Tài liệu Dạy – Học: Kinh nghiệm & Sáng tạo
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Dạy – Học: Kinh nghiệm & Sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tai_lieu_day_hoc_kinh_nghiem_sang_tao.doc
Nội dung text: Tài liệu Dạy – Học: Kinh nghiệm & Sáng tạo
- Hoàng Dân Dạy – học Kinh nghiệm & Sáng tạo (Hưởng ứng cuộc thi “Sáng tạo giáo dục” do Bộ GD&ĐT công bố ngày 14 tháng 11 năm 2008) Hà Nội, 12.2008 1
- Lời vào sách Ngày 14 tháng 11 năm 2008, tại trường THCS Đống Đa, Hà Nội, Bộ GD&ĐT chính thức công bố và kêu gọi các thầy cô giáo trên cả nước hưởng ứng cuộc thi “Sáng tạo giáo dục” nhằm phát hiện, tôn vinh những cống hiến của các thầy cô giáo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục. Các sáng kiến của thầy cô giáo thể hiện trong giảng dạy trực tiếp các môn học, chế tạo đồ dùng dạy học hiệu quả; cũng có thể là sáng kiến tổ chức các phong trào, hoạt động nhằm hướng học sinh đến một môi trường thân thiện. Thật ra, “Sáng tạo giáo dục” đã có từ trước cái mốc 14.11.2008 rất lâu rồi, lâu như chính lịch sử của nền giáo dục vậy. Ngày xưa là “ông đồ”, ngày nay là “thầy giáo”, cách gọi tuy có khác nhau nhưng tất cả những ai tâm huyết với cái nghề dạy học theo tinh thần “sinh ư nghệ, tử ư nghệ” đều thấm thía lời nhắn nhủ của Mạnh Tử: “Giáo diệc đa thuật hĩ” (Giáo dục cũng có nhiều phương pháp khác nhau)! Trong những năm gần đây, nhiều thầy cô giáo trên cả nước từng trăn trở về một cuộc “vượt thoát” khỏi những trì trệ, nhàm chán trong hoạt động dạy học hằng ngày của mình. Cuộc “vượt thoát” đó có thể bắt đầu từ những việc làm cụ thể, rất nhỏ, rất thầm lặng; nhưng những hiệu quả ban đầu của nó thì thật đáng khích lệ, biểu dương. Cách đây khoảng hai năm, một bài văn của học sinh Hà Minh Ngọc từng “gây xôn xao cư dân mạng”, một bài văn của học sinh Nguyễn Thị Hậu khiến nhiều người rơi lệ. Cuối tháng 10 năm 2008, báo Tuổi Trẻ giới thiệu những “giờ học cảm động” của thầy Trần Tuấn Anh, cách ra đề tập làm văn “gói trọn yêu thương” của cô Dương Thu Trang Dù ít hay nhiều, dù “chuẩn” hay “chưa chuẩn” thì tất cả những cố gắng đổi mới đó đều đã thực sự góp phần tạo nên một sinh khí mới cho hoạt động dạy học. Do thường xuyên được gặp gỡ, trao đổi với những đồng nghiệp có tinh thần như thầy Tuấn Anh, cô Thu Trang; chẳng hạn như thầy Đỗ Văn Thái, cô Đặng Nguyệt Anh (trường THPT Hà Nội – Amsterdam), cô Đỗ Kim Oanh (trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ, Hà Nội), thầy Nguyễn Hùng Tiến (trường THCS Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội), cô Lê Kim Tuyến (trường THCS Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội), cô Nguyễn Thị Thanh Hà (trường THCS ái Mộ, quận Long Biên, Hà Nội), cô Đỗ Thị ánh Tuyết (trường THCS Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội) ; chúng tôi nảy ra ý định biên soạn một cuốn sách nhỏ nhằm tập hợp một số suy nghĩ, kinh nghiệm, đổi mới trong hoạt động dạy học để có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho bạn bè, đồng nghiệp gần xa. ý định ấy đã trở thành một quyết tâm khi có lần, cô Đặng Nguyệt Anh đưa cho chúng tôi xem một số đề văn nghị luận xã hội, ví dụ: Những suy nghĩ của anh (chị) sau khi đọc bài báo “Chàng trai đến sau mối tình a