Tham luận Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

doc 7 trang sangkien 7420
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctham_luan_cong_tac_boi_duong_hoc_sinh_gioi.doc

Nội dung text: Tham luận Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

  1. THAM LUẬN CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI (Tổ hóa - sinh - CN) Kính thưa các vị đại biểu! Kính thưa đoàn chủ tịch! Thưa hội nghị! Vừa qua, tôi và các đồng chí đã được nghe kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 của trường THCS Thị trấn 2, tôi nhất trí với kế hoạch trên và tôi có thêm tham luận về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương nói chung. Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng đó, tổ Hóa – Sinh – C.Nghệ đã xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học. Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Trong những năm gần đây, qua các kỳ thi HSG vòng huyện, vòng Tỉnh chúng ta đã đạt được những thành công nhất định góp phần vào kết quả thi HSG chung của toàn trường. Trước hết chúng tôi nhìn lại thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi 1. Thuận lợi: - Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH, có những kế hoạch cụ thể, lâu dài trong công việc bồi dưỡng HSG. - Trường từng bước có khắc phục cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tương đối đầy đủ giúp cho việc dạy và học. - Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG nhiều năm liền. - Trong những năm liền tổ luôn có HSG ở các vòng huyện và tỉnh, điển hình như: Năm 2010-2011: Có 4 HSG huyện (2 HS môn Sinh + 2 HS môn Hóa) và 1 HSG tỉnh (Môn sinh). Năm 2011-2012: Có 4 HSG huyện (2 HS môn Sinh + 2 HS môn Hóa) và 2 HSG tỉnh (1 HS môn sinh + 1 HS môn Hóa).
  2. Năm 2010-2011: Có 4 HSG huyện (2 HS môn Sinh + 2 HS môn Hóa) và 3 HSG tỉnh (2 HS môn sinh + 1 HS môn Hóa). 2. Khó khăn: - Cơ sở vật chất trường của trường còn hạn chế cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến việc dạy và học. - Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm do đó cường độ làm việc quá tải và việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế. - Học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, lại phải học thêm những môn khác, cộng thêm chương trình bồi dưỡng HSG nên rất hạn chế về thời gian tự học nên các em đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng HSG, do đó kết quả không cao là điều tất yếu. - Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa cố gắng nhiều nên kết quả thi học sinh giỏi ở một số môn chưa cao. - Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu. Sau đây tôi trình bày: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: Giải pháp 1. Về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi: - Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 của trường THCS Thị trấn 2. - Căn cứ vào số lượng giáo viên và trình độ đào tạo của giáo viên trong tổ năm học 2013 – 2014. - Căn cứ vào một số kết quả khác của tổ năm học 2012 - 2013. Tổ Hóa – Sinh – C.Nghệ đã xây dựng kế hoạchbồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9, học sinh mũi nhọn khối 8; Kế hoạch cụ thể: Stt Môn Kế hoạch bồi dưỡng Giáo viên bồi dưỡng 1 Hoá học 9 6 tiết/tuần/ 2GV Cô Loan, Oanh 2 Hoá học 8 (Bd hè) 6 tiết /tuần/ 2GV Cô Loan, Oanh 3 Sinh học 9 6 tiết /tuần/ 2GV Cô Nhạn, Hương
  3. Cô Truyền, Nhạn, 4 Sinh học 8 (Bd hè) 6 tiết /tuần/ 3GV Hương 5 Sinh học 7 Bồi dưỡng ngay trên lớp Cô Nga dạy 6 Sinh học 6 Bồi dưỡng ngay trên lớp Cô Hương dạy Giải pháp 2. Đối với cán bộ tổ: - Cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lý, lựa chọn giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hướng ổn định để phát huy kinh nghiệm của giáo viên. - Phát hiện và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 6 (đ/v môn Sinh) và lớp 8 (đ/v môn Hóa), cử giáo viên có kinh nghiệm dạy bồi dưỡng. - Cần tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng đối với giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. - Đối với năm học tiếp theo tôi xin đề xuất ý kiến của tôi như sau: Nói một cách ví von là “Nuôi và o gà”. Cụ thể: + Đối với Sinh lớp 6, 7: GV dạy và phát hiện chọn và tự bồi dưỡng ngay trên từng tiết dạy (Bằng nhiều hình thức khác nhau, câu hỏi tư duy ). + Đối với lớp 8: chúng ta lựa chọn đội tuyển ngay sau khi kết thúc năm học thông qua việc trao đổi với giáo viên giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp. + Lên kế hoạch Bồi dưỡng ngay từ trong hè, qua đó lọc dần qua các cuộc thi cấp trường. + Thông qua giáo viên chủ nhiệm định hướng, sự thỏa thuận của giáo viên bồi dưỡng ở các đội tuyển để tránh tình trạng chồng chéo giữa môn này với môn kia. + Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cần được tiến hành thường xuyên cả trên lớp và các buổi chiều riêng, không nên để gần thi mới tích cực bồi dưỡng làm cho học sinh quá tải đồng thời ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn học khác của học sinh.
