SKKN Xây dựng phần mềm quản lí tài sản công và thiết bị dạy học ở trường Trung học Phổ thông

docx 32 trang Mịch Hương 27/09/2024 1640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng phần mềm quản lí tài sản công và thiết bị dạy học ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_phan_mem_quan_li_tai_san_cong_va_thiet_bi_day.docx
  • pdfCAO DOÃN LƯƠNG - THPT ĐẶNG THÚC HỨA - QUẢN LÝ.pdf

Nội dung text: SKKN Xây dựng phần mềm quản lí tài sản công và thiết bị dạy học ở trường Trung học Phổ thông

  1. XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÍ TÀI SẢN CÔNG VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lĩnh vực: Quản lí 1
  2. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU 2 DANH MỤC HÌNH VẼ 3 I - Lý do chọn đề tài 4 II – Nội dung 6 2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý trong quản lý, sử dụng tài sản công và thiết bị dạy học tại các đơn vị sự nghiệp công lập 6 2.2. Thực trạng công tác quản lý, sử dụng tài sản công và thiết bị dạy học ở trường THPT 9 2.3. Thiết kế, xây dựng phần mềm quản lý tài sản công và thiết bị dạy học ở trường THPT 10 2.3.1. Bài toán quản lý tài sản công và thiết bị dạy học ở trường THPT 10 2.3.1.1. Mô tả hệ thống thực 10 2.3.1.2. Mục tiêu xây dựng hệ thống 10 2.3.1.3. Yêu cầu hệ thống 11 2.3.2. Phân tích hệ thống 12 2.3.2.1. Xác định người dùng và các ca sử dụng 12 2.3.2.2. Biểu đồ Use case 13 2.3.2.3. Biểu đồ tuần tự hệ thống 15 2.3.3. Thiết kế hệ thống 16 2.3.3.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu 16 2.3.3.2. Sơ đồ cơ sở dữ liệu quan hệ 22 2.4. Cài đặt hệ thống 22 2.4.1. Công nghệ sử dụng 22 2.4.2. Kết quả 25 III - Kết luận 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 1
  3. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Use case quản lý Danh mục Tài sản 13 Hình 2.2. Use case quản lý thông tin Tài Sản 14 Hình 2.3. Use case quản lý thông tin Thiết Bị 14 Hình 2.4. Use case quản lý thông tin nhập Thiết Bị mới 15 Hình 2.5. Biểu đồ tuần tự mô tả chức năng mượn Thiết bị 15 Hình 2.6. Biểu đồ tuần tự mô tả chức năng trả Thiết bị đã mượn 16 Hình 2.7. Sơ đồ cơ sở dữ liệu quan hệ 23 Hình 2.8. Các công nghệ sử dụng 23 Hình 2.9. Giao diện form login 25 Hình 2.10. Giao diện Quản lí tài sản 25 Hình 2.11. Giao diện Quản lí mượn thiết bị 26 Hình 2.12. Giao diện Quản lý trả thiết bị 27 Hình 2.13. Giao diện nhập, xuất dữ liệu bằng file Excel 27 3
  4. tin, từ đó đưa ra những phương án cụ thể xử lý phù hợp đối với tài sản (luân chuyển, thu hồi hoặc thanh lý tài sản). Sử dụng phần mềm quản lý tài sản giúp cho nhà trường tránh được những thất thoát, kiểm soát được hao mòn của tài sản, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cũng như nâng cao việc sử dụng chi phí cho nhà trường. 3. Bảo mật cao, tính năng phân quyền rõ ràng Phần mềm quản lý tài sản có bảo mật dữ liệu cao, việc phân quyền, truy cập để xem hoặc đề xuất chỉnh sửa dữ liệu vô cùng quan trọng, nhà trường cần đảm bảo những người có liên quan được quyền truy cập và xử lý thông tin, tránh các trường hợp chồng chéo về mặt quản lý dẫn đến thất thoát, không hiệu quả. Phần mềm quản lý tài sản hiệu quả mang đến cho nhà trường nhiều lợi ích nổi bật, triển khai giải pháp quản lý tài sản bằng phần mềm giúp cho nhà trường đồng bộ được về mặt thông tin, dữ liệu, nhanh chóng tối ưu được chi phí. Từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài “Xây dựng phần mền quản lý tài sản công và thiết bị dạy học ở trường THPT” để nghiên cứu thực hiện. 5
  5. tính kế thừa cần tích cực khai thác các nguồn vốn để từng bước hiện đại hóa thiết bị dạy học. - Nguyên tắc tuân thủ chu trình quản lý: Tất cả những người tham gia quản lý thiết bị dạy học đều phải tuân thủ tác động từ khâu trang bị, mỗi khâu này nó đều gắn với việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành và kiểm tra giám sát, điều chỉnh phân tích tổng thể, rút kinh nghiệm. Việc sử dụng và quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học dựa trên những cơ sở như sau: - Cơ sở khoa học của giáo dục: Quá trình dạy học bao gồm các thành tố: mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học, hoạt động thầy trò và kết quả. Các thành tố này hoạt động trong môi trường tương tác với nhau, đảm bảo cho quá trình diễn ra hài hòa, cân đối toàn vẹn. Ba nhân tố mục đích, nội dung và phương pháp liên kết chặt chẽ với nhau, quy định và hỗ trợ lẫn nhau. Chúng có quan hệ với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, trạng thái tiến bộ về văn hóa, khoa học của đất nước, chúng tạo ra cái lõi của quá trình dạy học. Ba nhân tố lực lượng đào tạo (Giáo viên), đối tượng đào tạo (Học sinh) và thiết bị dạy học là các lực lượng vật chất, để thực hiện hóa được mục tiêu đào tạo, tái tạo, sáng tạo nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo. Thiết bị dạy học là cầu nối để giáo viên, học sinh cùng hành động tương hợp với nhau chiếm lĩnh nội dung đào tạo, thực hiện mục tiêu đào tạo, sử dụng phương pháp đào tạo. - Cơ sở của triết học duy vật biện chứng: Theo quan điểm duy vật biện chứng, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, giữa vật chất và ý thức có tác động qua lại mật thiết, không một chiều, luôn luôn vận động và tương hỗ lẫn nhau. Thiết bị dạy học được sử dụng hợp lý trong quá trình dạy học của giáo viên sẽ tác động lên các giác quan của học sinh, giúp cho các quá trình nhận thức của học sinh hoạt động tích cực, học sinh lĩnh hội kiến thức và rèn luyện những kỹ năng thuận lợi hơn, dễ dàng hơn và có hiệu quả hơn. Như vậy, xét trên quan điểm duy vật biện chứng, thiết bị dạy học là một trong những cơ sở chủ yếu giúp cho học sinh nhận thức được thế giới khách quan, lĩnh hội tri thức khoa học, phát triển tư duy. - Cơ sở tâm lý học của nhận thức: Quá trình nhận thức trải qua hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính bao gồm các quá trình cảm giác, tri giác và biểu tượng, đây là quá trình phản ảnh những thuộc tính bề ngoài, cụ thể của các sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người. Giai đoạn nhận thức này có vai trò thiết lập mối quan hệ tâm lý của cơ thể với môi trường, định hướng và điều chỉnh hoạt động của con người với môi trường. Nhận thức lí tính, là quá trình phản ánh trọn vẹn và sâu sắc về bản chất, các mối liên hệ có tính quy luật của sự vật – hiện tượng. Sự phản ánh này được thực hiện chủ 7