Báo cáo tham luận Dạy học theo chuẩn kiến thức chuẩn kỹ năng đối với các bộ môn Khoa học xã hội
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo tham luận Dạy học theo chuẩn kiến thức chuẩn kỹ năng đối với các bộ môn Khoa học xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bao_cao_tham_luan_day_hoc_theo_chuan_kien_thuc_chuan_ky_nang.ppt
Nội dung text: Báo cáo tham luận Dạy học theo chuẩn kiến thức chuẩn kỹ năng đối với các bộ môn Khoa học xã hội
- BÁO CÁO THAM LUẬN Công tác chỉ đạo của tổ về việc đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc “Dạy học theo chuẩn kiến thức- chuẩn kỹ năng đối với các bộ môn khoa học xã hội” ◼ Người trình bày: Bùi Thị Dung ◼ Chức vụ: Tổ trưởng tổ KHXH ◼ Đơn vị: Trường THCS Tràng An.
- I. Đặc điểm tình hình Vấn đề dạy học theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng không phải là vấn đề mới mẻ bởi từ trước tới nay người giáo viên vẫn truyền thụ tới học sinh những kiến thức cơ bản nhất của một bài hay một đơn vị kiến thức theo mục tiêu mà sách giáo viên đã đề ra, ngay trong tài liệu sách giáo khoa cũng đã đề cập đến chuẩn tối thiểu phải đạt được trong quá trình dạy học. Thế nhưng cả tài liệu sách giáo viên và sách giáo khoa cũng chỉ nêu một cách khái quát và mang tính tương đối mà thôi. Đối với những giáo viên có trình độ khá giỏi thì có lẽ họ cũng không cần đến hướng dẫn cũng có thể xác định đúng chuẩn tối thiểu trong chương trình để bám sát vào đó mà truyền thụ tới học sinh. Nhưng có nhiều giáo viên còn thụ động, không có khả năng xác định và bám sát chuẩn tối thiểu dẫn đến việc dạy học vượt chuẩn tối thiểu hoặc chưa đạt yêu cầu chuẩn. Bằng chứng là những cuộc tranh luận gay gắt trong các tổ nhóm sau khi đi dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp, vả lại trong những năm gần đây Bộ giáo dục &Đào tạo đã ra quyết định giảm tải kiến thức trong SGK và những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt khi lĩnh vực truyền thông phát triển theo xu hướng xã hội, việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học ngày càng sâu rộng trong các nhà trường thì nó lại nảy sinh ra một số vấn đề bất cập trong việc xác định kiến thức cơ bản tối thiểu mà học sinh phải đạt được sau mỗi bài học.
- Không ít những trường hợp giáo viên chỉ lo đến việc trình chiếu, hình ảnh, phông chữ, màu sắc mà không bám sát vào yêu cầu của bài dẫn đến hiện tượng sau tiết học, bài học, học sinh không nắm được những kiến thức cơ bản nhất mà mục tiêu bài học đề ra dẫn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục thấp kém, học sinh bị điểm liệt trong các kỳ thi tuyển sinh đã làm đau lòng các nhà giáo dục. Cũng có trường hợp giáo viên do xác định không đúng chuẩn dẫn đến tình trạng nhồi nhét quá tải đối với trình độ học tập của học sinh cấp học đó. Xuất phát từ những thực tiễn trên tổ KHXH dưới sự chỉ đạo của BGH trường THCS Tràng An chúng tôi đã tập trung chú trọng vào công tác chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc “Dạy học theo chuẩn kiến thức- chuẩn kỹ năng”. II. Quá trình triển khai công tác dạy chuẩn kiến thức, kĩ năng từ BGH đến tổ chuyên môn: Trường THCS Tràng An nằm trên địa bàn một xã thuần nông, điều kiện kinh tế còn khó khăn, tỷ lệ học sinh nghèo còn cao hơn so với các xã khác trong huyện nhưng học sinh Tràng An rất ngoan và hiếu học. Năm học 2010- 2011 tổ KHXH chúng tôi có 12 tổ viên, 100% các đồng chí về trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn nhưng có tới 8 đồng chí là giáo viên trẻ về tuổi đời cũng như tuổi nghề, mạnh về ứng dụng CNTT trong giảng dạy song còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong phương pháp dạy học.
