SKKN Ứng dụng một số biện pháp dạy bài “So sánh 2 phân số khác mẫu số” ở Lớp 4D Trường Tiểu học Thị trấn Thới Bình B

doc 14 trang sangkien 01/09/2022 11161
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng một số biện pháp dạy bài “So sánh 2 phân số khác mẫu số” ở Lớp 4D Trường Tiểu học Thị trấn Thới Bình B", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_mot_so_bien_phap_day_bai_so_sanh_2_phan_so_kha.doc

Nội dung text: SKKN Ứng dụng một số biện pháp dạy bài “So sánh 2 phân số khác mẫu số” ở Lớp 4D Trường Tiểu học Thị trấn Thới Bình B

  1. Mẫu 01/BCSK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Thới Bình, ngày 18 tháng 02 năm 2016 BÁO CÁO GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRONG DẠY PHẦN PHÂN SỐ LỚP 4 - Tên sáng kiến: Ứng dụng một số biện pháp dạy bài “So sánh 2 phân số khác mẫu số” ở lớp 4D Trường Tiểu học thị trấn Thới Bình B. - Họ và tên: Lê Mai Trinh - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị Trấn Thới Bình B. - Cá nhân, tổ chức phối hợp (đối với sáng kiến về giải pháp tác nghiệp có từ 02 đến 03 thành viên tham gia vẫn ghi cụ thể từng thành viên): - Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày: 25/8/2013 đến ngày 18/02/1016. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Tên sáng kiến hoặc đề tài, đề án, giải pháp công tác, giải pháp tác nghiệp: Ứng dụng một số biện pháp dạy bài “So sánh 2 phân số khác mẫu số” ở lớp 4D Trường Tiểu học thị trấn Thới Bình B. 2. Sự cấn thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến (lý do nghiên cứu): Toán là một môn học vô cùng quan trọng trong trường Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 4 có thể coi là giai đoạn học tập sâu (so với giai đoạn đầu bậc Tiểu học). Đặc điểm của môn toán là một nội dung thực tế gần gũi với cuộc sống của học sinh, học sinh rất yêu thích và hứng thú học tập để tìm ra kết quả ngay. Nhưng toán 4 không phải là môn học dễ dạy, dễ học. Một trong những đặc điểm nổi bật của môn Toán lớp 4 là “Bổ sung tổng kết quá trình dạy học số tự nhiên và chính thức dạy phân số”. Ở chương trình Toán 4 phân số được học bắt đầu học kỳ II, dạy học phân số chiếm 60% thời lượng dạy học Toán của kỳ II; chiếm 29.75% tổng thời lượng dạy Toán 4. Để nâng cao chất lượng môn Toán 4 nói chung, nội dung phân số nói riêng đặc biệt là cách “So sánh 2 phân số khác mẫu số”. Tôi thấy cần tìm hiểu đổi mới và ứng dụng các phương pháp tích cực để dạy học bài “So sánh 2 phân số khác mẫu số” mang lại hiệu quả cao. II. NỘI DUNG, SÁNG KIẾN HOẶC HOẶC ĐỀ TÀI, ĐỀ ÁN, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC, GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN. Trang 1
  2. Mẫu 01/BCSK 1. Cơ sở lý luận: 1.1. Cơ sở toán học. Theo các nhà nghiên cứu giáo duc, môn Toán giúp rèn luyện năng lực suy nghĩ và phát triển trí tuệ cho học sinh. Môn Toán là một môn giúp học sinh phát triển tư duy logic, phát triển trí thông minh, óc sáng tạo và khả năng suy nghĩ, phán đoán và giúp các em rèn luyện tính cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và có tác phong khoa học. là một môn học hết sức quan trọng, nó hỗ trợ cho hầu hết các môn học còn lại. Trong chương trình Toán tiểu học, phân số chiếm một vị trí quan trọng, học sinh được hình thành những kĩ năng rất cần thiết: Khái niệm về phân số, rút gọn, so sánh, quy đồng mẫu số các phân số, thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, giải toán về phân số, phục vụ cho việc tiếp tục học phân số ở lớp trên. Để phép chia luôn luôn thực hiện được cần mở rộng tập hợp số tự nhiên bằng cách thu nhận a . Trong đó a, b là những số tự nhiên với b khác 0. Nội dung kiến thức về so b sánh hai phân số khác mẫu số chỉ dừng lại ở mức độ mẫu số là những số chỉ có 1 đến 2 chữ số. 1.2. Cơ sở tâm lí học. Trong dạy học mà không nắm được khả năng nhận thức, đặc