SKKN Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn Giáo dục công dân Lớp 7

doc 30 trang sangkien 6060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn Giáo dục công dân Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_lien_mon_vao_day_mo.doc

Nội dung text: SKKN Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn Giáo dục công dân Lớp 7

  1. MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 Mục lục 1 2 Lời nói đầu 3 3 A. Phần mở đầu 4 I. Lý do chọn đề tài 4 1. Cơ sở lý luận 4 2. Cơ sở thực tiễn 4 II. Đối tượng nghiên cứu 5 4 III. Phạm vi nghiên cứu 5 IV. Phương pháp nghiên cứu 5 V. Mục đích nghiên cứu 6 VI. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 6 B. Phần nội dung 7 I. Thực trạng 7 1. Đặc điểm tình hình chung về việc dạy học tích hợp liên môn 7 trong môn GDCD 2. Thực trạng về việc dạy học tích hợp liên môn trong môn GDCD 8 5 3. Số liệu điều tra 9 II. Những giải pháp thực hiện 9 1. Các nguyên tắc tích hợp 9 2. Các phương pháp thực hiện khi tích hợp kiến thức liên môn 10 trong bài học. III. Kết quả đạt được 18 C. Kết luận và khuyến nghị 25 I. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 25 6 II. Kết luận 25 III. Khuyến nghị và đề xuất 25 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1
  2. 1. THCS - Trung học cơ sở 2. GDCD - Giáo dục công dân 3. TNTN - Tài nguyên thiên nhiên LỜI NÓI ĐẦU 2
  3. Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Trong thực tế ở các trường học hiện nay, việc dạy học theo hướng tích hợp ở môn GDCD ít được quan tâm, đa số giáo viên ngại liên kết, tích hợp với những nội dung liên quan từ bài học trước hoặc các bài học của môn học khác. Đứng trước thực trạng này tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và cho ra đời sáng kiến"Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 7". Tôi đã đưa ra các bước thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp trong một bài cụ thể. Cuối cùng là kết quả thu được sau quá trình dạy học. Tôi nhận thấy ưu điểm của sáng kiến này là tạo được hứng thú học tập cho học sinh, nội dung học tập sinh động, hấp dẫn, giúp học sinh hiểu và nắm vững nội dung học tập dễ dàng, đồng thời phát triển được các năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu được bản chất của vấn đề. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tại trường THCS, tôi thấy rằng việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học là vô cùng cần thiết. Vậy để nâng cao chất lượng của việc dạy học vận dụng kiến thức liên môn thì chúng ta cần làm gì? Sau đây tôi xin được trân trọng giới thiệu với quý thầy cô sáng kiến kinh nghiệm: “Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 7” đã được tôi áp dụng trong một số năm học gần đây. Kính mong quý thầy cô giáo, các em học sinh và những ai quan tâm đến vấn đề sinh hoạt tổ chuyên môn tham khảo, bổ sung, góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin trân thành cảm ơn! A. PHẦN MỞ ĐẦU 3
  4. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Hiện nay, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Tích hợp theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự liên kết các thành phần, các bộ phận khác nhau một cách hòa hợp, tương thích trong một tổng thể. Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học và thực hiện các mặt giáo dục một cách riêng rẽ. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không tồn rại một cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp, hoàn chỉnh và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các cuộc thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học. Mục đích: - Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh; - Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành"; - Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục - Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn; - Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học. Thực trạng việc dạy bộ môn nói chung, môn GDCD lớp 7 nói riêng mặc dù quan niệm dạy học tích hợp đã được vận dụng vào giảng dạy , song hiệu quả đạt được là chưa cao. Do đó phần lớn học sinh hiện nay có thái độ bình thường, chưa phát huy được tính tích cực trong học tập. Giáo viên trong các nhà trường chưa 4
