SKKN Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường

doc 9 trang sangkien 29/08/2022 9060
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_truong_hoc_than_thien_hoc_sinh_tich_cuc_gop_ph.doc

Nội dung text: SKKN Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường

  1. Mục lục Phần I. Đặt vấn đề I. Lý do chon đề tài 1.1: Cơ sở lí luận 1.2: Cơ sở thực tiễn II. Mục đích đề tài A. Mục đích nghiên cứu 1. Đề tàI Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. 2. Đề tàI giúp cho cán bộ, giáo viên xác định được trách nhiệm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2008 – 2009 B. Nhiệm vụ của đề tài. 1. Tìm hiểu thực trạng cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong nhà trường phổ thông. 2. Tiến trình và biện pháp thực hiện III. Phạm vi đối tượng nghiên cứu 1. Phạm vi đề tài 2. Phạm vi nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu IV. Những phương pháp nghiên cứu 1. Nghiên cứu lí luận 2. Điều tra thực tế Phần II. Nội dung xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Chương I. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là đòi hỏi khách quan. Chương II. Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường thực hiện xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Phần III. Kết luận. V. Phụ lục báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”
  2. Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường. Phần I. Đặt vấn đề. Năm học 2008 – 2009 Bộ giáo dục & đào tạo phát động nhiều phong trào thi đua : Phong trào “Hai không” với 4 nội dung: Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và ngồi nhầm lớp ; Phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” Mỗi phong trào có nội dung hoạt động riêng nhưng có mục đích chung là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hơn trong nhà trường. Phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” với mục tiêu là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoàI nhà trường để xây dựng môI trường giáo dục an toàn, thân thiện hiệu quảphù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội, hình thành phát huy tính chủ động, tích cực sự sáng tạo của học sinh trong học tập và trong các hoạt động xã hội. Đây là một phong trào thi đua lâu dàI ( 2008 – 2013) do bộ trưởng bộ giáo dục Nguyễn Thiện Nhân phát động ngày 15/5/2008 tại trường THCS Vạn Phúc – Hà Đông với mục tiêu huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoàI nhà trường để xây dựng môI trường giáo dục an toàn thân thiện hiệu quả phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương đáp ứng nhu cầu xã hội. Đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường. I. Lý do chọn đề tài: 1. Cơ sở lí luận: Thấy rõ được yêu cầu và mục đích của phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”là tập trung nguồn lực khắc phục những yếu kém về CSVC thiết bị trường học tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện vui vẻ. Đồng thời tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo, phát huy sự chủ động sáng tạo của thầy cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục, huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức cá nhân trong việc giáo dục văn hóa truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh. Trên
  3. cơ sở đó phong trào đảm bảo tính tự giác sát với điều kiện thực tế và phù hợp với điều kiện nhà trường. 2. Cơ sở thực tiễn: Trường THCS Nam Khê nằm trên địa bàn có nhiều trường chuyên nghiệp dạy nghề: Trường CĐSP Quảng Ninh, Trường Trung cấp xây dựng, trường trung học nông lâm ngư nghiệp , Trường trung cấp kinh tế. Địa phương là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của thị xã. Nhà trường chịu nhiều tác động trong việc “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Đây là điều kiện tất yếu để nhà trường thực hiện tốt cuộc vận động có hiệu quả. II. Mục đích đề tài A. Mục đích nghiên cứu. 1. Đề tài “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nhà trường; giúp cho nhân dân trên địa bàn có điều kiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục con em phát huy khả năng tích cực học tập rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành con ngoan trò giỏi có sức khỏe tốt phcụ vụ gia đình, xã hội. 2. Đề tài giúp cho chính quyền địa phương thấy rõ được trách nhiệm “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” là nghĩa vụ cần thiết để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống, quan hệ “ Giữa người với người” trong cộng đồng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường. B. Nhiệm vụ của đề tài. 1. Tìm hiểu thực trạng về “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” của trường từ đó tham mưu, chỉ đạo “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường. 2. Tiến trình và những biện pháp thực hiện: Thực hiện “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” có hiệu quả đáp ứng mục tiêu đề ra đề tàI sẽ tập trung: - Điều tra cơ bản về những điều kiện “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”từ đó có định hướng và yêu cầu cụ thể tham mưu với ban giám hiệu, với địa phương với ngành giáo dục để “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”.