điểm của quá trình nhận thức ở trẻ em thì không đạt được hiệu quả. Khả năng nhận thức của trẻ em Tiểu học đang được hình thành và phát triển theo từng giai đoạn có quy luật riêng. Ở các em trí nhớ trực quan hình tượng phát triển mạnh hơn trí nhớ logic, vì vậy người giáo viên phải hiểu học sinh với đầy đủ ý nghĩa của nó mới có thể tiến hành dạy thành công. Khi dạy bài “So sánh hai phân số khác mẫu số” giáo viên cần giúp học sinh tìm tòi sáng tạo giải quyết các bài tập theo nhiều phương án khác nhau, không rập theo khuôn mẫu. Giáo viên phải kết hợp giữa cụ thể và trừu tượng về phân số để học sinh khắc sâu kiến thức. 1.3. Cơ sở giáo dục học. Nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh đặc biệt được chú trọng khi dạy ở Tiểu học. Trong khi xác định các yêu cầu về kiến thức kĩ năng cho trình độ chung cho toàn lớp, người giáo viên luôn luôn chú ý các câu hỏi nâng cao vừa sức, sáng tạo ra sự hứng thú kích thích sự tìm tòi đòi hỏi sự cố gắng, phấn đấu cao hơn ở học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn. Tầm quan trọng của việc dạy và học bài “So sánh hai phân số khác mẫu số”. Trang 2
  3. Mẫu 01/BCSK Sau khi học xong bài học “So sánh hai phân số khác mẫu số” học sinh phải biết cách so sánh bằng cách quy đồng mẫu số 2 phân số; so sánh tử số của hai phân số đã quy đồng từ đó rút ra kết luận về so sánh hai phân số đã cho. Học sinh biết cách so sánh hai phân số cùng tử số (có thể nâng cao hơn bằng cách quy đồng 2 tử số. Việc quy đồng tử số được tương tự như quy đồng mẫu số các phân số: Ta lấy cả tử và mẫu của phân số này nhân với tử của phân số kia và ngược lại). Trong thực tế, khi gặp dạng bài tập về so sánh 2 phân số khác mẫu số khác mẫu số học sinh thường dùng phương pháp duy nhất là đưa về các phân số có cùng mẫu số bằng cách quy đồng mẫu số hai phân số đó. Đây là việc làm phổ biến và khá đơn giản nếu các phân số có tử số và mẫu số đều nhỏ xong với những bài tập về so sánh phân số khi các phân số có tử giống nhau hoặc dạng bài tập bồi dưỡng theo đối tượng như so sánh các phân số (không quy đồng mẫu số) thì các em thường hay lúng túng. Các em chưa biết so sánh “Phần bù”, “Phần thừa” của các phân số với đơn vị (với 1). Từ đó học sinh chưa có kĩ năng thành thạo về so sánh các số có mẫu số là các số lớn. Đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều cho việc soạn giảng, nghiên cứu bài dạy sử dụng linh hoạt đồ dùng dạy học, không dạy chay, Vì lẽ đó giáo viên phải nhiệt tình cố gắng hết mình, linh động sáng tạo kết hợp sự nỗ lực của học sinh để nâng cao chất lượng giờ học nói chung, giờ Toán nói riêng. CHƯƠNG II : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÀI “SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ”. 1. Nội dung chương trình dạy học “So sánh hai phân số khác mẫu số” ở lớp 4. 1.1. Nội dung chương trình môn Toán lớp 4. Chương trình môn Toán lớp 4 hiện nay theo nội dung sách giáo khoa Toán 4 chia thành 175 bài học và bài thực hành, luyện tập, ôn tập, kiểm tra định kỳ. Mỗi bài thường được thực hiện trong một tiết hoc. Trung bình mỗi tiết kéo dài 40 phút để tăng cường luyện tập thực hành vận dụng các kiến thức và kĩ năng cơ bản, nội dung dạy học về lý thuyết (đã được tinh giản trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện sách giáo khoa Toán 4) chỉ lựa chọn các vấn đề cơ bản và thiết thực. Nội dung Toán 4 bao gồm các mạch kiến thức: - Số tự nhiên. - Phân số. -Đo lường. - Các yếu tố hình học. Trang 3
