún dợn sóng như lá rau diếp trông lạ mắt và hấp dẫn, (Việt Chương, KS Nguyễn Việt Thái, 2005) Khoảng nửa thế kỷ trở lại đây, nhờ vào tài lai tạo của nhiều thế hệ nghệ nhân đã tạo ra rất nhiều loại hoa mới như Mai Giảo, Mai Huỳnh Tỷ, Mai Cửu Long, Mai cúc, Những giống Mai này đều rất quý và có số lượng cánh hoa ít nhiều khác nhau. Mai Giảo còn có tên là Mai Giảo Thủ Đức, hoa có 12 cánh, xếp thành 2 tầng. Mai Huỳnh Tỷ do nghệ nhân Huỳnh Văn Tỷ có công lai tạo, có 24 cánh, xếp thành 3 tầng theo đúng thứ lớp đều đặn rất khéo. Mai Cửu Long có xuất xứ tại Tiền Giang, mỗi đoá 24 cánh, xếp thành 3 tầng. Mai cúc có xuất xứ tại Thủ Đức, mỗi đoá có 24 cánh, được xếp thành 3 tầng nhưng những cánh hoa xếp ở tầng trên cùng đều dún nhiều nếp loăn xoăn như hoa cúc và màu hoa cũng vàng lợt như màu hoa cúc, (Việt Chương, KS Nguyễn Việt Thái, 2005) Gần đây, các nghệ nhân chơi hoa và trồng hoa còn chọn tạo ra rất nhiều loại Mai vàng có kiểu dáng và số lượng hoa rất khác lạ, Xét về kiểu dáng thì người ta chia ra rất nhiều thế khác nhau như thế “Trực quân tử”, thế “Tùng lập”, thế “Nhân lễ nghĩa trí tín”, thế “Mai nữ”, thế “Mẫu tử”, thế “Bạt phong hồi đầu”, thế “Quần thụ tam sơn”, thế “Hạc lập”, thế “Nhất trụ kình thiên”, thế “Thất hiền”, thế “Ngũ phúc”, Số lượng cánh hoa cũng biến đổi theo từng loại hoa như Mai Sa Đéc 9 cánh, Mai Mỹ Tho 24 cánh, Mai Gò Đen 48 cánh, Mai Bến Tre 120 cánh, Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thiện Tịch (Hội hoa Lan Cây cảnh thành phố Hồ Chí Minh), Mai vàng (thuộc họ Ochnaceae) phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Hoa Mai vàng có nhiều nhị và nhuỵ. Nhuỵ rời hẳn nhau ở bầu nhuỵ 3
- nhưng vòi và nướm lại dính nhau thành một vòi duy nhất ở giữa hoa. Ở Miền Nam hầu như nhà vườn nào cũng có cây Mai vàng. Mai có thể mọc dại trong vườn hay được trồng trước sân để nở đẹp vào mùa xuân, cắt cành chưng trên bàn thờ những ngày Tết, cầu cho sự may mắn. Hình ảnh của Mai vàng sẽ trở nên yểu điệu, thướt tha, vương vấn nếu được trồng nơi không gian hài hoà của vùng sông nước đồng bằng. Mai được xoè cành, khoe sắc trước một ngôi nhà mái ngói đỏ, Mai ẩn hiện dưới những hàng cau xanh, hàng hoa dâm bụt trước sân nhà hay bên con mương nước ăm ắp lớn, giữa nắng gió của ngày xuân, có đám trẻ tíu tít vui đùa nhặt những cánh hoa Mai rụng. Và cả âm thanh vọng lại của tiếng chày quết bánh phồng Tết trong những ngày nảy lá mai. Đó là hình ảnh muôn đời về cái Tết nơi miền đất phương Nam. Kỹ thuật trồng cây Mai hoa vàng lại được chia thành trồng trong vườn và trồng trong chậu. Nếu trồng trong vườn phải chọn nơi kín gió và hướng Đông Nam, thời gian trồng thường vào mùa đông và mùa xuân, bộ rễ phải mang bầu đất. Trước lúc trồng phải đào hố bón lót phân. Sau trồng phải kịp thời tưới nước và tỉa cành. Vào tháng 6-9 (Âm lịch), cách 20 ngày bón phân 1 lần (có thể dùng bột xương và bã đậu ngâm hoai). Trước mùa đông tưới nước 1 lần, sau hoa tàn bón phân 1 lần và tưới nước 1 lần. Nên cắt bỏ cành hoa trên 20cm, cắt ngắn cành dài của năm trước. Nếu trồng trong chậu thì đất cần tơi xốp, nhiều mùn. Sau trồng tưới lượng nước vừa phải. Vào tháng 5-6 (Âm lịch), cách 7 ngày bón phân 1 lần, tỷ lệ phân nước là 3:10. Tháng 7-8 (Âm lịch), trong thời kỳ ra