  5. thực sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học liên môn, đặc biệt là việc dạy học liên môn trong môn GDCD. Quá trình vân dụng tích hợp liên môn vào trong bài dạy còn gặp nhiều lúng túng nên trong quá trình giảng dạy thường chỉ tập trung vào kiến thức đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộ môn khác. Về phía học sinh xuất hiện tâm lí coi nhẹ, chủ quan trong bộ môn. Các em thường cho rằng kiến thức của bộ môn nhẹ, không có tác dụng nhiều trong việc học tập nên thiếu quan tâm, thậm chí bỏ rơi bộ môn khi thấy mình đã có đủ cơ số điểm cần thiết. Vì vậy nên khi được hỏi, khai thác sâu vào vấn đề các em thường tỏ ra lúng túng hoặc không thể trả lời câu hỏi. Mỗi một bài dạy và học GDCD có vai trò quan trọng đối với cả thầy và trò. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học , tôi lựa chọn đề tài "Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 7" II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Vai trò và chức năng người giáo viên. - Sự hợp tác, tích cực chủ động học tập của học sinh sẽ tạo nên hiệu quả cao trong học tập môn GDCD. - Các hình thức vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học môn GDCD nâng cao kết quả học tập môn GDCD. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học môn GDCD là việc làm mà tôi đã tiến hành từ năm học 2014-2015. Kể từ đó đến nay tôi đã liên tục áp dụng các công văn hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở giáo dục và Phòng giáo dục đồng thời tìm ra nhiều biện pháp mới nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng dạy và học.Cho đến học kì 1 năm học 2016-2017, sau hơn 2 năm áp dụng tôi thấy rằng các biện pháp đổi mới đã thực sự phát huy hiệu quả. Và tôi sẽ tiếp tục áp dụng vào các năm học tiếp theo. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp khảo sát, thực nghiệm - Phương pháp điều tra - Phương pháp đối chứng - Phương pháp quan sát - Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thống kê - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp dự giờ khảo cứu V. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 5
  6. Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Trong thực tế, tích hợp ở môn GDCD ít được quan tâm, đa số giáo viên ngại liên kết, tích hợp với những nội dung liên quan từ bài học trước hoặc các bài học của môn học khác. Vì vậy tôi đã áp dụng việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học môn GDCD nhằm nâng cao kết quả học tập môn GDCD. VI. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua nghiên cứu, tôi thấy rằng cần phải coi trọng việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học môn GDCD và nâng cao kết quả học tập môn GDCD cho học sinh. B. PHẦN NỘI DUNG 6
  7. I. THỰC TRẠNG 1. Đặc điểm, tình hình chung về việc dạy học tích hợp liên môn trong môn GDCD a. Thuận lợi - Trường THCS Tân Ước là ngôi trường nhỏ nằm ở phía nam huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Đây là một xã thuần nông nên đời sống nhân dân còn nghèo. Chỉ có thôn Ước Lễ và một phần thôn Phúc Thụy là có nghề truyền thống làm nghề giò chả. Song đa số các gia đình quan tâm và tạo điều kiện cho con em đến trường đầy đủ. - Hiện nay nhà trường đã và đang được đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu dạy và học. So với ngày trước thì trường đã khang trang hơn nhiều với hai dãy nhà cao tầng. Có một phòng học vi tính, có hai phòng học có máy vi tính phục vụ giảng dạy của giáo viên thường xuyên. Thư viện nhà trường đạt danh hiệu “ Thư viện tiên tiến” và đạt chuẩn, là nơi cung cấp nhiều sách và tài liệu học tập cho giáo viên và học sinh. - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của và chỉ đạo sâu sắc của Phòng giáo dục và đào tạo Thanh Oai, của Ủy ban nhân dân xã và các đoàn thể, đặc biệt là phụ huynh học sinh. - Toàn trường có 39 cán bộ, giáo viên và nhân viên. - Về học sinh: Năm học 2016-2017 toàn trường có 332 học sinh được chia làm 10 lớp. Đa số các em chăm ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập. Nhiều em có tinh thần hiếu học và học giỏi, theo kịp được sự đổi mới của giáo dục, tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức. Phần lớn các em HS thấy rất hào hứng và nhiệt tình tham gia các cuộc thi do Bộ GD&ĐT, Sở giáo dục và Phòng giáo dục phát động. Nhất là các cuộc thi tổ chức qua mạng trực tuyến. - Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. - Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này. - Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh. 7