Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp tạo hứng thú cho học sinh môn Giáo dục công dân Lớp 7

doc 21 trang sangkien 29/08/2022 4641
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp tạo hứng thú cho học sinh môn Giáo dục công dân Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_tao_hung_thu_cho_ho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp tạo hứng thú cho học sinh môn Giáo dục công dân Lớp 7

  1. Tạo hứng thú cho học sinh ở tiết thực hành ngoại khoá môn GDCD Phần I: Đặt vấn đề I. Lý do chọn đề tài. Môn GDCD là môn học “phụ” theo quan niệm của nhiều người (trong đó có cả Giáo viên - Học sinh). Nhưng thực tế cho thấy đây là môn học trực tiếp để xây dựng hình thành nhân cách con người,trang bị những vấn đề hết sức thiết thực cho đời sống. Có ý nghĩa như vậy nhưng môn học này chưa thực sự được coi trọng trong trường phổ thông đặc biệt là những tiết thực hành ngoại khoá. Trung bình môn GDCD chỉ 1 tiết/tuầnvà theo phân phối chương trình trong 35 tiết của một năm học các em được học 4 đến 5 tiết là thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương và nội dung đã học. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này trong kế hoạch dạy học ở trường phổ thông . Khi dạy những tiết học thực hành ngoại khoá các đồng nghiệp dạy môn GDCD cũng vấp phải những khó khăn về tài liệu. Vì thực tế SGK, SGV, TKBG không hề có nội dung, hướng dẫn giảng dạy như những tiết học cung cấp tri thức mới. Do đó, có nhiều đồng nghiệp lúng túng khi dạy. GDCD vốn là môn học thực tế mà những tiết thực hành ngoại khoá càng là những tiết đi sâu vào thực tế. Vì vậy, việc dạy tốt những tiết học này sẽ góp phần hoàn thành mục đích môn học đầy đủ hơn. Chúng ta cũng biết, phân môn GDCD ở mỗi khối lớp đều được chia làm 2 phần: Sáng kiến kinh nghiệm GV : Vũ Thị Nền
  2. Tạo hứng thú cho học sinh ở tiết thực hành ngoại khoá môn GDCD • Phần đạo đức • Phần pháp luật Các phần đều trang bị những kiến thức thực tế cơ bản cho các em.Các em không chỉ áp dụng thấy rõ trong cuộc sống mà chính các em còn có thể là những tuyên truyền viên tích cực nếu chúng ta tổ chức tốt tất cả những tiết thực hành ngoại khoá. Quan niệm của nhiều giáo viên khi giảng dạy những tiết thực hành ngoại khoá thì cho học sinh ôn lại kiến thức đã học là đủ. Điều đó chưa đúng bản chất của những tiết học này. Và cũng vì thế tiết học không thu hút và không tạo hứng thú cho học sinh. Vậy phải lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp trong tiết thực hành ngoại khoá? có rất nhiều phương pháp, nhưng tôi mạnh dạn đưa ra các phương pháp mà theo tôi có thể tạo hứng thú cho học sinh. II . nhiệm vụ của đề tài 1. Nêu lên được tầm quan trọng của tiết thực hành ngoại khoá ở môn GDCD. 2. Trình bày rõ những phương pháp mà giáo viên có thể tạo hứng thú cho các em trong tiết thực hành ngoại khoá. 3. Bước đầu giúp các em làm quen với các phương pháp đặc trưng, biết kết hợp cả ở những tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. 4. Tiến hành điều tra tình hình nắm vững tâm lý học sinh và hứng thú của các em trong tiết thực hành ngoại khoá. Sáng kiến kinh nghiệm GV : Vũ Thị Nền
  3. Tạo hứng thú cho học sinh ở tiết thực hành ngoại khoá môn GDCD III. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh khối 7 - trường THCS Tân Dân - Khoái Châu - HY. IV. mục đích của đề tài. Nhằm phát hiện những khả năng thích ứng và tâm lý của học sinh, sự hứng thú của các em khi học những tiết thực hành ngoại khoá qua một số phương pháp đặc trưng. V. giả thuyết khoa học. Một số phương pháp tạo hứng thú cho học sinh môn GDCD ở THCS sẽ là tiền đề tốt, là cách tập dượt để sau này các em có khả năng giải quyết, xử lý các tình huống xảy ra trong thực tế cuộc sống. VI . phương pháp nghiên cứu. Trong đề tài này, tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phân tích lý thuyết, điều tra cơ bản, tổng kết kinh nghiệm sư phạm và sử dụng một số phương pháp thống kê toán học trong việc phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm Tham khảo các tài liệu đã được biên soạn và phân tích các phương pháp tạo hứng thú khi dạy những tiết thực hành ngoại khoá môn GDCD ở THCS. VII . thời gian nghiên cứu và thực hiện skkn. Từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 9 năm 2008 . Sáng kiến kinh nghiệm GV : Vũ Thị Nền
  4. Tạo hứng thú cho học sinh ở tiết thực hành ngoại khoá môn GDCD Phần II: Giải quyết vấn đề I. Lý luận chung. 1. Môn GDCD ở THCS là môn học có chức năng đặc biệt, góp phần hình thành các phẩm chất và kỹ năng theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Dạy học môn GDCD thực chất là một quả trình giáo dục nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục nhân cách người lao động xã hội thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Vì vậy, dạy học GDCD thực chất là kết hợp hai quá trình: Quá trình dạy học và quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp (giáo dục đạo đức). Khi tổ chức dạy học giáo viên cần kết hợp hai hệ thống phương pháp: Hệ thống phương pháp dạy học và hệ thống phương pháp giáo dục đạo đức. Phương pháp giáo dục đạo đức thường sử dụng như: Thuyết phục, nêu gương, cảm hoá, khen thưởng, trách phạt, tổ chức nền nếp sinh hoạt. Chúng ta cần quan tâm vận dụng các phương pháp giáo dục đạo đức khác như: giáo dục bằng truyền thống, giáo dục bằng bùng nổ sư phạm, giáo dục bằng hệ thống viễn cảnh Giáo dục bằng truyền thống là một phương pháp giáo viên giúp học sinh xây dựng truyền thống, sử dụng truyền thống và dư luận tập thể để điều chỉnh hành vi của mỗi người. Giáo dục bằng bùng nổ sư phạm là một phương pháp giáo dục đạo đức. Bùng nổ sư phạm là nhà sư phạm (giáo viên) bằng ngôn ngữ, cử chỉ tác động mạnh vào học sinh tạo ra một ấn tượng làm chuyển biến nhận Sáng kiến kinh nghiệm GV : Vũ Thị Nền
  5. Tạo hứng thú cho học sinh ở tiết thực hành ngoại khoá môn GDCD thực, tình cảm, hành vi của các em theo yêu cầu giáo dục. Giáo dục bằng hệ thống viễn cảnh là một phương pháp giáo viên giúp học sinh xác định những mục tiêu, nhiệm vụ cần rèn luyện để đạt được mục tiêu đặt ra. Nếu giáo viên nắm vững những phương pháp giáo dục đạo đức trên và vận dụng sáng tạo vào quá trình tổ chức dạy học môn GDCD thì giờ học sẽ sinh động và sẽ có hiệu quả giáo dục không nhỏ. 2. Phương pháp dạy học môn GDCD phải phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Học sinh cần phải tích cực hoạt động để tự phát hiện và chiếm lĩnh các tri thức, hình thành kỹ năng mới và thái độ tích cực dưới sự hướng hẫn, giúp đỡ của giáo viên. 3. Giáo viên phải nắm chắc mục tiêu môn học, cấp học và căn cứ vào mục tiêu cụ thể của bài học, căn cứ vào năng lực, trình độ của học sinh, vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà thiết kế thành những hoạt động phù hợp và tổ chức, hướng dẫn học sinh tiến hành hoạt động nhận thức. 4. Dạy học môn GDCD phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh liên hệ giữa bài học GDCD với đời sống đạo đức, pháp luật của cá nhân, gia đình, tập thể và địa phương; Hướng dẫn học sinh điều tra, tìm hiểu các sự kiện, các vấn đề trong lớp, trong trường, ở địa phương có liên quan đến chủ đề bài học, hướng dẫn các em phát huy vốn kinh nghiệm cuộc sống của bản thân để phân tích, lý giải, tranh luận các tình huống, các sự kiện thực tế. Sáng kiến kinh nghiệm GV : Vũ Thị Nền