chồi hoa, cách 20 ngày tưới phân 1 lần, tỷ lệ phân nước là 1:5. Đầu tháng 12 (Âm lịch), chuyển chậu cây vào trong nhà. Sau 2-3 năm thay chậu 1 lần, bỏ đất cũ, cắt bỏ bớt rễ già. (Việt Chương, 2000) [4] Để cây Mai vàng nở vào đúng dịp Tết Nguyên Đán, người trồng Mai cần làm rất nhiều việc vào những ngày đầu của tháng Chạp. Người trồng Mai phải quan sát kỹ nụ hoa, xem nụ hoa lớn hay nhỏ để định kỳ trẩy lá chính xác. Sự trẩy lá sớm hay trễ cũng phụ thuộc vào từng giống Mai. Với Mai vàng 5 cánh, nếu nụ hoa nhú nhỏ bằng hạt gạo nên trẩy lá sớm vào ngày 12-13 tháng Chạp, nếu nụ lớn bằng hạt đậu xanh thì trẩy lá vào rằm tháng Chạp, nếu nụ khá to và có khả năng bung vỏ lụa thì trẩy lá vào ngày 20 tháng Chạp. Với Mai có nhiều hơn 5 cánh và có nhiều tầng như Mai Giảo, Mai Huỳnh Tỷ, 4
- phải trẩy lá rất sớm, từ ngày mùng 8 tháng Chạp trở đi. Cẩn thận hơn thì vào những ngày đầu tháng Chạp, trẩy các lá nằm khuất bên trong tán lá rậm rạp để giúp các nụ hoa bên trong nhận được nhiều ánh sáng hơn. Quá trình nở hoa diễn ra từ khi nụ hoa mới nhú bằng hạt đậu xanh. Khi nụ hoa bằng hạt đậu phộng thì gọi là hoa cái có lớp vỏ lụa bọc bên ngoài, mất khoảng thời gian từ 6-7 ngày. Một ngày sau đó lớp vỏ lụa tự bung ra, lộ ra bên trong có 1 chùm hoa có 3-4 nụ có kích cỡ không đều nhau. Mỗi nụ nhỏ đó sẽ nở thành 1 bông hoa. Nụ lớn nở trước, nụ nhỏ nở sau, cách nhau vài ba ngày. Từ khi bung vỏ lụa đến ngày chùm hoa bên trong bắt đầu nở mất khoảng 1 tuần. Vì vậy, vào ngày 23 tháng Chạp (ngày cúng ông Táo) mà cây Mai vàng có nhiều nụ bung vỏ lụa thì sẽ nở vào đúng dịp Tết. (Việt Chương, KS Nguyễn Việt Thái, 2005) Tuy nhiên, việc trẩy lá để hoa nở vào đúng dịp Tết còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu. Vì vậy, cần phải dự đoán trước được sự biến đổi của thời tiết. Việc này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của những người trồng Mai lâu năm. Nếu nửa tháng cuối năm Âm lịch có nắng tốt, khí trời ấm áp, tạo điều kiện tốt cho hoa Mai nở sớm thì việc trẩy lá Mai trễ vài ngày so với dự tính. Ngược lại, nếu thời tiết nửa tháng cuối năm Âm lịch có mưa to hay thời tiết trở lạnh, hoa Mai sẽ nở trễ, vì vậy cần trẩy lá Mai sớm hơn dự định vài ngày. Trong trường hợp việc dự đoán thời tiết khí hậu bị sai, trời mưa nắng thất thường thì cần có các biện pháp “vớt vát”. Nếu chỉ còn 3-4 ngày nữa là đến Mồng một Tết mà vỏ lụa hoa cái mới chịu bung thì nên tưới NPK lên gốc cây ngày 2 lần để kích thích các chùm hoa nhỏ tăng trưởng nhanh, kịp nở hoa vào dịp Tết. Phân NPK pha theo tỷ lệ: 1 muỗng canh phân NPK với 10 lít nước đủ tưới cho 4-5 cây Mai. Ngoài ra, có thể tưới thêm nước nhiều lần trong ngày lên cây Mai và xịt thuốc rầy lên khắp thân lá sẽ kích thích hoa nở nhanh. Trong trường hợp hoa Mai vàng có xu hướng nở sớm do có nắng to và mưa rào, cần phải hãm sự phát triển nhanh của hoa Mai. Lúc này cần ngưng việc tưới nước hoặc tưới nước ít vào buổi trưa. Sau các trận mưa rào cần đưa ngay ra nắng để phơi nắng. (Việt Chương, KS Nguyễn Việt Thái, 2005) Cây Mai vàng có khả năng kháng bệnh cao nên thường rất ít khi nhiễm bệnh. Kẻ thù nguy hiểm của cây Mai vàng là các loại sâu như sâu đục thân, sâu tơ, sâu nái, ốc sên, rầy bông, Vì vậy, người trồng Mai cần có các biện 5