Trao đổi về việc viết sáng kiến kinh nghiệm dạy học

doc 6 trang sangkien 27/08/2022 11640
Bạn đang xem tài liệu "Trao đổi về việc viết sáng kiến kinh nghiệm dạy học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctrao_doi_ve_viec_viet_sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc.doc

Nội dung text: Trao đổi về việc viết sáng kiến kinh nghiệm dạy học

  1. Trao đổi về việc viết SKKN dạy học Nguyễn Lương Phùng THPT Chuyên Phan Bội Châu Việc đúc rút và viết sáng kiến kinh nghiệm dạy học đã trở thành một phong trào có ý nghĩa thiết thực đối với việc nâng cao chất lượng dạy học ở các trường phổ thông.Đã có nhiều kinh nghiệm quí được phổ biến. ở nhiều trường đến kì kết thúc một năm học , viết SKKN đã trở thành yêu cầu đối với mọi giáo viên. Trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm đã có không ít giáo viên băn khoăn về cách viết SKKN. Bản thân tôi đã có dịp tìm hiểu các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và cũng đã có viết một số SKKN đạt yêu cầu xin được nêu ra đây để trao đổi cùng các bạn A- Một số yêu cầu của SKKN 1- Tính sáng tạo: - Tính sáng tạo là thể hiện cách làm mới của riêng mình mang lại hiệu quả tốt hơn những cách làm thông thường trước đây của bản thân và các tài liệu sách vở đã viết. Tuy nhiên chúng ta đừng nghĩ: sáng tạo là một cách làm rất độc đáo, rất đặc biệt. Trong giảng dạy không có chuyện đó. Nếu nghĩ và yêu cầu như vậy chúng ta không bao giờ viết được SKKN. Những điều mà chúng ta trăn trở, tìm tòi tâm đắc rút ra một phương án giảng dạy có hiệu quả làm giải tỏa được các khó khăn, các vướng mắc trong quá trình giảng dạy, có khi chỉ là cách hình thành một khái niệm thì đó chính là kinh nghiệm, là điều các đồng chí nên viết, nên ghi lại đồng thời trao đổi với bạn bè đồng nghiệp. - Khi viết phải hiểu đúng hơn khái niệm sáng tạo: Có những đồng chí dựa vào những điều tài liệu, sách vở đã viết tổng hợp lại cho đó là SKKN của mình. Quan điểm như vậy thật là không đúng. Đó chỉ là tài liệu sưu tầm chứ không phải là SKKN. Có những đồng chí viết theo cách thức đó thành cả quyển sách hàng trăm trang gửi lên Sở giáo dục đào tạo để xét SKKN. Khi xét người ta chỉ có thể ghi nhận đ/c là người dành nhiều thời gian và công sức cho công tác chuyên môn chứ không thể xếp được vào danh mục SKKN. Lưu ý rằng, có thể dựa vào những điều tài liệu đã viết nhưng phải đưa ra được cách vận dụng của bản thân có những điểm mới mang lại hiệu quả hơn so với cách làm đã trình bày trong tài liệu thì đó chính là sáng tạo, là SKKN. 2- Tính khoa học: Những điều trình bày phải đảm bảo tính chính xác về mặt khoa học, phải có những cứ liệu tin cậy được kiểm nghiệm qua các tài liệu và những thực nghiệm kỹ 1
