SKKN Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn tổ chức cuộc thi tìm hiểu biển đảo quê hương

doc 92 trang sangkien 31/08/2022 7880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn tổ chức cuộc thi tìm hiểu biển đảo quê hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_doi_moi_sinh_hoat_chuyen_mon_theo_nghien_cuu_b.doc

Nội dung text: SKKN Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn tổ chức cuộc thi tìm hiểu biển đảo quê hương

  1. ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) MỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG Trang Phần A I- Đặt vấn đề: 3 MỞ ĐẦU II- Phương pháp tiến hành: 7 Phần B I- Mục tiêu: Nhiệm vụ của đề tài: 13 NỘI DUNG II. Mô tả giải pháp: 13 1- Thuyết minh tính mới: 13 1.1. Nội dung giải pháp: 13 1.2. Điểm mới: 49 2. Khả năng áp dụng: 52 3. Lợi ích kinh tế - xã hội: 57 Phần C 65 KẾT LUẬN Tài liệu tham 67 khảo Phụ lục Hình ảnh, đĩa DVD, công văn, chỉ thị. 69 Danh mục chữ cái viết tắt Công nghệ thông tin: CNTT Văn bản: VB Giáo viên: GV Sinh hoạt chuyên môn: SHCM Hoạt động: HĐ Nghiên cứu bài học: NCBH Thành phố: TP Giáo dục công dân: GDCD Trung học cơ sở: THCS Giáo án: GA Học sinh: HS Bản đồ tư duy: BĐTD Nghị quyết Trung ương: NQ T.Ư Nghị quyết Trung ương: NQ T.Ư Phương pháp, kĩ thuật: PP, KT Nhà xuất bản: NXB Sáng kiến kinh nghiệm: SKKN Ban Giám hiệu: BGH GV thực hiện: Huỳnh Thị Phượng Hiền – Lê Thị Huỳnh Nga Trang 1
  2. ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) PHẦN A MỞ ĐẦU Trang 2
  3. ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) A- Mở đầu: I- Đặt vấn đề: 1. Thực trạng của vấn đề: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam không chỉ là nhiệm vụ cấp bách của xã hội đặt ra cho ngành giáo dục mà còn là nhu cầu nội tại của chính chúng ta – những cán bộ, giáo viên trong mỗi trường học. Đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho người học là việc cần làm ngay – không thể làm ngơ, không được chậm trễ. Đổi mới không chỉ là trách nhiệm, là nghĩa vụ mà cũng là quyền lợi của nhà giáo. Ai giúp đội ngũ nhà giáo chúng ta biết đổi mới? Quá trình thực hành đổi mới cần nhiều yếu tố. Ngoại lực là điều kiện cần nhưng phải có nội lực là điều kiện đủ. Đảng, Nhà nước, nhân dân, ban ngành, đoàn thể, chính sách, chế độ Tất cả những tác động bên ngoài ấy là rất cần. Nhưng quan trọng là người trong cuộc. Cho nên, nội lực ở đây là chính ta – nhà giáo phải tự thân vận động, quyết tâm và kiên trì đổi mới. Sức bật đổi mới của nhà giáo được nhen nhóm, lan tỏa từ sự kết nối hợp tác giữa đồng nghiệp trong Tổ/nhóm chuyên môn. Sinh hoạt Tổ/nhóm chuyên môn như thế nào để nhà giáo được cùng nhau thực hành đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh? Cụ thể hơn nữa, Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD là một bộ phận của trường THCS Ngô Mây – một ngôi trường ở thành phố Quy Nhơn, đã đạt Trường Chuẩn quốc gia giai đoạn I và đang phấn đấu trên đà đi lên theo mục tiêu đạt Trường Chuẩn quốc gia giai đoạn II. Mục tiêu chung của nhà trường đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có nhận thức, hành động tích cực. Vấn đề ấy là những trăn trở, nghĩ suy của Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (THCS Ngô Mây). Nhận thức được tính cấp bách của vấn đề đổi mới nhưng nhìn vào thực tế của tổ thì mối lo càng lớn. Với 13 thành viên, tổ phải đảm nhiệm giảng dạy các môn học Ngữ văn, Địa