SKKN Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh - Nguyễn Thị Hoa

pdf 21 trang sangkien 9420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh - Nguyễn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_vai_tro_cua_giao_vien_chu_nhiem_lop_trong_cong_tac_giao.pdf

Nội dung text: SKKN Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh - Nguyễn Thị Hoa

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 TÊN SKKN : VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TÁC GIẢ: NGUYỄN THỊ HOA TỔ: LÝ – TIN – CÔNG NGHỆ THUẬN THÀNH, THÁNG 01 NĂM 2015
  2. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ngoài những môi trường khác như gia đình, xã hội, trường học nói chung và trường THPT nói riêng chính là môi trường quan trọng góp phần rèn luyện, hình thành nên tri thức và nhân cách của học sinh. Trong đó, vai trò của trường THPT là vô cùng quan trọng. Ở lứa tuổi này, các em đã lớn, đã có những hiểu biết nhất định và cũng có những biến đổi lớn trong tâm sinh lí theo từng năm học. Vì vậy, bên cạnh việc chú trọng truyền thụ những tri thức khoa học cho các em, việc quan tâm đến hoạt động giáo dục đạo đức cũng là một việc làm vô cùng cần thiết để góp phần giúp các em trở thành một con người toàn diện có đủ cả đức lẫn tài trước khi bước ra ngoài xã hội. Việc truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học là nhiệm vụ chung của tất cả các giáo viên bộ môn ở mọi ngành khoa học được giảng dạy qua các phân môn, còn hoạt động giáo dục đạo đức góp phần hình thành nhân cách, đạo đức cho học sinh vai trò quan trọng nhất là ở người giáo viên chủ nhiệm lớp. Ở trường THPT, giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. Như vậy, trong số tất cả các giáo viên tham gia vào hoạt động giáo dục của lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người trực tiếp, thường xuyên gần gũi với các em nhất. Bên cạnh những giờ dạy trên lớp giáo viên chủ nhiệm còn có những giờ chào cờ,giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp, giờ sinh hoạt hàng tuần để triển khai những công việc chung của trường, của lớp và để giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Với nhiệm vụ và vai trò như thế, một lần nữa, có thể khẳng định, người giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người quan trọng nhất trong nhà trường trong quá trình tổ chức, giáo dục, hình thành sự phát triển nhân cách, hình thành đạo đức của học sinh. Để thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình, GVCN lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT là đoàn trường, chi đoàn GV, hội CMHS, để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục HS trong lớp phụ trách. 2
  3. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có những quan niệm sai lầm về chức vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp chưa tương xứng với tầm quan trọng của chức vụ này, chưa đúng với các văn bản luật cũng như các văn bản quản lí giáo dục quy định và thậm chí có cả những phương pháp giáo dục đã lỗi thời không còn phù hợp trong thời đại mới Ở một số giáo viên, công việc chủ nhiệm lớp vẫn được coi là vừa “khó”, vừa “khổ”, và ở đâu đó vẫn còn tồn tại chuyện học sinh đánh thầy cô giáo chủ nhiệm của mình; giáo viên chủ nhiệm lớp nóng nảy, thô bạo đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng như đuổi hàng chục học sinh ra khỏi giờ học, rút dép đánh học trò trong lớp, cho cán bộ lớp dùng roi dâu đánh bạn học hàng giờ, bắt học trò liếm ghế, bắt học sinh đi bằng đầu gối 100 vòng quanh lớp, bắt viết 100 bản tự kiểm điểm v.v Ngược lại có những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng đã được giao, để cho học sinh tự do hư đốn v.v Vì vậy, những sáng kiến để tăng hiệu quả công tác chủ nhiệm thực sự rất đáng quý và cần được phổ biến, nhân rộng. Ý thức được điều đó, trong năm học 2014 - 2015 này, tôi xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh”. II- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1. Mục tiêu. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức HS để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện (cả “trí dục” và “đức dục”) cho học sinh ở trường THPT. 2. Nhiệm vụ. - Nghiên cứu lý luận về các GVCN lớp đã thể hiện vai trò của mình như thế nào trong công tác giáo dục đạo đức HS và đã đạt kết quả như thế nào? - Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức HS trong trường THPT. - Tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế. III- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1. Đối tượng. 3