  2. lưỡng của bản thân. Những điều rút ra phải phù hợp vơi nhận thức của loài người hiện nay, phải làm cho những người tìm hiểu tin tưởng, thừa nhận. 3- Tính sư phạm: Bài viết cần có ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn, súc tích. Cách trình bày phải phù hợp với yêu cầu của việc viết SKKN, phù hợp với nhận thức của người nghe và học sinh. Kinh nghiệm viết ra không chỉ cho mình mà chủ yếu để đồng nghiệp tham khảo, vì thế việc trình bày phải phù hợp với quá trình dạy học và dễ áp dụng. 4.Tính thực tiễn: SKKN là những điều đã được kiểm nghiệm có hiệu quả qua nhiều năm giảng dạy trên những đối tượng học sinh cụ thể như: khá, giỏi, trung bình. Những điều mới rút ra từ thực tiễn giảng dạy ở một vài lớp, một vài năm hãy chưa nên viết vội, cần phải có thêm thời gian kiểm nghiệm nữa thì độ tin cậy sẽ lớn hơn, chúng ta sẽ cân chỉnh được nhiều hơn, chất lượng SKKN chắc chắn sẽ tốt hơn, dễ công nhận hơn. Các đồng chí cũng biết rằng có những điều mới tìm ra ta cảm thấy rất hài lòng, rất tâm đắc nhưng nếu áp dụng thêm một thời gian nữa chúng ta sẽ có thể có nhận thức khác. Chúng ta làm việc cần khẩn trương nhưng cũng cần bình tĩnh, không nóng vội không sốt ruột. Điều quan trọng là chúng ta đã rất để tâm đến nhiệm vụ của mình. Việc luôn trăn trở tìm tòi, có phương pháp làm việc khoa học, chắc chắn chúng ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý cho bản thân và đồng nghiệp. 5-Về cách trình bày một sáng kiến kinh nghiệm: Theo qui định về đại thể SKKN được trình bày theo các mục: a) Nhận thức cũ, giải pháp cũ. Những quan niệm, những hiểu biết, những giãi pháp mà bản thân đã làm trước đây về vấn đề đang trình bày đã cho kết quả không cao . Phần này chỉ trình bày có tính khái quát b) Nhận thức mới, giải pháp mới. Những nhận thức mới và giải pháp mới được áp dụng đã mang lại hiệu quả cao hơn rõ rệt so với giải pháp cũ. Các giải pháp mới cần được trình bày cụ thể c) Kết quả và phạm vi áp dụng. Kết quả của giải mới đối với công tác giảng dạy, nêu các khảo sát cụ thể ở các khối lớp về tỉ lệ học sinh hiểu và vận dụng tốt nội dung mà mình đang trình bày có đối chứng giữa giải pháp cũ và giải pháp mới Nêu lên phạm vi áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm đối với đối tượng là khá , giỏi hay trung bình 2
  3. B-Về qui mô một sáng kiến kinh nghiệm 1- Thực tế của việc viết SKKN hiện nay: Phần lớn SKKN viết bao quát cho nhiều nội dung kiến thức. Ví dụ: kinh nghiệm giảng dạy một chương, một giáo trình - Về thuận lợi: việc viết kinh nghiệm lớn như vậy có nhiều dẫn liệu dễ viết. - Về nhược điểm: thực ra tính hiệu quả, tính hữu ích của những kinh nghiệm loại đó không cao, chủ yếu có tính chất trình diễn, còn để đồng nghiệp áp dụng quả có ít ý nghĩa. Chúng ta biết rằng việc giảng dạy được thực hiện qua từng tiết lên lớp. Mỗi tiết dạy có những nội dung riêng, cách thức làm việc riêng, có phương án giải quyết riêng. Việc lấy kinh nghiệm mang tính chất bao quát để soi vào từng bài cụ thể chúng ta sẽ thấy kinh nghiệm loại đó mang nhiều màu sắc lí thuyết rất khó áp dụng. Nói cách khác giá trị thực tiễn của kinh nghiệm loại đó là không cao. 2- Kinh nghiệm về dạy một bài một khái niệm cụ thể: Loại kinh nghiệm này thường ít được đề cập tới. - Mặt ưu điểm: như đã nói trên hiệu quả của công việc giảng dạy được thực hiện qua từng tiết lên lớp. Kinh nghiệm dạy một bài, một khái niệm cụ thể phù hợp với thực tế giảng dạy làm đồng nghiệp dễ áp dụng và mang lại hiệu quả thiết thực. - Mặt khó khăn: Việc viết kinh nghiệm giảng dạy