lí, Lịch sử, GDCD cho 26 lớp của trường THCS Ngô Mây; thêm vào đó là công tác chủ nhiệm lớp, công tác kiêm nhiệm khác như thủ quỹ, công đoàn, quản lí tổ, tham gia các khóa học tập bồi dưỡng chính trị Quả là Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD chúng tôi phải đối mặt với quá nhiều khó khăn trong việc thực hành đổi mới. Nào phần đông giáo viên đều lớn tuổi, nào những hạn chế về sức khỏe, nào số tiết giảng dạy khá cao, nào người này thiếu kinh nghiệm người kia e sợ, ngại thay đổi Cho nên, trong những năm học trước, Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD còn một số hạn chế trong việc thực hiện một số nhiệm vụ có liên quan đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Trang 3
  4. ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) Thực trạng đó được phản ánh trong bảng khảo sát tình hình của Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD trong thời gian thực hiện đề tài (2/2014 – 2/2015): STT Họ tên Giới Năm Trình Công Công Khó Tồn tại Ghi chú tính sinh độ tác tác khăn chung chuyên giảng kiêm đột của tổ môn dạy nhiệm xuất những (cá năm nhân) trước 1 Lê Thị Nữ 1962 Đại Dạy Tổ Phẫu - Chưa Huỳnh học Văn, trưởng thuật, hoàn Nga Văn Sử nằm thành viện kế hoạch, 2 Nguyễn Nam Đại Dạy chỉ tiêu Văn 1955 học Văn, về Sáng Văn GDCD nhiệm vụ viết 3 Nguyễn Nam 1962 Đại Dạy Tổ phó, Tham SKKN Quốc học Địa công gia Cung Địa tác khóa Đảng, học - Chưa Công chính hướng đoàn, trị dẫn HS thanh tham tra gia dự thi Vận 4 Phan Thị Nữ 1959 Đại Dạy dụng (đã về Thủy học Văn, kiến hưu từ Văn GDCD thức 6/2014) 5 Phan Thị Nữ 1960 Đại Dạy Chủ liên Thu học Văn, nhiệm môn Hằng Văn GDCD lớp 6 Nguyễn Nữ 1960 Đại Dạy - Chưa Thị học Văn, dự thi Nhãn Văn Sử Dạy học 7 Nguyễn Nữ 1963 Đại Dạy Chủ theo học nhiệm chủ đề Trang 4
  5. ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) Thị Tâm Hóa Địa lớp tích hợp 8 Huỳnh Nữ 1966 Đại Dạy Chủ Phẫu Thị học Văn nhiệm, thuật, Phượng Văn Công nằm - Việc Hiền tác viện áp Đảng, dụng Công đổi đoàn mới PP dạy 9 Võ Cao Nữ 1973 Đại Dạy Chủ học, Thanh học Địa nhiệm kiểm Tuyến Địa lớp tra đánh 10 Võ Nữ 1973 Đại Dạy Chủ giá Huỳnh học Văn, nhiệm chưa Kiều Mỹ Văn GDCD lớp sâu Bích Lê rộng; 11 Võ Thị Nữ 1977 Đại Dạy Chủ Thai hiệu Mới về Thảo học Văn, nhiệm sản, quả từ Văn GDCD lớp nằm chưa 11/2014 viện cao 12 Nguyễn Nữ 1980 Đại Dạy Chủ Thị Bích học Văn, nhiệm Vân Văn Sử lớp 13 Lâm Thị Nữ 1981 Đại Dạy Chủ Minh học Văn, nhiệm Đức Văn Sử lớp 14 Đặng Nữ 1985 Đại Dạy Chủ Thai Thị Kiều học Văn, nhiệm sản, Văn GDCD lớp nằm viện 15 Lê Thị Nữ 1985 Trung Quản Thẩm cấp lí Thư Thư viện viện Trang 5
  6. ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) Nói vậy không có nghĩa là chúng tôi đầu hàng. Biết khó nhưng cố gắng vượt khó. Nhạy trong nhận thức và cũng nhanh trong hành động, chúng tôi đã thực hành đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn. Non chục năm qua, chúng tôi đã từng bước đổi mới nhưng là dò dẫm, tìm đường. Gần đây, từ năm học 2013-2014 đến nay, chúng tôi tìm tòi và đã được tiếp cận với những công văn, chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Giáo dục (thông qua chỉ đạo chuyên môn của ngành và nguồn Internet) về việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nên càng mạnh dạn ứng dụng một cách bài bản. Giải pháp Ứng dụng đổi mới Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG là sản phẩm ứng dụng của chúng tôi. Từ quá trình