  4. Nghiên cứu quá trình chủ nhiệm lớp. 2. Phạm vi nghiên cứu. Do tuổi đời, tuổi nghề chưa nhiều và thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ vận dụng ở lớp 11A7 trường THPT Thuận Thành số 1 –Thuận Thành – Bắc ninh năm học 2014-2015. 3. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập những thông tin lý luận của vai trò của người GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức HS trên các tập san giáo dục, các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu tham khảo trên Internet. - Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của HS. - Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, hội cha mẹ học sinh(CMHS), bạn bè và hàng xóm của HS. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: + Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường. + Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn. + Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong trường mình. - Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các giải pháp vào công tác giáo dục đạo đức học sinh ở lớp 11A7 trường THPT Thuận Thành số 1 – Thuận Thành – Bắc ninh năm học 2014- 2015. 4. Thời gian thực hiện. Bắt đầu : 01/ 09 / 2014 đến 20/ 01/ 2015 4
  5. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I- Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường THPT Trong nhà trường THPT, chức năng và vai trò của người giáo viên chủ nhiệm không hoàn toàn giống với các cấp học dưới, đặc biệt là ở bậc tiểu học. Vậy vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên chủ nhiệm trong trường THPT là những gì? Đây là điều mà không phải người giáo viên chủ nhiệm nào cũng nắm hết được, đặc biệt là ở những giáo viên mới vào nghề. Trong thực tế, có những giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp nhưng đã không ý thức được hết nhiệm vụ và vai trò quan trọng của mình. Ví dụ như có nhiều giáo viên trẻ mới vào nghề được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp chưa biết mình có một quyền hạn là đi dự giờ các GVBM trong lớp khi mình thấy cần để nắm rõ hơn tình hình học tập của lớp hay cũng chưa biết rằng việc cần phải thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh để thông báo kết quả học tập của con cái họ để từ đó tìm ra phương pháp giáo dục tốt hơn là một việc làm vô cùng cần thiết, Do đó, đã là người giáo viên chủ nhiệm, trước hết ta cần nắm được những nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò của mình. Về nhiệm vụ, giáo viên chủ nhiệm trong trường THPT có những nhiệm vụ chính là: Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh; Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng; Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường; Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh; Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng. Ngoài ra, người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng phải thực hiện đẩy đủ những nhiệm vụ của một giáo viên bộ môn theo môn dạy của mình như: Dạy học 5
  6. và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, Về quyền hạn, giáo viên chủ nhiệm trong trường THPT có những quyền hạn chủ yếu sau: Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình; Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình; Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm; Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục; Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp. Ngoài ra, người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng được hưởng đầy đủ những quyền khác của một giáo viên bộ môn như: Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh; Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo, Từ những nhiệm vụ và quyền hạn đã nêu ở trên, ta có thể thấy rằng vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp là hết sức quan trọng. Ngoài chức năng, nhiệm vụ của một giáo viên bình thường, giáo viên chủ nhiệm còn là người quản lý toàn bộ hoạt động giáo dục của lớp mình, đặc biệt là việc chăm lo hình thành, nuôi dưỡng, phát triển nhân cách của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa Ban giám hiệu nhà trường với học sinh, cha mẹ các em và đoàn thể mà các em sinh hoạt. Nắm vững được nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò của mình có nghĩa là người giáo viên chủ nhiệm đã nắm được chiếc chìa khóa để có thể trở thành một giáo viên chủ nhiệm tốt. Qua đó, góp phần quan trọng vào thành công của nhà trường trong công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh. II- Những yếu tố cần có để trờ thành người giáo viên chủ nhiệm lớp tốt. Trong trường THPT, vì giáo viên chủ nhiệm là cán bộ quản lý lớp cho nên người dạy giỏi và người chủ nhiệm giỏi không nhất thiết là một. Trong giảng dạy chuyên môn, người giáo viên giỏi là người giáo viên có kiến thức vững vàng về 6