Tài liệu Thay đổi tư duy giáo dục Việt Nam

doc 44 trang sangkien 4980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Thay đổi tư duy giáo dục Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_thay_doi_tu_duy_giao_duc_viet_nam.doc

Nội dung text: Tài liệu Thay đổi tư duy giáo dục Việt Nam

  1. Thay đổi tư duy giáo dục Việt Nam + 100 Sáng Kiến GD Viết tắt: TD = Tư duy(thinking) , TD ĐL = tư duy độc lập (Independent Thinking), GD = Giáo dục, VN = Việt Nam, HS = học sinh, SV = sinh viên, GTĐ = Gốc tọa độ, ST = sáng tạo (creation), HV= học viên, QT = quốc tế, TG = thế giới, HTĐ = hệ tọa độ, CT = chủ thể, KT = khách thể , CL = công lập , NCL = ngoài công lập, XH = xã hội, XHH = xã hội hóa, HQC = hệ quy chiếu, GV = giáo viên, ĐH= đại học, THPT = trung học phổ thông, THCS = trung học cơ sở , PHHS = Phụ huynh học sinh , TTN = thanh thiếu niên, PH = Phụ huynh, TL = tài liệu, TrQ = Trung Quốc, DN = Doanh nghiệp, SP = sản phẩm, NT = Nhà trường, ĐT = đào tạo, CNTT&TT = công nghệ thông tin & truyền thông, PNTE = phụ nữ, trẻ em 1)So sánh tư duy giáo dục Việt Nam và của nước ngoài: Việt Nam(VN): Coi người thày, SGK là trọng tâm, là chủ yếu, là chủ thể của việc học, quá đề cao vai trò của thày và SGK, xem nhẹ vai trò của người học, coi người học là khách thể. Nước Ngoài (NN): Lấy người học làm trọng tâm, là chủ yếu, là chủ thể của việc học, đề cao người học hơn là người thày và SGK, thày và SGK sẽ là khách thể. VN: đầu vào trường ĐH rất khó, ra trường rất dễ(đã vào là hầu hết sẽ ra trường, gần như không có tính đào thải). NN: đầu vào trường ĐH rất dễ, nhưng để ra trường thì rất khó(tính đào thải rất cao). VN: HS giỏi vào trường công lập(CL), HS yếu vào trường ngoài công lập (NCL). NN: HS giỏi vào trường NCL, HS yếu vào trường CL. VN: Mục lục để cuối sách. NN: Mục lục để đầu sách. Một trong những nguyên nhân của tư duy này xuất phát từ lịch sử và văn hóa, cũng như ngôn ngữ. Ngôn ngữ: Người Việt nói: Đàn chim bay trên bầu trời. (Lấy mình làm chủ thể, làm gốc tọa độ để nói về đối tượng khác, đàn chim là khách thể) Nước ngoài: The birds are flying in the sky. (đàn chim bay trong bầu trời, Lấy đàn chim là trọng tâm, là chủ thể,là gốc tọa độ, đặt mình vào vị trí khách thể,người quan sát đối tượng) VD tương tự: VN: Lũ trẻ chơi ngoài vườn. NN: The children are playing in the garden. (Lũ trẻ chơi trong vườn) Người Việt luôn thể hiện ý kiến chủ quan về đối tượng, luôn lấy mình là gốc tọa độ, là chủ thể , còn đối tượng đc nói đến lại là khách thể >>> Ý kiến đưa ra thường mang yếu tố chủ quan, phiến diện. Trong khi đó người NN coi mình là khách thể, đóng vai trò quan sát khi nói về đối tượng, lấy đối tượng được nói đến làm trọng tâm, làm chủ thể, làm gốc tọa độ >> Ý kiến đưa ra thường khách quan và chính xác hơn. Văn hóa: Trong ca dao tục ngữ VN có những câu: Không thày đố mày làm nên, Muốn con hay