xít”/Những suy nghĩ của anh (chị) sau khi đọc bài báo “Chỉ những thanh niên đảm bảo tiêu chuẩn mới có thể là Hoa hậu Việt Nam” ; chúng tôi ghi nhận đây là những đề văn mở vừa nóng hổi hơi thở của cuộc sống, vừa rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh THPT; do đó có đề nghị mượn lại những tập bài làm của học sinh để tham khảo. Kết quả cho thấy rằng học sinh rất hứng thú với các đề văn kiểu này và điều quan trọng hơn, các em được tạo cơ hội để bày tỏ những quan niệm của mình về cuộc sống, tình yêu, ước mơ ; trong đó có cả những đòi hỏi chính đáng của tuổi trẻ học đường đối với các thầy cô giáo, với nhà trường và xã hội. Cùng với việc thay đổi cách ra đề, cô Nguyệt Anh còn có những sáng tạo trong tiết trả bài tập làm văn khiến cho tiết học này cũng trở nên sinh động, thiết thực và bổ ích hơn. Có thể nói những việc làm của các thầy cô giáo Tuấn Anh, Thu Trang, Nguyệt Anh là những việc làm khiêm nhường, lặng lẽ; nhưng tác động tích cực của nó tới ý thức và tình cảm của học sinh lại không hề nhỏ chút nào. Chúng tôi nghĩ cuốn sách này ra đời sẽ giống như một tiếng nói đồng tình, đồng cảm, trân trọng và ủng hộ những việc làm trên của các đồng nghiệp. Rất mong tiếp tục nhận được những suy nghĩ đổi mới, những kinh nghiệm và cả những ý kiến trao đổi, góp ý của bạn đọc gần xa! Cuốn sách gồm hai phần chính như sau: Phần I. Diễn đàn giáo dục Phần II. Tư liệu dạy học 2
- Tác giả Phần I. Diễn đàn giáo dục Sáng tạo là hơi thở của giáo dục Tôi đã chọn nghề dạy học như là cách để sống có ý nghĩa hơn và mang niềm vui đến cho mọi người, đặc biệt là các em học sinh của tôi. Tôi cũng đã chọn nghề dạy học như là lựa chọn một nghề mà luôn có những thách thức nho nhỏ mỗi ngày. Trước một bài giảng mới, tôi luôn tự hỏi làm sao để học sinh có thể tiếp nhận và phát triển những điều thú vị mà tôi muốn chia sẻ. Gần 30 năm đứng trên bục giảng, tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện cảm động về nỗi bất hạnh, sự dũng cảm và lòng trắc ẩn, nhưng không có câu chuyện nào lại hứng khởi như những câu chuyện về niềm vui của học sinh khi tìm được sự gần gũi từ thầy cô hay khi tiếp thu được kiến thức mới dễ dàng như hít thở bầu không khí trong lành. Niềm hứng khởi đó khẳng định sự lựa chọn nghề nghiệp của tôi và khích lệ tôi tìm tòi trong công việc giảng dạy. Tôi nghĩ rằng sáng tạo trong giáo dục là một việc giản dị nhưng cần thiết như là hít thở không khí mỗi ngày. Sáng tạo trong giáo dục bắt đầu đơn giản từ việc mang đến cho học sinh nụ cười trong những giờ học khô khan. Sáng tạo trong giáo dục là trò chuyện với các em về lòng trắc ẩn sau những bài giảng về đạo đức, giúp các em liên tưởng về việc Aristote từ hơn 2.000 năm trước đã đo chu vi trái đất sau những bài giảng môn hình học lớp 8. Sáng tạo trong giáo dục là làm sao để thầy cô trở thành người bạn của mỗi học sinh, để bài giảng kiến thức trở thành niềm vui khám phá. Hãy lắng nghe lời một học sinh chia sẻ trên báo Tuổi Trẻ: “Em mong thầy cô nên gần gũi hơn để mỗi khi vào lớp chúng em không cảm thấy lo sợ, hồi hộp. Mong thầy cô không nên quá cáu gắt khi học sinh mắc phải những lỗi nhỏ Những giờ học để lại ấn tượng sâu sắc trong em là giáo viên dạy hay, hài hước, lắng nghe, tôn trọng ý