  4. Mẫu 01/BCSK - Một số yếu tố thống kê và tỉ lệ bản đồ. - Giải toán có lời văn. 1.2 Nội dung chương trình dạy học “So sánh hai phân số khác mẫu số ở lớp 4” Phần so sánh phân số ở lớp 4 gồm 7 tiết (gồm cả so sánh hai phân số cùng mẫu số, luyện tập, so sánh hai phân số khác mẫu số, luyện tập chung). Trong đó dạy “so sánh hai phân số khác mẫu số” gồm 1 tiết lý thuyết, 1 tiết luyện tập và 3 tiết luyện tập chung. (Và còn chương trình ôn tập cuối năm về phân số). 2. Phương pháp dạy học bài “So sánh hai phân số khác mẫu số” ở lớp 4. Với chương trình tiểu học mới, dạy bài “So sánh hai phân số khác mẫu số” được thực hiện ở lớp 4. Khi thực hiện các hoạt động, giáo viên chỉ định hướng tổ chức còn học sinh tự suy nghĩ tìm ra vấn đề và cách giải quyết vấn đề. Các bài tập được thực hành ngay tại lớp. 2.1. Phương pháp thường dùng khi dạy học Toán 4. - Phương pháp nêu vấn đề. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp thực hành luyện tập. - Phương pháp gợi mở vấn đáp. - Phương pháp giảng giải - minh hoạ. - Phương pháp hoạt động nhóm 2.2. Phương pháp dạy học bài “So sánh hai phân số khác mẫu số”. Khi thực hiện dạy bài “So sánh hai phân số khác mẫu số”. Giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện vấn đề của bài học. Giáo viên nêu ví dụ: “So sánh hai phân số 2 và 3 hoặc “trong 2 phân số 3 4 2 và 3 phân số nào lớn hơn, phân số nào bé hơn” ? 3 4 Học sinh dưới sự giúp đỡ của giáo viên, nhận xét đặc điểm của 2 phân số 2 3 và 3 để nhận ra đó là 2 phân số khác mẫu số do đó: so sánh 2 phân số 2 và 3 4 3 4 là so sánh 2 phân số khác mẫu số. Đây chính là vấn đề của bài học. Giáo viên cho học sinh trao đổi trong nhóm tìm ra phương án giải quyết. * Cách thứ nhất: Lấy 2 băng giấy như nhau: Trang 4
  5. 2 Mẫu 01/BCSK - Chia băng giấy thứ nhất thành 3 phần bằng nhau, 3 lấy 2 phần tức là 2 băng giấy. 3 - Chia băng giấy thứ hai thành 4 phần bằng nhau, 3 4 lấy 3 phần tức là 3 băng giấy. 4 So sánh độ dài của 2 băng giấy và 3 băng giấy (như hình vẽ). Dựa vào hai 3 4 băng giấy thực ta thấy: 2 băng giấy ngắn hơn 3 băng giấy nên 2 3 4 3 4 4 2 . 3 * Cách thứ hai: - Quy đồng mẫu số hai phân số 2 và 3 . 3 4 Ta có: 2 2 x 4 8 3 3 x 3 9 = = ; = = 3 3 x 4 1 2 4 4 x 3 1 2 So sánh hai phân số cùng mẫu số 8 9 9 8 1 2 1 2 1 2 1 2 Kết luận: 2 2 3 4 4 3 Nếu tự học sinh không nêu được cách giải quyết vấn đề của bài học thì giáo viên có thể nêu nhiệm vụ của từng nhóm, mỗi nhóm được gợi ý để giải quyết bằng 1 trong 2 cách nêu trên. Sau đó mỗi nhóm trình bày cách giải quyết. Giáo viên hướng dẫn để học sinh khi nhận xét về các cách giải quyết vấn đề thì nhận ra được: - Cả hai cách giải quyết vấn đề đều đúng. • Cách thứ nhất có tính trực quan nhưng chưa góp phần nêu được cách giải quyết chung đối với mọi cặp phân số khác mẫu số. • Cách giải quyết thứ hai đòi hỏi phải liên hệ với kiến thức tương tự đã học là “So sánh hai phân số cùng mẫu số” rồi huy động kiến thức đã được chuẩn bị là “Quy đồng mẫu số các phân số” để chuyển vấn đề “So sánh hai phân số khác mẫu số” về dạng “So sánh hai phân số cùng mẫu số”. Trang 5
  6. Mẫu 01/BCSK - Giáo viên phải giúp học sinh nhận ra sự cần thiết phải chuẩn bị trước các kiến thức về “So sánh hai phân số cùng mẫu” và “Quy đồng mẫu số các phân số”. Đây là cơ hội để học sinh thấy được tính hệ thống trong việc sắp xếp các nội dung dạy học ở Toán tiểu học. Từ đó học sinh rút ra kết luận: - Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số 2 phân số đó rồi so sánh các tử số của 2 phân số mới. Sau khi nắm được kiến thức thì các em luyện tập thực hành để khắc sâu kiến thức, giáo viên giao nhiệm vụ cho từng cá nhân hoặc nhóm và theo dõi sát sao để xem các em lĩnh hội kiến thức như thế nào (bằng cách thực hành sau lí thuyết và tiết luyện tập). Chẳng hạn như: Dạng 1: So sánh hai phân số. a) 3 và 4 4 5 Hướng giải quyết : Quy đồng hai phân số đã cho sau đó so sánh hai tử số của hai phân số đã quy đồng. 3 3x 5 15 4 4x 4 16 = = ; = = 4 4x 5 20 5 5x 4 20 16 15 4 3 15 16 3 4 Vì > nên > hoặc nên > 10 10 10 10 10 10 10 5 c) 6 và 4 10 5 Đối với trường hợp này yêu cầu học sinh phải rút gọn rồi so sánh: 6 6 : 2 3 Cách làm : = = ; 10 10 : 2 5 3 4 6 4 4 3 4 6 Vì nên > 5 5 10 5 5 5 5 10 Trang 6