SKKN Vận dụng dạy học dự án để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua dạy Bài 23 “Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật” - Sinh học 10 THPT

docx 74 trang Mịch Hương 27/09/2024 80
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng dạy học dự án để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua dạy Bài 23 “Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật” - Sinh học 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_day_hoc_du_an_de_phat_trien_nang_luc_giai_quye.docx
  • pdfNguyen Thi Yen_Tran Thi Viet Phuong_Nguyen Le Dung-THPT Quynh Luu 1-Sinh hoc.pdf

Nội dung text: SKKN Vận dụng dạy học dự án để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua dạy Bài 23 “Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật” - Sinh học 10 THPT

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO THÔNG QUA DẠY BÀI 23 “QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT” - SINH HỌC 10 THPT Môn: Sinh học 1
  2. MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I : Đặt vấn đề 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đóng góp của đề tài 2 Phần II: Nội dung nghiên cứu 3 A. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 3 I. Cơ sở lí luận của đề tài 3 1. Dạy học dự án 3 1.1. Khái niệm dạy học theo dự án 3 1.2. Đặc điểm của dạy học theo dự án 3 1.3 Các hình thức dạy học theo dự 3 1.4 Quy trình dạy học theo dự án 4 1.4.1 Giai đoạn 1 chuẩn bị : Giai đoạn chuẩn bị 5 1.4.2 :Giai đoạn 2 : Tổ chức học sinh thực hiện dự án 6 1.4.3 : Giai doạn 3 : Báo cáo , đánh giá dự án 7 1.5 Những ưu điểm và hạn chế của dạy học theo dự án 8 2.Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của dạy học dự án 8 2.1 Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 8 2.2 Vai trò dạy học dự án trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn 9 đề và sáng tạo cho học sinh II. Cơ sở thực tiễn của đề tài 9 1.Phương pháp điều tra , nghiên cứu để xác định cơ sở thực tiễn của 9 đề tài 2.Kết quả điều tra , khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài 12 3.Kết luận 14 B. Thực hiện đề tài 14 I. Các bước thực hiện 15 1.Giai đoạn chuẩn bị 15 1.1 Bước 1 Xem xét các yếu tố cần thiết để dạy học dự án 15 1.2 Bước 2 Thiết kế kế hoach bài học theo dự án 15 1.2.1 Thiết kế tình huống dự án 15 3
  3. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Sự đổi mới của giáo dục đang được thể hiện rõ ở mục tiêu, nội dung, phương pháp, kỹ thuật dạy học, trong khi chương trình học vẫn đang là bộ sách giáo khoa 2006. Với mục tiêu thay vì chú trọng đầu vào thì nay chú trọng đầu ra. Chú trọng truyền thụ kiến thức đơn thuần thì nay là dạy cách làm, kỹ năng, hình thành năng lực. Trung tâm của việc dạy học chuyển từ người thầy sang người trò. Học sinh được hoạt động nhiều hơn, rèn luyện nhiều hơn. Phương pháp dạy học theo đó mà thay đổi căn bản. Sau một quá trình dài làm quen với những phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại, với ma trận đề, chủ đề dạy học, dạy học dự án Giờ đây mỗi giáo viên đã tự tin hơn trong việc thiết kế kế hoạch bài dạy để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu đổi mới, tự tin chờ đón chương trình giáo dục phổ thông quốc gia 2018. DHDA là một phương pháp hay, có nhiều ưu điểm, giúp giáo viên thực hiện các mục tiêu hướng vào người học, phát triển con người toàn diện.Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp này vào thực tế hiện nay còn rất hạn chế. Phần lớn GV chưa thực sự hiểu rõ quy trình thực hiện của phương pháp DHDA và hiệu quả mà phương pháp dạy học dự án mang lại. Một số ít GV đã sử dụng nhưng chưa triệt để. Phần lớn giáo viên đã có sự đầu tư giáo án cho tiết dạy nhưng chủ yếu chỉ chú trọng phần kiến thức trọng tâm của bài, có khai thác kiến thức thực tiễn nhưng chưa nhiều, chưa sâu vì không đủ thời gian và ưu tiên đầu tư cho phần kiến thức liên quan đến thi cử của học sinh hơn. Sinh học là môn học có nhiều nội dung gắn liền với thực tiễn đời sống. Môn học này cùng với các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành phát triển ở học sinh năng lực sinh học, các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào về thiên nhiên của quê hương, đất nước; thái độ tôn trọng các quy luật tự nhiên. Trên cơ sở khảo sát thực tế dạy học môn Sinh học ở trường THPT, chúng tôi nhận thấy, một số em HS có tâm lý chán và sợ học môn sinh do hổng kiến thức và khối thi của môn Sinh ít sự lựa chọn về nghề nghiệp. Do vậy nếu giáo viên không có những bài giảng và phương pháp hợp lý thì không tạo được hứng thú, niềm đam mê dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, mang tính ép buộc, gò bó, không phát huy được sở trường năng lực và các phẩm chất của học sinh. Đặc biệt bài 23 “Quá trình tổng hợp và phân giải các chất” trong chủ đề Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Vi sinh vật chương trình sinh học lớp 10 có ứng dụng rất lớn trong đời sống nhưng kiến thức trừu tượng và dễ gây nhàm chán nếu người dạy không áp dụng được phương pháp dạy học phù hợp. Với phương châm học đi đôi với hành, kiến thức gắn liền với thực tiễn thì bài 23 sinh học 10 có nội dung phù hợp để xây dựng dự án dạy học tạo sự hứng thú học tập cho các em. Khi thực hiện dự án để tạo ra các sản phẩm như: nem chua, ruốc chua, tương, sữa chua nếp cẩm, sữa chua hoa quả, sữa chua dẻo, si rô quả, mứt quả từ siro sẽ hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. Các sản 5
  4. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI I. Cơ sở lí luận của Đề tài 1. Dạy học dự án 1.1. Khái niệm dạy học theo dự án Dạy học dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. 1.2. Đặc điểm của dạy học theo dự án Định hướng hứng thú của học sinh: Khác với phương pháp học truyền thống, dạy học dự án cho phép học sinh tham gia thực hiện những nội dung và chủ đề phù hợp với khả năng của mình. Định hướng thực hành: Các dự án với chủ đề về thực tiễn xã hội, thực hành nghề nghiệp và cuộc sống, giáo viên giúp học sinh kết nối với thực tế và hào hứng hơn trong học tập. Ngoài ra, dự án học tập còn có ý nghĩa xã hội và thực tiễn vì việc học của học sinh gắn liền với cuộc sống hàng ngày. Nếu thực hiện đúng và đúng hoàn cảnh, nó có thể có tác động tích cực đến xã hội. Tính tự lực cho học sinh: Quá trình học tập đòi hỏi học sinh phải tự lực, tự giác và tham gia tích cực vào giai đoạn học tập. Điều này giúp các em phát triển tính tự giác, trách nhiệm và khả năng sáng tạo. Trong phương pháp này, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn và trợ giúp. Tuy nhiên, giáo viên cũng phải thực hiện các kỹ năng của học sinh theo các tình huống thực tế. Liên ngành và đa ngành: Để giải quyết vấn đề, học sinh phải có sự kết nối và chuỗi từ các ngành học và chủ đề khác nhau. Làm việc hợp tác: Việc học theo dự án được chia thành các nhóm, học sinh được chia thành các nhiệm vụ và các em cần biết cách tìm kiếm thông tin và cách phối hợp và làm việc theo ý mình. Định hướng hành động: Giúp người học kết hợp nghiên cứu lý thuyết với thực hành. Định hướng sản phẩm: Trong quá trình học tập, các sản phẩm được tạo ra với các chức năng và công dụng riêng. 1.3. Các hình thứ c dạy học theo dự án Dạy học dự án có thể được phân loại dựa trên nhiều cơ sở khác nhau a) Phân loại theo quỹ thời gian thực hiện dự án: 7