kiến học sinh. Bài giảng sẽ sinh động khi thầy cô cho cả lớp thảo luận và thi đua giữa các nhóm để những giờ vật lí, toán, địa lí, giáo dục công dân không còn khô khan nữa ”. Sáng tạo trong giáo dục sẽ mang niềm vui cuộc sống và niềm khích lệ học tập vào tuổi thơ mỗi học sinh. Sáng tạo trong giáo dục cũng đồng nghĩa với việc làm cho mỗi ngày đứng trên bục giảng của thầy cô giáo trở nên khác lạ và có nhiều ý nghĩa hơn. Không chỉ sự xuất hiện của thầy cô trên bục giảng mỗi ngày sẽ làm giàu tâm hồn các em học sinh, mà cả sự xuất hiện của học sinh trong lớp sẽ làm giàu tâm hồn và cuộc sống của người giáo viên. Giáo dục là gia vị quan trọng nhất cho một xã hội thành công. Tại sao? Bởi giáo dục mang lại cho trẻ em và người lớn cơ hội tiếp nhận kiến thức để làm việc và nhận thức để làm người. Các nhà giáo dục khắp thế giới từ lâu đã nhận thấy vai trò trung tâm của giáo dục trong việc tạo ra những cộng đồng tràn ngập lòng nhân ái cũng như những nền kinh tế sinh động và phát triển. Bởi vậy mà mỗi ngày, trong từng giờ học, trong mỗi lớp học khang trang nơi thành thị hay nhà tranh vách đất ở miền núi xa xôi, trong phòng họp của trường THCS Đống Đa hay của Bộ GD&ĐT, những người làm giáo dục đang làm thay đổi tương lai của đất nước này. (Đỗ Thị Hồng Hà, GV trường THCS Đống Đa, Hà Nội. Bài phát biểu tại lễ phát động cuộc thi “Sáng tạo giáo dục” ngày 14 tháng 11 năm 2008) Người thầy cảm động Không có những lí thuyết khô cứng, xa xôi, thầy giảng trò nghe những câu chuyện giản dị về tình thương của cha mẹ, chuyện trẻ con hay vùng vằng, hờn dỗi, hỗn láo với cha mẹ và tâm sự của một người con khi cha mẹ đã qua đời. Và học trò đã khóc Bài giảng hôm ấy là Xây dựng gia đình văn hoá, môn GDCD lớp 7, thầy giáo Trần Tuấn Anh mang vào lớp những bức ảnh một người cha dầm mưa dãi nắng, một người mẹ nghèo với gánh hàng rong kiếm tiền nuôi con ăn học. Chuyện về những bài giảng làm rơi nước mắt học trò của thầy giáo mới ra trường Trần Tuấn Anh lan ra, hai giáo viên bộ môn khác cùng đến dự giờ, nghe thầy giảng cũng ngậm 3
- ngùi. Những tiết dạy của thầy từ đó được học sinh của trường THCS Bạch Đằng (Q.3, TP HCM) gọi là “giờ học cảm động”. Những bài giảng của “Mr Giản dị” Dạy bài Giản dị ở lớp 7, thầy đưa cả lớp xem những bức ảnh chụp trẻ em ăn xin, đánh giày. “Giản dị là không đua đòi, se sua, tiêu tiền hoang phí, khi tiêu xài phải nhớ đến những người nghèo khổ, không cơm ăn áo mặc. Các em được học ở đây, còn ngoài kia có bao nhiêu bạn bè đồng trang lứa không được học hành” Lớp học lắng xuống dần. Đó là tiết dạy đầu tiên trong đời thầy giáo Trần Tuấn Anh vào năm 2007. Thầy thương học trò, giản dị, gần gũi như những bài thầy dạy, mà bài nào cũng hay - đó là nhận xét của những học sinh từng học với thầy Trần Tuấn Anh. Khi đó thầy đi dạy bằng xe đạp, học sinh lớp 7/2 yêu thương gọi thầy bằng biệt danh “Mr Giản dị”. Giờ học bài Biết ơn môn GDCD lớp 6 (tháng 9 năm 2008), thầy mang vào hình ảnh và câu chuyện cá chuối mẹ dùng thân mình làm mồi nhử kiến để mang thức ăn về cho đàn con. Thầy kể hình ảnh người mẹ giặt áo cho con đến quá giới nghiêm bị bắt về đồn – hoàn cảnh ra đời bài hát Lòng mẹ của nhạc sĩ Y Vân. Rồi những hình ảnh thai nhi từ trong bụng mẹ đến từng giai