Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_du_thi_van_dung_kien_thuc_lien_mon_de_giai_quyet_cac_tin.doc
Nội dung text: Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học
- BÀI DỰ THI “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC” Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh: Quảng Trị. Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Linh. Trường THCS Vĩnh Sơn. Địa chỉ: Vĩnh Sơn-Vĩnh Linh-Quảng Trị. Điện thoại: 0533619001 Thông tin về thí sinh: Họ và tên: Trần Anh Thư. Lớp: 9 A. 1. Tên tình huống: “HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở XÃ VĨNH SƠN. GIẢI PHÁP GIÃM THIỂU Ô NHIỄM VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG”. 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: - Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương. - Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến môi trường bị ô nhiễm tại địa phương. - Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường sống tại địa phương. - Giúp bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp - Giúp bảo vệ sức khỏe con người - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người - Tích cực tuyên truyền, tham gia các hoạt động tập thể về bảo vệ môi trường 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Để tìm hiểu hiện trạng ô nhiễm môi trường ở xã Vĩnh Sơn, chúng tôi dùng phương pháp khảo sát thực tế, đối chiếu, tìm hiểu, so sánh, tìm ra những nét nổi bật về nguyên nhân, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường sống tại địa phương. 4. Giải pháp giải quyết tình huống: - Vận dụng kiến thức của các môn học như: Sinh học, Địa lí, Giáo dục công dân, Hóa học để giải quyết tình huống. - Tuyên truyền vận động bà con cách sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đúng lúc, đúng liều lượng để tránh lãng phí, nâng cao hiệu quả kinh tế. Đặc biệt
- tuyên truyền cho bà con hiểu chai lọ, bao bì đựng thuốc bảo thực vật là rất nguy hiểm. Vì vậy sau khi sử dụng cần phải thu gom để xử lí. - Tuyên truyền mọi người hãy cùng nhau có ý thức bảo vệ một môi trường sống trong lành hơn, thông qua các phong trào hoạt động tập thể như phát quang, thu gom rác thải ở từng thôn xóm. - Tuyên truyền bà con xây dựng những địa điểm thu gom rác thải cố định, hàng tháng theo quy định của thôn xóm, thành lập đội ngũ thu gom rác tự quản. Kinh phí thì vận động mỗi hộ gia đình đóng 12 ngàn đồng/tháng để đội này hoạt động thường xuyên hiệu quả. Hình thành cho được dịch vụ thu gom rác hoạt động một cách bền vững. Thực hiện các biện pháp đơn giản và dễ dàng như: không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định - Tuyên truyền từng gia đình có ý thức bảo vệ môi trường, hợp tác triệt để cùng nhau bảo vệ, vệ sinh môi trường xanh- sạch đẹp. - Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững thì lãnh đạo địa phương học hỏi kinh nghiệm địa phương khác về mô hình chuồng trại khép kín: chuồng thông thoáng, phân được xử lý sử dụng làm phân bón cho nông nghiệp. Phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, nuôi bò nhốt, chú trọng đến công tác cải thiện chất lượng giống, đầu tư lớn theo hướng thâm canh, công tác tiêm phòng cần quan tâm chỉ đạo kịp thời hạn chế được dịch bệnh đến mức tối đa, mở ra hướng đi cho chăn nuôi đạt chất tiêu chuẩn và đảm bảo vệ sinh môi trường. Đặc biệt tuyên truyền vận động bà con xây hầm bi-o-ga vừa phat triển kinh tế vừa bảo đảm vệ sinh môi trường. Hình thành HTX dịch vụ sản xuất, bao gồm cả HTX sản suất nuôi tôm theo mô hình tiên tiến có sự quản lí của HTX. Lãnh đạo địa phương có trách nhiệm hướng dẫn bà con kỹ thuật chăn nuôi tôm thông qua các lớp tập huấn và hỗ trợ một phần kinh phí. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Nông thôn Việt Nam nói chung và địa phương Vĩnh Sơn em nói riêng người dân chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính. Xã Vĩnh Sơn phía Bắc giáp xã Vĩnh Lâm, phía Nam giáp huyện Gio Linh qua một nhánh của sông Bến Hải, phía Đông giáp xã Vĩnh Thành, phía Tây giáp xã Vĩnh Trường. Có diện tích 40,96 km2, dân số đông (dân số năm 2002 là 8595 người), mật độ dân cư khá dày đặc ( mật độ dân số đạt 185 người/km²) sống ven theo hai nhánh vòng cung của con sông Bến Hải. Tuy nhiên trong những năm qua, kinh tế địa phương tương đối phát triển mạnh nhờ sản xuất đa ngành, từ một địa phương thuần nông nay xuất hiện nhiều ngành nghề như nghề nuôi tôm (do quá trình chuyển đổi cây trồng), nuôi trâu bò, nuôi lợn, nuôi gà, trồng hoa màu, một số hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng xuất hiện nhờ đó đã làm cho đời sống kinh tế của người dân địa phương có những bước cải thiện đáng kể. Cùng với sự phát triển đó, các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra sôi nổi, nhà nhà làm kinh tế, người người làm kinh tế. Công ăn việc làm ở địa phương cơ bản được giải quyết . Tuy nhiên, là vùng nông thôn đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp nên ý thức bảo vệ môi trường còn hạn chế.
