SKKN Xây dựng tinh thần tự giác học tập và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

doc 20 trang sangkien 27/08/2022 19900
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng tinh thần tự giác học tập và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_tinh_than_tu_giac_hoc_tap_va_ren_luyen_ky_nang.doc

Nội dung text: SKKN Xây dựng tinh thần tự giác học tập và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

  1. 1 XÂY DỰNG TINH THẦN TỰ GIÁC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa học và cuộc sống. Mặt khác giáo dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh, đặc biệt là Giáo dục học sinh trung học cơ sở. Những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường THCS có rất nhiều thay đổi về mặt thể chất, tinh thần, rất ham tìm tòi, khám phá cái mới và thích thể hiện mình. Phương pháp giáo dục phù hợp, sự quan tâm thường xuyên và kịp thời, môi trường trong gia đình và xã hội tốt là điều kiện quan trọng để các em phát triển toàn diện về cả tri thức lẫn nhân cách. Trong hoàn cảnh hiện nay việc giáo dục học sinh không chỉ là hoạt động của các cá nhân giáo viên, mà còn là hoạt động của tập thể thầy cô, là sự tham gia của gia đình, đoàn thể vào quá trình sư phạm, là việc thiết kế các hoạt động để các em tham gia trong và ngoài nhà trường, tạo môi trường thân thiện cho các em. Giáo không chỉ là nói cho các em nghe, chỉ cho các em làm, mà còn là tạo điều kiện để các em tự tìm hiểu, tự khám phá, để các em nói, để các em tự đề xuất việc cần làm và tự làm. Giáo dục không chỉ dạy cho các em qua sách vở, mà còn qua thực hành, không chỉ hiểu biết mà còn làm, thực hành kỹ năng sống, tìm hiểu cuộc sống thực và cuộc sống quá khứ của dân tộc. Vì vậy chính các em, qua các hoạt động tích cực trong học tập, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội mà tự giúp nhau trưởng thành, tự rèn luyện. Các em học sinh không chỉ là đối tượng cần được giáo dục mà thông qua hoạt động tích cực của các em, các em chính là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hóa dân tộc, truyền thống cách mạng của đất nước. Các em cũng là chủ thể của quá trình giáo dục xã hội. Đặc biệt là phải xây dựng cho các em một tinh thần tự giác học tập và rèn luyện kỹ năng sống cho các em Vậy làm thế nào để xây dựng được tinh thần tự giác trong học tập, giáo dục kỹ năng sống, góp phần xây dựng đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông, bởi vậy đây không phải chỉ là trách nhiệm của riêng tổ chức Đoàn - Đội mà là của nhiều ban ngành đoàn thể trong nhà trường và các lực lượng xã hội khác. Tuy nghiên là tổ chức đại diện cho học sinh trong nhà trường. Đoàn – Đội phải là lực lượng tiên phong trong việc xây dựng được tinh thần tự giác học tập trong học sinh và rèn luyện kỹ năng sống cho các em.