đoạn trẻ thơ được mẹ cha chăm sóc, bế bồng; hình ảnh người mẹ với gánh hàng rong, ngủ vỉa hè giữa trời mưa lạnh; hình ảnh người cha dãi dầm mưa nắng kiếm tiền nuôi con ăn học. Lớp học bắt đầu có tiếng sụt sùi. Cao điểm đến đoạn âm thanh nói về tâm sự người con khi cha mẹ không còn, rồi bài hát Lòng mẹ nhạc nền có tiếng mẹ ru, tiếng trẻ khóc Lớp học vỡ oà tiếng khóc của những cô cậu học trò lớp 6. Chuyện của trò Lí Trương Kim Hoàn, học sinh lớp 6/1 kể: “Hôm học bài Biết ơn vào tiết cuối buổi sáng, đến giờ ăn trưa nhiều bạn nức nở nghẹn ngào. Cả lớp đều khóc. Chiều về nhà mắt vẫn còn sưng, cha mẹ hỏi vì sao khóc, có bạn ôm chầm lấy mẹ. Cả tuần sau nhóm bạn em vẫn còn xôn xao về bài học đó. Bữa khác, giảng bài Tiết kiệm, thầy kể câu chuyện các bạn bỏ phí cơm, mỗi hạt cơm là công sức cha mẹ. Hôm thầy dạy bài Lễ độ, em tự nghĩ mình phải nói năng cư xử đàng hoàng hơn, không nói leo, chửi bậy. Học xong bài nào em cũng thấy mình còn khuyết điểm, còn thiếu sót, cần phải cố gắng, sửa đổi. Bài nào thầy Tuấn Anh cũng có 3 đến 4 câu chuyện và rất nhiều hình ảnh, âm thanh minh hoạ. Vào trường, gặp thầy giáo nào tay xách bao bị đầy tranh ảnh và cặp loa từ lớp này qua lớp khác ai cũng biết đó là thầy Tuấn Anh. Tới giờ của thầy, tự nhiên cả lớp háo hức, vừa thấy thầy ở cầu thang cả lớp chuẩn bị sẵn sách vở đứng lên chờ thầy vào lớp”. Còn câu chuyện của Hải Mi, học sinh lớp 8/2 kể về những bài học thầy Tuấn Anh dạy năm lớp 7: “Dạy về Lòng yêu thương, thầy cho cả lớp xem những hình ảnh một chú chim bị bắn chết và đôi mắt thảng thốt của một chú chim khác đau buồn bên xác bạn mình. Loài vật còn biết yêu thương nhau kia mà! Lần giảng về mẹ, thầy kể chuyện về một người phụ nữ tật nguyền hai lần bị cưỡng hiếp sinh hai đứa con. Người mẹ ấy mất trí, không nhớ nổi ai là kẻ hại mình, nhưng vì tình thương con, bà một mình sinh con, làm mướn nuôi con Thầy nói bạn nào quậy phá không lo học hành tức là không biết thương cha mẹ. Mỗi tuần chỉ có một tiết GDCD nhưng thầy giảng được rất nhiều điều, bài nào cũng hay, những câu chuyện của thầy thì nhớ thật lâu. Thầy thường cho lớp viết cảm nghĩ sau bài học, từ đó thầy hiểu được tâm tư của các bạn. Giờ ra chơi, thầy thường gặp gỡ, tâm sự với những bạn có hoàn cảnh đặc biệt để an ủi, động viên, khích lệ. Từ những câu chuyện của thầy, nhiều bạn thay đổi lắm. Nhiều học sinh cá biệt trong lớp cũng chuyển biến tích cực, siêng năng hơn. Lớp 7 có tình trạng nam nữ thích nhau. Thầy kể câu chuyện những bạn trẻ vị thành niên yêu sớm, sinh con ra rồi bỏ rơi, những đứa trẻ trở thành mồ côi, bụi đời. Nghe xong, nhiều bạn giật mình, mỗi người tự rút ra bài học cho mình. Những lần kiểm tra 15’, hầu hết thầy cho đề viết về cảm nhận bài học, không phải học thuộc lòng, chỉ cần viết cái gì mình hiểu, rút ra bài học, cố gằng gì từ bài học đó. Môn GDCD từ đó học rất nhẹ nhàng”. Và chuyện của thầy Thầy Trần Tuấn Anh kể: “Năm ngoái, lúc giảng về tình thương cha mẹ cho học sinh lớp 7, mình mới ra trường thấy học sinh khóc nhiều quá cũng sợ. Cô hiệu trưởng động viên: “Không sao, cứ để các em được bày tỏ cảm xúc của mình!”. Năm nay, dạy phần biết ơn cha mẹ, một em nữ lớp 6 khóc rất nhiều, đến quị xuống đất khi được bạn dẫn đi rửa mặt. Trong bài 4