  2. chữ thì yêu lấy thày, (Luôn thể hiện tính thụ động, phụ thuộc, dựa dẫm, ỷ lại) "có mới nới cũ" >> Đề cao tính độc lập, chủ động, sự cố gắng của bản thân, không ỷ lại dựa dẫm). Những câu ca dao tục ngữ trong thời đại này có lẽ đã lỗi thời và lạc hậu khi áp dụng, và chỉ nên sử dụng với ý nghĩa lịch sử, văn hóa chứ không nên áp dụng vào thực tiễn. Di sản của văn hóa phong kiến vẫn còn di căn đến ngày nay, văn hóa này cũng đề cao vai trò của tập thể, xem nhẹ vai trò của cá nhân, xem nhẹ những người trẻ tuổi. Nếu có thành công là thành công của tập thể (khi đó thì ai cũng có công), thất bại là thật bại của tập thể (khi đó thì chẳng ai có lỗi cả, vì là lỗi của tập thể mà), vai trò của cá nhân bị lu mờ. Khi có lỗi thì người nọ đổ lỗi, đẩy trách nhiệm cho người kia, chẳng ai nhận lỗi, khi có công thì ai cũng nhận về phía mình. Còn nước ngoài thì sao, mỗi một tấm bê tông khi đổ người công nhân phải đóng dấu tên mình vào đó, khi công trình bị nứt hỏng, cứ lật bê tông lên, thấy tên ai thì xử người đó > vai trò, trách nhiệm của cá nhân rất rõ ràng và luôn được đề cao. Trong thời đại này chúng ta nên phát triển văn hóa theo hướng bỏ đi những yếu tố lỗi thời, lạc hậu, tiếp cận với những văn minh hiện đại của quốc tế. Văn hóa tiểu nông,ăn xổi ở thì, làm ăn chộp giật, chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, không nghĩ đến lâu dài.Tiểu nông khi sống bừa bãi, vô trật tự, vô tổ chức. Điển hình như khi mua tem vé tháng xe bus, lên xe, ăn uống , vào sân vận động không bao giờ người VN có khái niệm xếp hàng, tất cả đều nháo nhào, chen lấn, xô đẩy, kéo áo nhau > 1 VD về văn hóa tiểu nông, như vậy thì sẽ nhanh cho 1 số người, nhưng sẽ chậm hơn cho tất cả( VD có 100 người mua tem vé tháng xe bus, nếu xếp hàng lần lượt từng người 1 thì chỉ mất 100 phút là ai cũng mua được, nhưng nếu nháo nhào,chen lấn,xô đẩy sẽ mất 200 phút để ai cũng mua được, như vậy vì không xếp hàng trung bình mỗi người đã mất đi 1 phút vô ích, giả sử trung bình 1 ngày mỗi người VN có 1 lần không xếp hàng thì trong 1 ngày 83 triệu người sẽ mất 83 triệu phút vô ích ( ~ 158 năm),và 1 năm sẽ mất ~57.639 năm vô ích!!!). Người VN còn có thói quen "giờ cao su", tác phong làm việc chưa tốt, đi làm thì muộn 5 > 15 phút, lúc nghĩ làm thì lại sớm hơn 5 > 15 phút, trong giờ làm thì có khi còn lơ là, làm việc khác, còn người nước ngoài thì đi làm không muộn 1 giây (có máy chấm công, nếu muộn 1 giây cũng coi như đi muộn), tác phong làm việc công nghiệp, tập trung tối đa vào công việc, còn 1 phút nữa là hết giờ họ vẫn làm cho hết phút cuối ấy. Có 1 câu chuyện ngụ ngôn khá hay thế này: Năm ấy hạn hạn mất mùa, dân chúng đói khát bèn bắc thang lên trời xin ăn (lúc đó chỉ có người Nga, người Trung Quốc và người VN). Người Nga và người Trung Quốc đến trước gõ cổng trời nhưng Ngọc Hoàng đều bảo Thiên Lôi không được mở cửa. Nhưng khi người VN đến gõ cổng thì
  3. Ngọc Hoàng lại sai Thiên Lôi mở cổng ra, Thiên Lôi ngạc nhiên hỏi: "Dạ bẩm Ngọc Hoàng, tại sao lại mở cổng cho người VN ?", Ngọc Hoàng nói: "Có mở ra thì chúng nó cũng không vào được ", Thiên Lôi kinh hãi: "Dạ bẩm Ngọc Hoàng, tại sao lại như thế ạ?", Ngọc Hoàng cười nói: " Vì chúng nó kéo áo nhau!!!" Tâm lý trò phải thua thày, trẻ phải thua già coi thường người trẻ còn phổ biến trong xã hội (rất là hãm tài). Cái tâm lý đó cũng là 1 điều cản trở TD ĐL và ST của những người trẻ, làm họ thiếu tự tin khi thuyết trình trước những "cây đa, cây đề". Cứ bảo làm sao mà thanh thiếu niên (TTN) VN lại nhút nhát, rụt rè, thụ động hơn TTN các nước khác, tại sao XH, rồi ngành GD cứ chê bai điều đó khi mà chính TD GD chưa đúng đắn, và cả