- Về phía học sinh vì ở vùng nông thôn nên việc tiếp thu kiến thức không đồng đều, điều kiện học tập còn gặp rất nhiều khó khăn, nhiều bậc phụ huynh không có sự quan tâm thích đáng cho con em mình, còn phó thác việc học tập cho nhà trường. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, ngay từ đầu năm trường chúng tôi đã đề ra những biện pháp quản lý, chỉ đạo vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học, tổ chức thực hiện nội dung đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường một cách hiệu quả, BGH đã chỉ đạo các tổ chuyên môn kiểm tra đánh giá các hoạt động dạy học theo định hướng dạy học bám sát theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Giáo viên ngoài việc nghiên cứu tài liệu SGK- Sách giáo viên, nay có thêm một cuốn tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức - kỹ năng do Bộ giáo dục ban hành. Đối với tổ nhóm chuyên môn đề ra yêu cầu cụ thể đối với từng giáo viên giảng dạy phải bám sát chuẩn để thiết kế bài giảng với mục tiêu là đạt được các yêu cầu cơ bản tối thiểu về kiến thức, về kỹ năng, dạy không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn và sách giáo khoa. Việc khai thác sâu kiến thức kỹ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Đối với mỗi cá nhân giáo viên yêu cầu phải nắm vững nội dung chương trình và đặc trưng của bộ môn mình phụ trách, nghiên cứu kỹ tài liệu hướng dẫn thực hiện, vận dụng sáng tạo trong giảng dạy để đạt được kết quả cao nhất.
- Nói thì đơn giản nhưng quá trình chỉ đạo thực hiện thì không phải giáo viên nào cũng đạt được yêu cầu như mong muốn. Tôi lấy ví dụ: Khi dạy văn bản “Hai cây phong” của tác giả Ai-ma- Tốp - Ngữ văn 8 có đồng chí giáo viên chuẩn bị bài giảng khá công phu và chu đáo, rất nhiều hình ảnh minh họa phục vụ cho bài giảng, ngay trong phần đọc hiểu chú thích giáo viên đã đưa những kênh hình về cây phong, cả rừng phong về cao nguyên, thảo nguyên để yêu cầu học sinh quan sát và giải thích. Cả tiết học giáo viên đi sâu giới thiệu về làng Ku-Ku Rêu với vị trí địa lý và đặc điểm địa hình nhưng lại không làm nổi bật được vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh của 2 cây phong trong đoạn trích. Bởi hình ảnh 2 cây phong trong cảm nhận của người họa sĩ là biểu tượng của quê hương, nơi lưu giữ những kỷ niệm tuổi thơ đẹp không thể nào quên. Nếu người giáo viên chỉ đi sâu vào khai thác 2 mạch kể lồng ghép độc đáo mà không làm nổi bật được tình cảm và sự gắn bó của người họa sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy- Sen. Người đã đem 2 cây phong về trồng trên đồi cao cùng với cô bé An- Tư- Nai, người thầy đã gửi gắm ở 2 cây phong kia ước mơ hi vọng những đứa trẻ nghèo khổ thất học như An- Tư- Nai sau này sẽ lớn lên trở thành người hữu ích. Nếu xác định trọng tâm kiến thức không đúng chuẩn thì làm sao giáo viên có thể giúp học sinh hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương và lòng biết ơn người thầy đã vun trồng ước mơ và hi vọng cho những tâm hồn trẻ thơ.