  6. Tạo hứng thú cho học sinh ở tiết thực hành ngoại khoá môn GDCD 5. Các phương pháp và hình thức dạy học môn GDCD rất phong phú đa dạng. Giáo viên cần biết kết hợp sáng tạo các phương pháp truyền thống (diễn giảng, kể chuyện, trực quan ) và vận dụng linh hoạt các phương pháp hiện đại ( thảo luận, đóng vai, tổ chức trò chơi ). Sử dụng hợp lý hình thức tổ chức học sinh: học cá nhân, theo nhóm, theo lớp; hình thức dạy học trong lớp và ngoài lớp, ngoài trường 6. Những tiết thực hành ngoại khoá của môn GDCD thường ở cuối các kỳ học. Khi dạy giáo viên không thể dàn trải vấn đề trong một tiết mà nên lựa chọn những vấn đề nổi cộm, thường xuyên xảy ra trong thực tế,những vấn đề gần với các em hơn. Và đặc biệt những vấn đề ấy khi gặp các em còn lúng túng, chưa hiểu rõ II. Một số phương pháp tạo hứng thú cho học sinh (môn GDCD) ở THCS. Dựa vào nội dung các bài đã học,giáo viên lựa chọn các phương pháp thực hành ngoại khoá sao cho phù hợp. Sau đây là một số phương pháp để chúng ta có thể tham khảo khi dạy những tiết học này. 1. Phương pháp tìm hiểu thực tế theo nhóm. Đây là phương pháp đơn giản, học sinh dễ thực hiện và giải quyết được nhiều vấn đề qua các nhóm. Để thực hiện phương pháp này giáo viên cần: Tìm hiểu những vấn đề bức xúc ở địa phương liên quan đến những nội dung các em đã học. Sáng kiến kinh nghiệm GV : Vũ Thị Nền
  7. Tạo hứng thú cho học sinh ở tiết thực hành ngoại khoá môn GDCD Ví dụ: Vấn đề xây dựng gia đình văn hoá (Lớp 7) hay quyền trẻ em (Lớp 6). a. Xây dựng câu hỏi. Sau khi đã xác định được các vấn đề cho tiết thực hành ngoại khoá, giáo viên cần xây dựng câu hỏi sao cho phù hợp, đúng những nội dung đã học. Ví dụ : Câu 1: Nơi em ở việc xây dựng gia đình văn hoá diễn ra như thế nào? Có hiện tượng gia đình vi phạm tiêu chuẩn của gia đình văn hoá mà vẫn được xếp là gia đình văn hoá không? (lớp 7) Câu 2: Nơi em ở còn hiện tượng sinh con thứ 3 không? Khảo sát 20 hộ gia đình về tỉ lệ sinh con? Nhận xét về điều kiện kinh tế của các gia đình đông con và gia đình có 1 - 2 con ? Câu 3: Địa phương em có những nghề truyền thống nào? Em hãy tìm hiểu thực tế và đưa ra phương hướng phát triển nghề truyền thống? b. Phân công học sinh tìm hiểu. • Sau khi đã có câu hỏi, giáo viên phân công học sinh dựa vào điều kiện khu vực. Những học sinh cùng đội, xóm sẽ cùng nhau tìm hiểu, bàn bạc. Việc phân công phải được diễn ra ở cuối tiết học trước đó. • Giáo viên cử đại diện nhóm + Đại diện nhóm lập kế hoạch - Báo cáo với giáo viên. Sáng kiến kinh nghiệm GV : Vũ Thị Nền
  8. Tạo hứng thú cho học sinh ở tiết thực hành ngoại khoá môn GDCD c. Báo cáo kết quả- Thảo luận. Đây là bước chính thức được thể hiện trong tiết ngoại khoá và cũng là bước khá quen thuộc với mỗi giáo viên. • Các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu. • Các nhóm khác nghe - bổ sung ý kiến d. Giáo viên đánh giá, nhận xét. • Nhận xét, đánh giá của giáo viên có vai trò lớn giúp các em giải quyết khúc mắc. • Giáo viên nên động viên, khuyến khích các nhóm bằng điểm số. Đây là phương pháp dễ làm, khả năng thực hành rộng. Nhưng nếu tổ chức không tốt thì vấn đề sẽ dễ bị rơi vào lý thuyết sáo rỗng hoặc sẽ rơi vào tình trạng có học sinh không được làm việc còn có học sinh lại quá vất vả. 2. Phương pháp sắm vai. Đây là phương pháp rất phù hợp với tiết thực hành ngoại khoá. Bởi phương pháp này trực tiếp hình thành phát triển ở học sinh kỹ năng ứng xử trong các quan hệ xã hội, tạo hứng thú học tập, hình thành kỹ năng thái độ đúng ở các em. Khi sử dụng phương pháp này tôi nhận thấy các em được hình thành những kỹ năng trong môi trường an toàn, được giám sát trước khi xảy ra các tình huống thực. Đồng thời tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh, thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. Để làm tốt phương pháp sắm vai trong tiết thực hành ngoại khoá, tôi đã xây dựng những bước sau: Sáng kiến kinh nghiệm GV : Vũ Thị Nền