- Hiện nay, địa phương có khoảng 949 hecta trồng lúa, 260 hecta rau màu, 820 hộ nuôi lợn, tổng số 10 200 con ( Mỗi hộ bình quân nuôi từ 5 đến 10 con lợn), khoảng 830 hộ nuôi gà ( tất cả khoảng 12 ngàn con), 679 hộ nuôi trâu bò (Khoảng 950 con) và khoảng 220,5 hecta nuôi trồng thuỷ sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng), trong đó diện tích bị nhiễm bệnh gần 85 ha . Đây là tiềm lực kinh tế lớn của địa phương nhưng cũng chính là những ngành nghề gây ô nhiễm nhất. Hơn nữa mấy năm qua địa phương chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế mà chưa chú trọng đến bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Chưa nhận thức rõ môi trường tác động đến đời sống xã hội như thế nào. Hiện nay địa phương tôi cũng rất lúng túng chưa có hướng giải quyết nhằm cải thiện về vấn đề môi trường để địa phương có nếp sống văn minh, thôn sóm sạch đẹp, cải thiện chất lượng cuộc sống của bà con qua đó phòng ngừa một số dịch bệnh cho bà con địa phượng ổn định xã hội. Nhiều cuộc họp dân với sự tham gia của chính quyền địa phương nhưng vấn đề này chưa có hướng giải quyết. Cũng chưa có cuộc nghiên cứu đánh giá cụ thể nào về ô nhiễm môi trường tác động đời sống xã hội của nhân dân địa phương. Nhìn chung ô nhiễm môi trường ở địa phương tôi diễn ra ngày một nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe của bà con địa phương, ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi, tác động đến cảnh quan môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội. Chính vì vậy, nghiên cứu tác động của ô nhiễm môi trường đến môi trường xã hội địa phương, tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề này là công việc hết sức cấp bách nhằm ổn định xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe cho bà con, phòng chống các bệnh tật, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống từ vật chất đến tinh thần cho bà con địa phương, xây dựng nếp sống làng xã ngày một văn minh hơn. Qua tìm hiểu tôi nhận thấy những nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương như sau: a. Ô nhiễm từ chất thải trong chăn nuôi. Môi trường bị ô nhiễm từ nguồn nước thải ra của các ao hồ nuôi tôm, dịch bệnh trên tôm nuôi thường xuyên xảy ra, chuồng trại gia súc không đảm bảo cùng với ý thức bảo vệ môi trường còn hạn chế. Đặc biệt ảnh hưởng nhiều nhất là nghành nuôi trồng thuỷ sản, hậu quả của việc sử dụng thuốc hoá học để xử lý ao hồ, thức ăn tăng trọng trong nuôi tôm không được xử lý một cách khoa học và thải trực tiếp ra sông gần dân cư sinh sống. Chất thải này vừa gây ô nhiễm nguồn nước vừa tạo cơ hôi cho các dịch bệnh phát triển lại vừa gây ra mùi khó chịu làm ô nhiễm không khí Hầu hết các hộ chăn nuôi tự phát theo hộ gia đình, quy mô nhỏ, có khi nuôi gia súc thả rong, làm chuồng trại tạm bợ không đạt tiêu chuẩn. Các chất thải từ chuồng trại không được xử lý gây ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường sống của người dân, nhất là gây ô nhiễm không khí nặng nề. b. Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp. Tình hình diễn biến sâu bệnh trên cây lúa ngày càng phức tạp, nảy sinh nhiều bệnh mới. Do kinh nghiệm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón của bà con ta còn hạn chế, tùy tiện nên xảy ra tình trạng dư lượng thuốc và phân tồn đọng trong môi