một bài là rất khó vì dung lượng kiến thức và các vấn đề được trình bày trong một tiết học là không nhiều làm người ta khó viết, làm người ta băn khoăn vì những điều trình bày ra quá ít. Việc tìm ra một phương án giảng dạy mang lại hiệu quả vượt trội so với bạn bè đồng nghiệp thật không dễ chút nào. Theo tôi để viết kinh nghiệm loại này nên chọn các loại bài sau: - Loại bài dài có nhiều nội dung kiến thức. Tìm ra phương án để giải quyết thấu đáo nội dung của bài trong một tiết dạy. - Loại bài khó áp dụng phương pháp nêu vấn đề. Đưa ra phương án chuyển đổi nội dung bài dạy thành các tình huống có vấn đề phát huy tốt tính tích cực của học sinh mang lại hiệu quả cao cho giờ dạy. - Loại bài có nội dung kiến thức khó, phức tạp. Đưa ra phương án trình bày những nội dung kiến thức khó và phức tạp đó một cách tương đối đơn giản giúp học sinh dễ hiểu, dễ vận dụng. - Kinh nghiệm giải các dạng bài tập - Kinh nghiệm gây hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài giảng Sau đây tôi xin đưa ra một ví dụ để minh hoạ: 3
  4. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập Phần cơ sở phân tử của sự di truyền bằng Phương pháp dạy các tình huống ra đề I. Nhận thức cũ, giải pháp cũ Bài tập về cơ sở của tính di truyền rất đa dạng, kiểm tra và thi cử đều gặp nó.Các sách vở hướng dẫn giải bài tập di truyền và bản thân tôi trước đây trong quá trình giảng dạy đều làm theo trình tự: hướng dẫn họclí thuyết cơ bản,xây dựng các công thức giải bài tập, phân loại các dạng và phương pháp giải bài tập đối với mỗi dạng.Mỗi dạng đưa ra một số bài vận dụng để làm quen và cuối cùng là giới thiệu các bài để học sinh tự giải Cách làm này có tính bài bản và cũng có tác dụng tốt. Tuy nhiên khi đi vào các bài giải cụ thể, tiếp xúc với nhiều tình huống ra đề khác nhau khiến học sinh lúng túng, phải giải rất nhiều bàivà với thời gian dài mới có thể làm quen được với các tình huống ra đề rất đa dạng II. Nhận thức mới, giải pháp mới Bộ môn sinh học có một hệ thống bài tập di truyền rất đa dạng và khá phức tạp. Phân phối chương trình hướng dẫn giải bài tập rất ít đã làm cho giáo viên rất khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh giải bài tập. Mặc dù hướng dẫn giải bài tập một cách bài bản như nêu trên học sinh vẫn phải giải rất nhiều bài và qua nhiều thời gian mới có đượcvốn hiểu biết cần thiết cho việc giải bài tập đáp ứng yêu cầu học tập và thi cử Dựa vào vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân thấy rằng, thực chất của bài tập là một hệ thống các tình huống ra đề, vậy thì phải dạy thế nào để trong một thời gia ngắn nhất học sinh có thể nắm một cách nhiều nhất các tình huống ra đề và phương pháp giải quyết, đó là con đườn đi có hiệu quả cao của thầy và trò. từ đó tôi đã rút ra phương pháp giải quyết như sau: Việc giảng dạy được thực hiện theo trình tự như sau: cung cấp lí thuyết cơ bản liên quan đến việc giải bài tập, xây dựng các công thức, phân loại các dạng bài tập và các tình huống ra đề thường gặp đối với mỗi dạng. Điểm mới ở đây là mỗi dạng bài tập tôi đã cố gắng tổng hợp và đưa ra hầu hết các tình huống ra đề và