  2. 2 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình và xã hội dành cho trẻ những điều kiện sống tốt nhất cho sự phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, tình cảm và đạo đức của trẻ. Vâng, trẻ em ngày nay đã được tiến lên một vị trí mới trong xã hội, các em được hưởng những điều kiện ưu tiên để sống và phát triển nên người. Chúng ta thấy rằng, thai nhi trong bụng mẹ tự phát triển thành em bé. Bé tự cất tiếng khóc chào đời, tập bú, tập ăn, tập lẫy, tập bò, ê a tập nói Bé tự học, tự phát triển trong vòng tay thương yêu của cha mẹ. Lớn hơn một chút, bé tự học, tự rèn nào là múa, vẽ, hát ca, làm toán, làm văn dưới sự hướng dẫn của cô thầy. Như vậy, tự học, tự rèn, tự phát triển là điều kiện cốt lõi giúp phát triển bản thân học sinh. Trong xu thế hiện nay, phương pháp giáo dục tập trung vào vai trò người giáo viên sang phương pháp tập trung vào vai trò của học sinh. Từ hình thức dạy học đồng loạt sang hình thức dạy học bằng việc tổ chức các hoạt động nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Phương pháp dạy học mới nhằm phát huy khả năng và kiến thức của học sinh ở mức cao nhất, ở đó các em không bị “áp đặt” phải nghe và tiếp nhận kiến thức một cách thụ động mà các em được chủ động tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn và giải thích của giáo viên. Giáo viên phải tạo được hình thức khơi dậy ở các em lòng ham hiểu biết, tìm tòi học hỏi, tạo cho học sinh một động cơ học tập, có nhu cầu học tập để tiếp thu những kiến thức mới. Khi có hứng thú học tập thì các em tham gia hoạt động sôi nổi, hào hứng và tích cực. Tự giác học tập là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết giúp cho việc học tập của học sinh mang lại hiệu quả cao, tránh được sự căng thẳng và nhàm chán. Ngoài ra việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của cá nhân và phát triển xã hội. Đối với học sinh, việc được đào tạo kỹ năng sống là vô cùng quan trọng. Hiện nay giáo dục kỹ năng sống chỉ làm được tại gia đình, gia đình giáo dục tốt, trẻ sẽ có điểm xuất phát tốt và nề nếp tốt. Ngược lại, trẻ sẽ không có gì khi không được gia đình quan tâm giáo dục. Như vậy, xuất phát điểm của trẻ là chưa công bằng. Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường sẽ xoá đi rào cản đó. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1- Tình trạng chung: Hiện nay trình độ dân trí của nước ta nói chung và dân trí ở các vùng nông thôn và miền núi nói riêng đang còn rất thấp so với các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề đó? Để nâng cao trình độ nhận thức của người dân thì những người đứng trong ngành
  3. 3 giáo dục phải có trách nhiệm khá nặng nề, mà muốn giải quyết được vấn đề thì đòi hỏi phải đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục để phù hợp với đối tượng, phù hợp với sự phát triển của xã hội. 2- Tình hình địa phương: Đại Sơn là một xã miền núi thuộc diện xã đặc biệt khó khăn với trình độ dân trí ở đây còn thấp, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Nên sự quan tâm đến việc học tập của con em trên địa bàn của một số gia đình còn nhiều hạn chế. 3- Tình hình trường, lớp: Trường trung học cơ sở Tây Sơn là một ngôi trường mới được thành lập được 10 năm. Quy mô trường lớp nhỏ, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn chưa đủ để phục vụ cho hoạt động dạy và học. Tình hình học sinh đến trường còn nhiều khiếm khuyết về mọi mặt: Dụng cụ học tập và sách vở còn nhiều thiếu thốn, việc đến trường của một bộ phận học sinh phải qua sông lại đò, thiếu sự quan tâm của phụ huynh, ý thức học tập chưa cao, một số học sinh còn rụt rè, thiếu tự tin trước đám đông. Vì vậy nên thái độ học tập của một bộ phận không nhỏ các em học sinh là chưa thật sự tự giác trong việc học, kỹ năng hoạt động của các em còn nhiều hạn chế, các em chưa biết cách ứng xử trước nhiều tình huấn xảy ra. Là một giáo viên phụ trách Hoạt động Đội – Giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường tôi luôn suy nghĩ cần phải làm gì để xây dựng được tinh thần tự giác học tập cũng như rèn luyện cho các em kỹ năng sống hằng ngày. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Trong tình hình hiện nay, việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm nó đòi hỏi ở học sinh một yêu cầu cao là học sinh phải độc lập, tự giác, sáng tạo trong học tập. Quá trình dạy học này gồm hai mặt quan hệ hữu cơ với nhau: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Người giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo, tự tổ chức. Điều cần chú ý trong học tập là phải hoạt động một cách tích cực chủ động có nhận thức sâu sắc. Bằng hoạt động học tập học sinh tự hình thành và phát triển nhân cách của mình không ai có thể làm thay được. Như vậy, dạy học phải xây dựng trên nhu cầu hứng thú, thói quen, năng lực của học sinh ở các trình độ khác nhau nhằm làm cho học sinh lĩnh hội được những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ giá trị cần thiết, phát huy được đầy đủ năng lực của các em. Vai trò của giáo viên là truyền đạt tri thức, là người hướng dẫn, người cố vấn cho học sinh trong việc học tập. Chỉ có sự phối hợp hữu cơ và sự liên hệ qua lại chặt chẽ giữa những tác động bên ngoài của giáo viên, biểu lộ trong việc trình bày tài liệu chương trình và tổ chức công tác học tập của học sinh với sự căng thẳng trí tuệ “bên trong” của các em mới tạo
  4. 4 được cơ sở của sự học tập có hiệu quả. Tính tích cực nhận thức của bản thân các em càng cao thì sự cân bằng năng lượng sinh hoá cơ sở tư duy sẽ càng phong phú và những kiến thức được lĩnh hội càng sâu sắc, đầy đủ hơn và vững chắc hơn. Để xây dựng tính tự giác, tích cực học tập của học sinh thì đòi hỏi ở người giáo viên Tổng phụ trách Đội phải có kế hoạch tổ chức các hoạt động nhằm kích thích sự ham học của học sinh thông qua nhiều biện pháp và hình thức hoạt động khác nhau. 1- Phát huy tinh thần tự giác học tập ở nhà: Việc học ở nhà đóng vai tò rất quan trọng trong việc nâng cao kết quả học tập ở học sinh, bởi vì chúng ta biết rằng trong một ngày thì thời gian các em học trên trường chỉ từ 4 đến 5 tiếng đồng hồ, còn lại phần lớn thời gian là các em tự học ở nhà. Nhưng việc học ở nhà thì các em học sinh không có sự ràng buộc như học trên lớp vì vậy nên rất nhiều học sinh không có thái độ tự giác học tập. Để có thể khăc phục tình trạng trên, ngay từ đầu năm học Ban phụ trách Đội đã tham mưu cùng Ban giám hiệu nhà trường làm Bảng thời khóa biểu học trên lớp và thời gian biểu học ở nhà phát cho tất cả học sinh toàn trường và yêu cầu tất cả các em học sinh phải xây dựng một kế hoạch học tập cụ thể cho việc học bài và làm bài ở nhà như mẫu sau: TRƯỜNG THCS TÂY SƠN THỜI KHÓA BIỂU HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2010 - 2011 Họ và tên học sinh: . Lớp: Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Tiết Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều 1 2 3 4 5 THỜI GIAN BIỂU HỌC Ở NHÀ Thời gian Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thứ bảy Chủ nhật
  5. 5 Hằng tháng Ban phụ trách Đội tổ chức cho các em trong Ban chỉ huy Liên - chi Đội đi thăm và kiểm tra việc thực hiện thời gian biểu học bài của học sinh theo từng thôn. Ngoài ra Ban phụ trách Đội tiếp tục duy trì và phát huy phong trào “Tiếng trống học bài” được nhà trường phát động từ năm học 2008 – 2009. Hằng tháng Ban phụ trách Đội phối hợp cùng chi Đoàn nhà trường, Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học tổ chức đi thăm, kiểm tra và đôn đốc việc học ở nhà của học sinh, kết quả kiểm tra được ghi chép cụ thể. Ban phụ trách kịp thời tuyên dương những em học sinh thực hiện tốt, đồng thời nhắc nhở các em chưa thực hiện tốt trong các tiết chào cờ đầu tuần. Mẫu biên bản kiểm tra phong trào “Tiếng trống học bài”: TRƯỜNG THCS TÂY SƠN KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHONG TRÀO “TIẾNG TRỐNG HỌC BÀI” - Ngày kiểm tra: – Thôn: - Giáo viên tham gia kiểm tra: 1- 2- 3- 4- 5- - Kết quả kiểm tra: TT Họ và tên Học sinh Thực hiện giờ HT Góc học tập Quan tâm của PH 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Nhận xét chung: . . Đề nghị: . GIÁO VIÊN THAM GIA (Ký và ghi rõ họ tên)