tư duy của XH còn bảo thủ, cũ kỹ gây ra ? Không chỉ trong học tập, mà trong rất nhiều hoạt động khác TTN luôn bị coi là khách thể, là nhân vật phụ, là đối tượng để cho người lớn phục vụ, tại sao không để TTN là chủ thể, là nhân vật chính ? Mọi người lớn đều đã từng là TTN vậy cũng phải hiểu được 1 chút gì đó tâm lý, mong muốn của TTN chứ? Khi TTN làm sai, hoặc sa ngã , người lớn luôn luôn trách móc, phê phán, kết tội TTN, vậy xin hỏi trách nhiệm của người lớn ở đâu khi không tạo ra những sân chơi lành mạnh cho TTN (cả thực lẫn ảo), khi không GD TTN đến nơi đến chốn, đúng cách, đúng mực, khi coi thường TTN, và khi chính người lớn cũng sai trái (tham nhũng, tiêu cực, tội ác, luật bất thành văn, ) ? Một con dao có 2 lưỡi, 1 vấn đề có 2 mặt, có nói đi thì cũng phải nói lại , sao người lớn chỉ nhìn thấy 1 lưỡi của con dao, chỉ nhìn thấy 1 mặt của vấn đề, chỉ có nói chiều đi ? Truyền thống tôn sư trọng đạo, kính trên nhường dưới có lẽ cũng nên được thay đổi, nên được hiện đại hóa cho phù hợp thời đại . Bởi vì khái niệm thày và trò có thể hiểu rộng ra là khái niệm người cho kiến thức (Knowledge Provider - KP) và người nhận kiến thức (Knowledge Receiver - KR), như vậy đôi khi trò là KP, thày là KR, và quan hệ cho kiến thức - nhận kiến thức (KP to KR) sẽ vô cùng đa dạng, bởi vì có thể nhận kiến thức từ vô số nguồn từ thực tiễn, sách báo, truyền hình, Internet, Còn khái niệm kính trên nhường dưới cũng trở thành 1 khái niệm tương đối, chứ không còn đồng nghĩa với ít tuổi - nhiều tuổi như xưa : VD như 1 người mới chỉ ngoài 20 đã bắt đầu chơi chứng khoán, còn người khác ngoài 50 mới bắt đầu chơi, và cái người ngoài 20 tuổi ấy lại là người chơi lâu năm hơn, nhiều kinh nghiệm hơn cái người ngoài 50, như vậy khái niệm trên và dưới nên được hiểu rộng ra là những người đi trước, có nhiều kinh nghiệm hơn trong 1 lĩnh vực nào đó là người trên, người đi sau, ít kinh nghiệm là người dưới. Lịch sử: Nền văn minh lúa nước, tính cộng đồng rất cao, đề cao vai trò của tập thể (bộ tộc, làng xóm, họ mạc, gia phong, ), vai trò của cá nhân bị lu mờ. Tính cộng đồng là yếu tố mang tính chất ỷ lại, dựa dẫm đã ăn sâu vào tiềm thức qua nhiều thế hệ >> không có chỗ cho TD ĐL và ST > không còn phù hợp trong thời đai ngày nay. 2)Thay đổi cách hiểu về cặp khái niệm Thày - Trò Tại sao chúng ta cứ quan niệm máy móc rằng, người đứng trên bục giảng, đeo thẻ GV thì là thày, còn HSSV ngồi dưới là trò? Quan niệm đó rất đúng ở thời xa xưa khi mà trình độ phát triển của XH rất thấp, nhưng hiện nay thì quan niệm đó là chưa đầy đủ, chưa toàn diện. Khi ta đọc cuốn sách của người khác thì ta thu nhận được kiến thức của người ấy, người ấy là thày của ta, mặc dù người ấy không đứng trên bục giảng, không đeo thẻ GV, không làm trong ngành GD. Hoặc khi ta đọc, nghe, xem trên báo, đài, truyền hình,internet nói