phương pháp giải tương ứng đã được giới thiệu trong các tài liệu và đề thi. Sau này đi vào bất kì bài và đề thi cụ thể nào hầu như học sinh đều gặp lại các tình huống ra đề và phương pháp giải tương ứng đã được cung cấp làm cho việc giải bài tập trở nên ít tốn công sức, thời gian và lại dễ dàng hơn Sau đây tôi đưa ra một thể loại để chứng minh: hướng dẫn học sinh giải bài tập tính tổng nuclêôtit của phân tử ADN bằng phương pháp dạy các tình huống ra đề: Tổng hợp ở nhiều tài liệu và đề thi tôi nhận thấy có 16 tình huống tính tổng số nuclêôtit thường gặp: 1. Một gen dài 5100A 0 . Tính tổng số nuclêôtit của gen ( N ) l 5100 N = .2 = .2 = 3000 3,4 3,4 2. Một gen có 150 vòng xoắn. Tính tổng số nuclêôtit của gen N = số vòng xoắn . 20 = 150 . 20 = 3000 3. Một gen có A = 600, G = 900. Tính tổng số nuclêôtit của gen N = 2 .( A + G ) = 2 .( 600 + 900 ) = 3000 4. Gen có khối lượng 720000 đvc. Tính tổng số nuclêôtit của gen N = 720000 : 300 = 2400 4
  5. 5. Gen có 3598 liên kết hoá trị D-P. Tính tổng số nuclêôtit của gen N = ( liên kết D-P + 2) : 2 = ( 3598 + 2) : 2 = 1800 6. Một gen nhân đôi hai đợt đã hình thành 8994 liên kết hóa trị D-P. Tính tổng số nuclêôtit của gen Gọi m là số đợt nhân đôi của gen . Số liên kết hóa trị D-P được hình thành ( N – 2 ) ( 2 m - 1) = ( N – 2 ) ( 4 – 1 ) = 8994 N = 3000 7. Một gen có A = 20% và có 3900 liên kết hidro. Tính tổng số nuclêôtit của gen - Tỉ lệ % các loại nucleeootit của gen %A = % T = 20% %G = %X = 30% - Gọi N là tổng số nuclêôtit, số lượng từng loại nuclêôtit của gen là A = T = N.20/100, G = X = N. 30/100 (1) 2 A + 3G = 3900 (2) thế (1) vào (2) được 2N.20/100 + 3N.30/100 = 3900 N = 3000 8. Một cặp gen alen A,a có A = 1650 G = 1350. Tính tổng số nuclêôtit của gen Ta có A A +A a = 1650 G A + G a = 1350 N/2+N/2 = 3000 9. Hai gen có chiều dài bằng nhau, khi tái sinh đã lấy từ môi trường24000 nuclêôtit.Biết gen có số nuclêôtit trong khoảng1800 – 3000. Tính tổng số nuclêôtit của mỗi gen Gọi số lần nhân đôi của gen thứ nhất lá x, số lần nhân đôi của gen thứ hai là y ( x,y nguyên dương).Ta có phương trình N( 2 x + 2 y - 2) = 24000 Giải phương trình có hai trường hợp - Trường hợp 1: x = 1 y = 3 N = 3000 - Trường hợp 2: x = 2 y = 3 N = 2400 10. Một gen có tổng hai loạc bằng 40% và 3900 liên kết hidro. Tính tổng số nuclêôtit của gen - Tỉ lệ các loại nuclêôtit của gen + Giả sử hai loại có tổng 40% là G và X %G = % X = 20% %A = % T = 30% + Gọi N là tổng số Tính tổng số nuclêôtit của gen A = T = N.30/100 G = X = N.20/100 (1) 2A + 3G = 3900 (2) thế (1) vào (2)có 2N.30% + 3N.20% = 3900 N = 3250 Kết quả này không thỏa mãn vì 3250 không phải là bội số của 3. Như vậy hai loại nuclêôtit có tôngt 40% phải là A và T. Với cách giải yương tự tìm được N = 3000 11. Một gen điều khiẻn giải mã môi trường cung cấp1660 axit amin. Phân tử mARN sinh từ gen có A : U : G : X = 5:3:3:1. Biết một phân tử prôtêin hoàn chỉnhcó số axit amin nằm trong khoảng 198 – 498. Tính tổng số nuclêôtit của gen Gọi số phân tử prôtêin là x( x nguyên dương). Số axit amin của một phân tử prôtêin do môi trường cung cấp là 1660/x x = 4 hoặc x = 5 5