  4. - Lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường. III.Phạm vi đối tượng nghiên cứu. 1.Phạm vi đề tài: Do điều kiện và năng lực cá nhân còn hạn chế đề tài chỉ tập chung nghiên cứu vào 3 nội dung trong 5 nội dung “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp an toàn. - Dạy và học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của nhà trường giúp các em tự tin trong học tập. - Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh 2.Phạm vị nghiên cưú: “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trên địa bàn trường THCS Nam Khê 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các khối lớp, giáo viên và phụ huynh học sinh. IV. Những phương pháp nghiên cứu cụ thể. Nghiên cứu lý luận: - Chỉ thị số 40/2008/CT – BGD&ĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong các trường phổ thông trong giai đoạn 2008 – 2013 - Giáo dục& thời đại số chủ nhật 16 bài “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” rất cần sáng tạo ( trang 13) - Giáo dục & thời đại số chủ nhật 17, bài “đầu tư CSVC cái gốc của chất lượng” ( trang 16) 1. Điều tra thực tế. Trường THCS Nam Khê với diện tích 6664,7 m2, có 30 CBGV với 222 học sinh trên 8 lớp. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 25% giáo viên nhân ái có năng lực tốt về chuyên môn nghiệp vụ học sinh tích cực chăm chỉ học tập sáng tạo, có ý thức xây dựng trường lớp. Chất lượng học sinh giỏi từ 17% đến chất lượng học sinh giỏi dự thi học sinh giỏi các cấp tăng dần từ 12 – 17 giải trong các kì thi, học sinh yếu kém giảm dần. Về CSVC đang được xây dựng hoàn chỉnh để đạt trường chuẩn quốc gia vào năm 2009.
  5. Những yếu tố trên giúp cho nhà trường tiến hành “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” có những thuận lợi cơ bản góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường. Phần II.Nội dung “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” Chương I.Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực là đòi hỏi khách quan của phong trào thi đua 1.Nhận thức về “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” Đây là một phong trào thi đua lâu dài với những nội dung phong phú và thiết thực được thực hiện trên diện rộng tới từng học sinhvà giáo viên. Để phong trào thi đua đạt hiệu quả cần có sự chỉ đạo sát sao của các cấp quản lý giáo dục. Các trường phổ thông vai trò của hiệu trưởng có tính quyết định trong việc xây dựng và chỉ đạo phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” Mặt khác phong trào muốn đạt hiệu quả cao cần có sự vào cuộc của các lực lượng giáo dục: đoàn thanh niên, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công đoàn và các tổ chức đoàn thể địa phương, thanh niên, phụ nữ, MTTQ, hội khuyến học, hội cựu chiến binh, ban văn hóa thông tin. Trên cơ sở đó nhà trường cần tổ chức và thực hiện tốt tuyên truyền nội dung của phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”đến với các tổ chức xã hội đoàn thể nói trên để cùng phối hợp thực hiện. Nếu làm tốt được những nội dung trên phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường 2.Thành lập ban chỉ đạo phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” Nhà trường tiến hành thành lập ban chỉ đạo ngày 20/9/2008 - Trưởng ban : đồng chí Hiệu trưởng - Phó trưởng ban: đồng chí Phó hiệu trưởng - Phó trưởng ban: đồng chí Tổng phụ trách đội - Các ủy viên là giáo viên chủ nhiệm các lớp - Trên cơ sở đó ban chỉ đạo thi đua phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đồng chí Hiệu trưởngchỉ đạo toàn diện phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”và chịu trách nhiệm kế hoạch thi đua. Đồng chí Phó hiệu trưởng (phó ban)Chỉ đạo trực tiếp phong trào thi đua đối với các thầy cô giáo
  6. Đồng chí Phó trưởng ban( TPT) Chỉ đạo trực tiếp phong trào thi đua trong các chi đội cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp. Chương II. Chọn nội dung trọng tâm xây dựng và triển khai chỉ đạo phong trào thi đua. 1.Chọn nội dung trọng tâm để chỉ đạo phong trào thực hiện. Năm học 2008 – 2009 tập trung chỉ đạo 3 nội dung trọng tâm trong 5 nội dung của phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” - a. Xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp an toàn. - b. Dạy và học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi tình hình thực tế đối tượng học sinh của nhà trường. - c. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh 2.Xây dựng kế hoạch, triển khai chỉ đạo phong trào thi đua a. Xây dựng kế hoạch thực hiện - Tháng 9/2008 thành lập ban chỉ đạo phong trào thi đua - Tháng 10/2008: Nghiên cứu chỉ thị 40/2008/CT – BGD&ĐT tổ chức tuyên truyềnđến giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội đoàn thể cùng phối hợp, trình kế hoạch với phòng giáo dục&đào tạo và chính quyền địa phương. - Từ tháng 10/2008 – 4/2009 tập trung chỉ đạo 3 nội dungtrọng tâm đã lựa chọn. - Tháng 5/2009 sơ kết 1 năm thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” b. Tập trung chỉ đạo thực hiện 3 nội dung trọng tâm. 1. Xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp an toàn. Ban chỉ đạo tiến hành phân công, chỉ đạo các lớp chăm sóc trồng bổ sung hệ thống cây xanh quanh hàng rào nhà trường với tổng số 85 cây keo, chăm sóc, tu bổ 19 cây bóng mát( phượng vĩ, hoa sữa)trồng, chăm sóc 4 bồn cây cảnh trước cửa phòng học, nhà văn phòng và 210m 2 hàng cây dọc đường từ cổng trường vào trường. Nhà trường giao cho các lớp chăm sóc, trồng tỉa cành bảo vệ cây xanh. Cả khuôn viên nhà trường tạonên môi trường xanh sạch đẹp, học sinh, giáo viên gắn bó với trường lớỡngây dựng cổng trường an toàn do hội Liên hiệp thanh niên quản lý. Nhà trường có đủ công trình vệ sinh cho thầy và trò. Các công trình vệ sinh được xây dựng xanh sạch đẹp có nước rửa thường xuyên, có lao công chăm lo được giữ gìn sạch sẽ. Học sinh tự giác tích cực chăm sóc cây trồng, cây bóng mát hệ thống cây cảnh tạo nên khung cảnh nhà trường sạch sẽ thoáng mát.