  4. về 1 người nào đó, rồi từ đó ta học theo cách nghĩ, cách nói, cách làm của người ấy thì người ấy cũng là thày của ta. Còn nếu những GV đứng trên bục giảng nói những toàn điều mà ta đã học rồi, biết rồi, chưa có gì mới, ta không tiếp thu kiến thức nào của GV ấy thì GV ấy không phải là thày của ta. Còn người GV cũng nên thay đổi cách nghĩ: không phải những em HSSV ngồi ở dưới mới/ phải là trò của mình, chỉ cần thấy có người tiếp thu kiến thức của mình, nói và làm như mình thì đó là trò của mình rồi. Còn những em HSSV ngồi ở dưới nghe mình nói mà không tiếp thu kiến thức của mình (có thể em HSSV ấy đã học rồi, biết rồi) thì em đó chưa phải là trò của mình. Và kể cả những người bạn quanh ta, rồi những người mà ta tiếp xúc họ cũng sẽ là thày của ta, nếu họ dạy ta 1 kiến thức nào đó, hoặc dạy ta 1 nghị lực, 1 cách sống, cách nói, cách nghĩ, cách làm hay. Như vậy khi có quá trình cho - nhận kiến thức thì có quan hệ thày trò, ở thời xưa thì quá trình cho - nhận kiến thức là 1 quá trình lâu dài, nhưng trong thời đại hiện nay, quá trình đó có thể diễn ra 1 cách rất nhanh, thậm chí là tức thời [Khi ta tìm kiếm 1 thông tin trên Internet, chỉ cần vài giây ta đã có thể nhận được kiến thức]. Và vì thế việc hoán đổi vị trị thày - trò cũng sẽ diễn ra nhanh chóng, tức thời: phút trước ta là thày(trò), nhưng phút sau ta đã là trò(thày). Như vậy kể cả sách báo, đài, truyền hình, internet cũng có thể là thày của ta. Khái niệm thày - trò cần được mở rộng ra là: Người/vật/sự kiện/hiện tượng cho kiến thức sẽ là thày, còn người/vật/sự kiện/hiện tượng tiếp thu kiến thức sẽ là trò. Một người vừa có thể trong lĩnh vực này là thày, nhưng lĩnh vực khác lại là trò, lúc này là thày, lúc khác là trò, và người trò cũng có lúc, có lĩnh vực là thày. Hơn nữa với hình thức đào tạo trực tuyến E- Learning, lớp học đã trở lên vô hình. không còn phải là 4 bức tường, không cần phải có bàn ghế, phấn , bảng ? Thày và trò không còn phải trực tiếp đứng cạnh nhau(nhưng vẫn có thể nhìn thấy nhau, nghe nhau nói). Khái niệm "gõ đầu trẻ" để chỉ việc dạy học là rất đúng ở thời xưa, vì khi đó thày bao giờ cũng già hơn trò. Còn bây giờ có cả khái niệm "gõ đầu già" khi những người cao tuổi được những người trẻ dạy vi tính/ photoshop/ chứng khoán/tiếng Anh, Còn 1 điều quan trọng nữa: người thày lớn nhất chính là thực tiễn cuộc sống, thực tiễn sẽ dạy con người những điều không có trong sách vở, những điều chưa ai làm, chưa ai nói đến,và chưa ai nghĩ đến. Học hỏi từ thực tiễn hơn là học hỏi bất cứ người thày nào(lịch sử và triết học đều thừa nhận. Nhờ thực tiễn mà con người tìm ra lửa, biết nấu chín thức ăn, biết chế tác công cụ lao động, máy móc, Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 là người thày của các nhà kinh tế học. Vụ khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ là người thày của cơ quan an ninh, chống khủng bố các nước. Vụ sóng thần tại Thái Lan năm 2004là người thày của các trung tâm cảnh báo bão trên thế giới. Con người đã chế tạo những robot lau cửa kính mô phỏng chuyển động của con nhện, chế tạo máy bay mô phỏng hình thái động lực học của con chim, chế tạo tàu thủy/tàu ngầm mô phỏng hình thái động lực học của con cá, chế tạo robot mô phỏng chuyển động con giun (khoan thăm dò dầu khí, địa chất), chế tạo robot mô phỏng chuyển động con ốc sên. Khi đó con nhện, con cá, con chim, con giun, con ốc sên là thày của con người. Nhờ có quả táo rơi vào đầu mà Isaac Newton phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn, Alessandro Volta đã phát minh ra pin do khi ông chạm tay vào 1 xâu gồm các đồng tiền bằng bạc và kẽm ông thấy có dòng điện phát ra. Đó là rất rất nhiều những