- trường và trên sản phẩm nông nghiệp gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng. Các chai lọ bao bì đựng phân và thuốc thải ngổn ngang ra môi trường gây ô nhiễm môi trường đất nặng nề. Nếu không có biện pháp hạn chế ngăn chặn, về lâu dài sẽ làm đất đai bị thoái hóa, bạc màu, làm giảm diện tích đất nông nghiệp, đồng thời, các chất hóa học này sẽ ngấm sâu trong lòng đất làm ô nhiếm nguồn nước ngầm, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. c. Ô nhiễm từ chất thải trong sinh hoạt Do chưa có đội ngũ thu gom xử lý rác thải trong sinh hoạt đồng thời ý thức của bà con địa phương còn hạn chế, chưa bỏ rác đúng nơi quy định. Vì vậy đi đâu cũng thấy rác làm mất vệ sinh và cảnh quang thôn xóm, đây cũng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Hậu quả của sự ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bà con địa phương. Kinh tế phát triển, đời sống bà con được nâng lên rõ rệt, nhưng đồng thời sức khỏe của dân địa phương bị đe dọa. Các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, bệnh ngoài da có dấu hiệu phát triển mạnh, ảnh hưởng đến chất lượng sống của nhân dân trên địa bàn. Đặc biệt ô nhiễm cũng gây thiệt hại kinh tế to lớn; dịch bệnh từ chăn nuôi diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn cho hàng trăm hộ gia đình chăn nuôi tôm trên địa bàn xã Vĩnh Sơn, theo điều tra cho thấy: Hàng chục hộ gia đình nuôi tôm ở các thôn Tiên An, Huỳnh Thượng, Huỳnh Xá Hạ, Phan Hiền trong những năm qua hiện tượng tôm bị dịch bệnh chết hàng loạt do nhiều loại bệnh mới nảy sinh mà nguyên nhân chủ yếu do bị ô nhiễm môi trường của việc sử dụng bừa bãi các loại thuốc trong quá trình chăn nuôi. Mặt khác, người dân chưa hiểu được cách sử dụng thuốc và các loại hoá chất trong quá trình xử lý, quy trình nuôi không hợp lý, nguồn nước bị ô nhiễm, các hộ nuôi theo hình thức quảng canh, tự phát Cũng chính từ nghề nuôi tôm do người dân chưa hiểu rõ về vấn đề ô nhiễm môi trường nên đã xã nguồn nước bị ô nhiễm, mầm bệnh ra sông Bến Hải. Dẫn đến không những gây thiệt hại lớn cho việc nuôi tôm mà còn ảnh hưởng đên nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn và môi trường sinh thủy trên sông Bến Hải. Người dân sống dọc theo hai bờ con sông này có nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo khôn lường, đồng thời đe dọa đến ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản của địa phương. Đã nhiều năm nay, người dân phải chịu đựng mùi hôi thối từ rác thải và quá trình đốt bỏ rác bừa bãi. Việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp hay nước thải từ các hồ nuôi tôm, nuôi cá cũng như rác thải sinh hoạt của người dân không được xử lí một cách khoa học đã làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương diễn ra một cách nặng nề. Biện pháp Là một người con đang học tập, sinh sống tại địa phương, em muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào vấn đề bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở quê hương mình.Vấn đề này chúng ta nên áp dụng môn GDCD để giải quyết vấn đề vì sau khi học xong môn này sẽ giúp cho phẩm chất đạo đức của chúng ta tốt