  4. Giải pháp 3. Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng: Qua một thời gian tham gia công tác bồi dưỡng HSG, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng trong công tác này cần thực hiện tốt những công việc sau đây: - Muốn có HSG phải có Thầy giỏi vì thế người thầy phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo. Phải thường xuyên tìm tòi các tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt là trên mạng internet. Lựa chọn trang Web nào hữu ích nhất, tiện dụng nhất, tác giả nào hay có các chuyên đề hay, khả quan nhất để sưu tầm tài liệu - Trong công tác BDHSG khâu đầu tiên là khâu tuyển chọn học sinh khâu này rất quan trọng. Như phần trên tôi nói. - Bước tiếp theo, sau khi lựa chọn được học sinh, chúng ta lập kế hoạch cho HS và cho mình một cách cụ thể tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Dạy theo chuyên đề là biện pháp mà tổ chúng tôi thấy đó là hữu hiệu nhất mà tôi sử dụng. - Nắm vững phương châm: dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao - Thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy - dạy kiểu dạng bài có quy luật trước, loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt sau. - Để giải được các bài toán dành cho học sinh giỏi, học sinh cần phải hiểu kiến thức một cách cơ bản, hệ thống, vững chắc, sâu sắc và có khả năng vận dụng linh hoạt. + Mỗi loại kiến thức (khái niệm, định luật, định lý ) đều có nội hàm riêng và cách vận dụng (hay quy tắc, phương pháp, công thức) đặc trưng của nó. Khi dạy cần phải thông qua một số bài thí dụ cụ thể để khắc sâu cho học sinh đầy đủ, cặn kẽ nội hàm và phương pháp vận dụng của kiến thức đó. Được như vậy, khi gặp hàng chục, hàng trăm bài khác, mặc dù có những chi tiết cụ thể khác nhau nhưng học sinh vẫn làm được vì chúng giống nhau ở điểm cốt lõi. + Có những loại bài liên quan đến đến rất nhiều loại kiến thức kỹ năng khác nhau, học sinh muốn làm được cần phải biết chia bài đó thành nhiều bài toán nhỏ, trong mỗi bài nhỏ dùng kiến thức, kỹ năng nào. Muốn làm được như vậy, học sinh phải nắm thật vững nội hàm và phương pháp vận dụng của từng loại kiến thức, biết được chúng liên quan với nhau như thế nào (hay từng kiến thức nằm trong một hệ thống như thế nào, sử dụng công thức nào ), từ đó mới biết khi nào cần sử dụng kiến thức nào. Dù cho bài toán biến hoá nhiều kiểu, nhưng cũng không ra ngoài những kiến thức và phương pháp trong chương trình đã học. - Lý do phải dạy theo nhưng phương châm nêu trên: + Dạy chắc cơ bản trước rồi mới nâng cao: Các bài cơ bản là những bài dễ, chỉ liên quan đến một hoặc vài loại kiến thức kỹ năng, cần phải luyện tập nắm vững từng
  5. loại trước đã. Sau đó mới nâng cao dần những bài tổng hợp nhiều loại kiến thức, học sinh đã nắm vững từng loại sẽ dễ dàng nhận ra và giải quyết được. Đối với học sinh giỏi bước này có thể làm nhanh, hoặc cho tự làm nhưng phải kiểm tra, biết nắm chắc cơ bản rồi mới nâng cao, nếu bỏ qua bước này trình độ của học sinh sẽ không ổn định và không vững chắc. + Mỗi loại cần thông qua một hoặc hai bài điển hình, quan trọng là phải rút ra phương pháp rồi cho thêm một số bài cho học sinh tự vận dụng cho thành thạo phương pháp, cần kiểm tra thẩm định xem học sinh đã nắm chắc chắn chưa, nếu chưa chắc chắn cần phải củng cố đến khi được mới thôi. + Hầu hết các bài đều có thể quy về một loại nào đó cùng nhiều bài khác có quy tắc giải chung, đó là phổ biến: mỗi loại bài toán có một loại nguyên tắc, cứ xác định đúng loại bài, sử dụng đúng nguyên tắc là giải quyết được. Nhưng cá biệt có một ít bài không theo những nguyên tắc chung, thuộc những tình huống cá biệt, có thể sử dụng những cách riêng, thường không rõ quy luật, nhưng giải quyết nhanh. Cần phải coi trọng loại bài có nguyên tắc là chính. Loại sau chỉ nên giới thiệu sau khi đã học kỹ loại trên, vì loại đó học bài nào chỉ biết bài đó mà không áp dụng cho nhiều bài khác được. - Nên tránh: + Một số giáo viên mới bồi dưỡng học sinh giỏi, thường hay nôn nóng, bỏ qua bước làm chắc cơ bản, cho ngay bài khó, học sinh mới đầu đã gặp ngay một “mớ bòng bong”, không nhận ra và ghi nhớ được từng đơn vị kiến thức kỹ năng, kết quả là không định hình được phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, càng học càng hoang mang. + Một số lại coi những bài đơn lẻ không có quy luật chung là quan trọng, cho học sinh làm nhiều hơn và trước những bài có nguyên tắc chung (coi những bài đó mới là “thông minh”), kết quả là học sinh bị rối loạn, không học được phương pháp tư duy theo kiểu đúng đắn khoa học và thông thường là: mỗi loại sự việc có một nguyên tắc giải quyết, chỉ cần nắm vững một số nguyên tắc là giải quyết được hầu hết các sự việc. - Cuối cùng là công tác kiểm tra kiến thức sau mỗi chủ đề để nắm chắc khả năng tiếp thu, vận dụng của các em từ đó các em rút ra được những sai sót mà sửa chữa, GV cũng có kế hoạch bù đắp những lỗ hỏng (nếu có). Giải pháp 4. Về chương trình bồi dưỡng: - Giáo viên cần biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng khối lớp, về từng mảng kiến thức rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ theo số tiết quy định nhất định và nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em HS bắt nhịp dần.