trải nghiệm với một số kết quả khả quan, chúng tôi muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp trong trường mình, trường bạn để tất cả đồng hành trên con đường đổi mới của nền giáo dục nước nhà. 2- Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: Giải pháp Ứng dụng đổi mới Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG được thực hành với những ý nghĩa và tác dụng tốt đẹp, thiết thực như sau: - Gắn kết, đối chiếu lí luận giáo dục với thực tiễn giảng dạy để các thành viên trong tổ cùng ứng dụng, trải nghiệm và cùng nhận ra lợi ích, tác dụng của việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; từ đó tiếp tục kiên trì thực hiện để ngày càng thu được những kết quả tốt hơn. - Phát triển kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm cho đồng nghiệp. - Tạo môi trường giáo dục dân chủ, thân thiện, đoàn kết trong tổ/nhóm, trường học. - Góp phần thúc đẩy các đối tượng giáo viên trong tổ vượt khó, cầu tiến trong quá trình thực hành đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. - Góp phần hoàn thành một số nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên, của tổ trong năm học. - Giúp CB quản lý ngành giáo dục nhìn nhận, đánh giá thực tiễn giáo dục ở cơ sở; từ đó định hướng chỉ đạo hoạt động giáo dục, giảng dạy một cách hiệu quả. - Đóng góp những sản phẩm dạy – học để làm giàu thêm nguồn minh chứng cho cơ sở lí luận về đổi mới nền giáo dục Việt Nam. Trang 6
  7. ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Các đối tượng GV trong Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (THCS Ngô Mây) và các đối tượng HS lớp 8, lớp 9 của trường THCS Ngô Mây. - Đề tài được nghiên cứu ở phương diện ứng dụng (thực hành) là chủ yếu. II- Phương pháp tiến hành: 1- Cơ sở: 1.1/Cơ sở lý luận: Trong những năm qua, nhà giáo chúng ta đã được trang bị khá nhiều lí thuyết về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượng giáo dục qua các văn bản chỉ đạo, các đợt tập huấn chuyên môn từ Bộ, Sở, Phòng, Trường. Đó là những cơ sở lí luận vững chắc, làm nền tảng cho việc thực hành đổi mới của giáo viên. Có thể kể ra như các tài liệu, các lớp tập huấn về PP, KT dạy học tích cực, Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển, năng lực cho học sinh, Và gần đây nhất là hàng loạt các công văn, chỉ thị, hướng dẫn với những yêu cầu đổi mới gắn với cả cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên lẫn học sinh như: Công văn Số: 5555/BGDĐT-GDTrH (ngày 08 tháng 10 năm 2014) V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. Chỉ thị 5466/BGDĐT-GDTrH (ngày 7 tháng 8 năm 2013) Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH 2013-2014. Chỉ thị 3004/CT-BGDĐT (ngày 15 tháng 8 năm 2013) về nhiệm vụ trọng tâm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm 2013-2014. Chỉ thị 3008/CT-BGDĐT (ngày 18 tháng 8 năm 2014) về nhiệm vụ trọng tâm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm 2014-2015. (Xem nội dung cụ thể ở phần Phụ lục). Bài viết của thầy Hoàng Văn Thái - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Duy Trinh – cán bộ quản lí ở Nghệ An (theo nguồn tin từ mạng Internet – Xem Phụ lục): “Thuật ngữ “nghiên cứu bài học” (NCBH) có nguồn gốc trong lịch sử giáo dục Nhật Bản, như một biện pháp để nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên thông qua nghiên cứu cải tiến các hoạt động dạy học các bài học cụ thể, qua đó cải Trang 7