SKKN Vai trò của người đứng đầu trong công tác đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường Trung học Phổ thông

docx 36 trang Mịch Hương 27/09/2024 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vai trò của người đứng đầu trong công tác đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_vai_tro_cua_nguoi_dung_dau_trong_cong_tac_dam_bao_chat.docx
  • pdfNGUYỄN TRIỀU TIÊN- THPT THANH CHƯƠNG 1- QUẢN LÍ GIÁO DỤC.pdf

Nội dung text: SKKN Vai trò của người đứng đầu trong công tác đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường Trung học Phổ thông

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA NGƢỜI ĐỨNG ĐẦU TRONG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lĩnh vực: Quản lý Ngƣời thực hiện: Nguyễn Triều Tiên Tổ: Lịch sử - Địa lí – GDCD - Thể dục – Quốc phòng Thanh Chƣơng, tháng 04 năm 2022 Số đt: 0912341674
  2. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 3 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG 4 III.PHƢƠNG PHÁP 4 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 I. CƠ SỞ VẤN ĐỀ 5 1. Cơ sở lí luận 5 1.1. Khái niệm 5 1.2. Vai trò của ngƣời đứng đầu 8 2. Cơ sở thực tiễn 10 2.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên 10 2.2. Thực trạng chất lƣợng học sinh 11 2.3. Thực trạng cơ sở vật chất 12 II. NỘI DUNG CÁC GIẢI PHÁP 12 1. Ngƣời đứng đầu phải luôn làm mới mình ở vị trí tiên phong, gƣơng mẫu trƣớc tập thể đội ngũ cán bộ, giáo viên trong đơn vị ở mọi lĩnh vực hoạt động giáo dục 12 2. Ngƣời đứng đầu phải là chủ thể sáng suốt lựa chọn và phân công nhiệm vụ cho đối tƣợng quản lí một cách khách quan, công bằng, đúng ngƣời, đúng việc đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lƣợng giáo dục 13 3. Ngƣời đứng đầu là người nói được làm được trong công tác xã hội hóa để hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; thúc đẩy khai thác tối ƣu học liệu trên kênh thông tin điện tử phục vụ quản lý giáo dục và giảng dạy, học tập đáp ứng nhu cầu chất lƣợng cấp học Trung học phổ thông 14 4. Ngƣời đứng đầu là người truyền cảm hứng và nhiệt huyết trong chỉ đạo tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp đa dạng, phong phú tạo môi trƣờng thân thiện, tích cực, năng động, mới mẻ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục 16 5. Ngƣời đứng đầu phải tổ chức chặt chẽ, khoa học và kịp thời, khách quan, chính xác công tác đăng kí cam kết đảm bảo chất lƣợng; tiến hành thăm dò, kiểm tra, đánh giá chất lƣợng giáo dục theo kênh thông tin hai chiều giáo viên – học sinh nhằm mục tiêu quản lí bằng hiệu quả 17 III.TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 19 1. Hình thành ý tƣởng 19 2. Khảo sát thực tiễn 19 3. Đúc rút sáng kiến 19 4. Áp dụng thực nghiệm 20 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22 1. Quá trình nghiên cứu 22 2. Ý nghĩa của đề tài 22 3. Hƣớng phát triển của đề tài 22 4. Đề xuất, kiến nghị 22 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 PHỤ LỤC 2
  3. lƣợng giáo dục hàng năm còn mang tính hình thức, đối phó, chƣa xuất phát từ thực tế đối tƣợng giáo dục Thực tiễn đó đòi hỏi ngƣời đứng đầu đơn vị phát huy vai trò trong tháo gỡ khó khăn, vƣợt lên thách thức để làm tốt công tác đảm bảo chất lƣợng giáo dục. Nghị quyết số 03 –NQ/TU của Ban chấp hành Tỉnh ủy ngày 19 tháng 11 năm 2021 cũng có nội dung về xây dựng đội ngũ nhà giáo dục và cán bộ quản lí đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; trong văn bản ghi rõ “đề cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các cơ sở giáo dục, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong đổi mới công tác quản lí giáo dục, quản trị nhà trƣờng”. Xuất phát từ những điều ở trên, tôi thấy cần phải phát huy Vai trò của người đứng đầu trong công tác đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường Trung học phổ thông để góp phần hóa giải những khó khăn đặt ra trong công tác quản lí trƣờng Trung học phổ thông. II. PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG Vai trò của ngƣời đứng đầu trong công tác đảm bảo chất lƣợng giáo dục tại trƣờng Trung học phổ thông. Vấn đề đƣợc khảo sát thực nghiệm với cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh tại trƣờng THPT Thanh Chƣơng 1. III. PHƢƠNG PHÁP - Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết - Phƣơng pháp phân tích - Phƣơng pháp điều tra, khảo sát - Phƣơng pháp thống kê 4
  4. Uy tín ngƣời lãnh đạo, quản lý là sự thống nhất giữa điều kiện khách quan với nhân tố chủ quan. Do đó, việc đề ra giải pháp củng cố, nâng cao uy tín ngƣời lãnh đạo, quản lý phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa uy tín cá nhân ngƣời lãnh đạo, quản lý với uy tín của tập thể, của tổ chức mà ngƣời đó đại diện. Uy tín của tập thể, của tổ chức là tiền đề và chuẩn mực xã hội cho uy tín ngƣời lãnh đạo, quản lý. Ngƣợc lại, uy tín ngƣời lãnh đạo, quản lý sẽ góp phần tích cực vào việc củng cố, nâng cao uy tín của tập thể, của tổ chức. Nếu uy tín của ngƣời lãnh đạo, quản lý giảm sút, tất yếu sẽ làm giảm sút uy tín của tập thể, của tổ chức. Uy tín của ngƣời lãnh đạo, ngƣời đứng đầu tập thể cơ quan, đơn vị do "cái Tâm, cái Tầm, cái Tài, cái Trí", quan trọng hàng đầu là do đạo đức và lối sống trong sáng, gƣơng mẫu của họ. Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cũng đồng nghĩa với nhấn mạnh về sự tiên phong gƣơng mẫu. Người đứng đầu hết lòng, hết sức vì công việc đƣợc giao, gần gũi với nhân dân, sống giản dị, không phô trƣơng lãng phí, không thiên vị, không thành kiến trong công việc thì sẽ làm gƣơng cho cả tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phƣơng. Người đứng đầu trong sạch, thì có đủ tƣ cách kiểm tra, giám sát nghiêm túc cán bộ, nhân viên trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phƣơng do mình phụ trách, sẽ công tâm, công bằng trong chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động, trong đánh giá, bổ nhiệm cán bộ. Ngƣợc lại, nếu ở họ mà vụ lợi, thiên tƣ, cửa quyền, hách dịch, quan liêu, gia trƣởng thì sẽ mất uy tín, niềm tin từ cán bộ, đảng viên và quần chúng, mọi ngƣời sẽ không nghe theo, không tâm phục và không thể thành tâm thành ý với công việc. 1.1.3. Chất lượng giáo dục Trong giáo dục, các hoạt động giáo dục đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một vòng tròn khép kín, đầu ra của hoạt động trƣớc là đầu vào của hoạt động sau. Vì thế, hoạt động giáo dục trƣớc có chất lƣợng là điều kiện cần cho hoạt động giáo dục sau có chất lƣợng và đầu ra có chất lƣợng; một trong các hoạt động giáo dục không đảm bảo chất lƣợng, đầu ra của cả quá trình rất khó hoặc không thể đạt chuẩn đầu ra. Nhƣ vậy, tất cả các hoạt động có chất lƣợng thì sản phẩm đầu ra mới có chất lƣợng. Chất lƣợng giáo dục đƣợc thể hiện ở chất lƣợng của tất cả các hoạt động giáo dục, là chất lƣợng đầu vào, chất lƣợng quá trình và chất lƣợng đầu ra đƣợc đặt trong bối cảnh cụ thể. Chất lƣợng giáo dục thể hiện ở mức độ đạt đƣợc của ngƣời học về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ; khả năng thích ứng trong môi trƣờng mới và khả năng tìm đƣợc vị trí việc làm trong tƣơng lai. Vì vậy, chất lƣợng giáo dục là sự phù hợp năng lực của học sinh với chuẩn đầu ra của một quá trình hay một chƣơng trình giáo dục. Về bản chất, khái niệm chất lƣợng giáo dục là một khái niệm mang tính tƣơng đối. Với mỗi ngƣời, quan niệm về chất lƣợng giáo dục khác nhau và vì ở mỗi một vị trí, lĩnh vực ngƣời ta nhìn nhận về chất lƣợng giao dục ở những khía cạnh khác nhau. Các sinh viên, các nhà tuyển dụng, đội ngũ tham gia giảng dạy hoặc không giảng dạy, chính phủ và các cơ quan tài trợ, các cơ quan kiểm duyệt, kiểm định, 6