- III. Một số giải pháp Từ những thực tiễn trên đây chúng ta thấy rằng người giáo viên phải xác định kiến thức trọng tâm cần đạt được sau mỗi bài học, sau mỗi đơn vị kiến thức tránh dạy ôm đồm tất cả những gì trong SGK. Để tránh hiện tượng giáo viên làm việc hết mình, nhồi nhét thật nhiều không bỏ sót kiến thức trong SGK nhưng rồi đọng lại trong học sinh rất ít, thậm trí cái cơ bản tối thiểu nhất các em lại không nắm được. Chính vì thế đối với giáo viên bộ môn chúng tôi yêu cầu phải nắm sát chuẩn kiến thức kỹ năng để thiết kế bài giảng, công việc của thầy và trò trong tiết học sẽ được thể hiện trên trang giáo án. Tổ chuyên môn chúng tôi ký duyệt và kiểm tra giáo án hàng tuần, chú trọng đến hệ thống câu hỏi và thiết kế tổ chức của bài dạy có đa dạng phong phú không? Có phù hợp với đặc trưng của bài học không? Có phù hợp với đặc điểm và trình độ học sinh của từng lớp không? Thông qua hệ thống câu hỏi của người thầy có thể khẳng định được người thầy có xác định đúng chuẩn kiến thức hay không? Phần bài tập vận dụng thực hành có phát triển được tư duy và rèn luyện kỹ năng cho học sinh theo đúng chuẩn của bài học hay không? Trong hệ thống câu hỏi người giáo viên có đặt ra được những dạng câu hỏi có tính chất phân loại học sinh không?
- Đối với học sinh trung bình và yếu giáo viên nên dạy bám sát chuẩn tối thiểu để các em nắm được kiến thức cơ bản không dạy ôm đồm dẫn đến quá tải. Đối với học sinh khá giỏi thì căn cứ vào chuẩn tối thiểu để mở rộng kiến thức rèn luyện kỹ năng phát huy tính sáng tạo của các em. Chính vì điều này mà khi soạn giáo án hệ thống câu hỏi kiểm tra và bài tập giáo viên phải sát theo đối tượng học sinh, không được dùng một loại câu hỏi cho mọi học sinh. Nói tóm lại dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng giáo viên phải phân loại được học sinh, phải nắm rõ được lực học và khả năng của từng học sinh để từ đó mà tổ chức xác định nội dung kiến thức cần truyền đạt. Trước hết phải dạy cho tất cả học sinh nắm được kiến thức chung cơ bản nhất của bài, sau đó mới mở rộng nâng cao theo từng đối tượng. Cũng có những giáo viên đưa ra ý kiến rằng: “Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng có nghĩa là giáo viên được phép cắt xén, lược bỏ bớt kiến thức trong SGK”. Nếu suy nghĩ như vậy cũng không đúng với tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức- kỹ năng. Bởi vì cuốn tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng sẽ giúp giáo viên biết cách định hướng tạo ra “điểm nhấn” về kiến thức của bài học, tránh tình trạng như trước đây nhiều khi trọng tâm kiến thức còn mang tính chủ quan của người giáo viên đứng lớp hoặc rơi vào tình trạng đoán mò trọng tâm.
- Vấn đề thứ 2: Để dạy chuẩn kiến thức kỹ năng người giáo viên phải phân bố được thời gian một cách hợp lý trong bài dạy, thời gian trong mỗi đơn vị kiến thức, mỗi phần bài học phải phù hợp. Ví dụ: Có cô giáo khi dạy văn bản “Bạn đến chơi nhà”- của Nguyễn Khuyến- Ngữ Văn 7 đã phân tích khá sâu sắc về niềm vui, sự hồ hởi xúc động của ông Nguyễn Khuyến khi có khách đến chơi rồi sau đó là tình huống để tiếp đãi bạn thật đặc biệt khi tác giả đưa ra điều kiện vật chất tối thiểu cái gì cũng có mà lại đều ở độ chưa tới để rồi kết thúc bằng một câu thơ đóng vai trò quyết định trong giá trị của bài thơ “Bác đến chơi đây ta với ta” thế nhưng lại do phân bố thời gian không hợp lý cho nên cả bài giảng rất sâu để rồi cuối cùng câu thơ có vai trò quyết định trong việc bộc lộ tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn mình lại không đề cập được đến trong bài giảng. Qua đó ta mới rút ra một điều: để thành công một giờ dạy người giáo viên không chỉ biết xác định chuẩn kiến thức để truyền đạt, chuẩn về kỹ năng cần rèn luyện mà người giáo viên còn phải biết thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh, thiết kế câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm tránh nặng nề quá tải “Nhất là đối với những bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới” tránh ôm đồm nói quá nhiều hoặc đi sâu vào những kiến thức không trọng tâm để rồi bài dạy bỏ sót kiến thức dẫn đến tình trạng không đạt chuẩn.