SKKN Tổ chức thực hiện các chức năng quản lý trong xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức thực hiện các chức năng quản lý trong xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_to_chuc_thuc_hien_cac_chuc_nang_quan_ly_trong_xay_dung.doc
Nội dung text: SKKN Tổ chức thực hiện các chức năng quản lý trong xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia
- Phần I: MỞ ĐẦU 1/ Lí do chọn đề tài Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới nhằm hướng tới chiến lược con người. Trong chiến lược đào tạo con người, nhà trường bao giờ cũng đóng vai trò trung tâm và chủ đạo. Ở các nước phát triển, các nhà lãnh đạo đất nước luôn luôn chú ý đầu tư xây dựng những trường học tốt nhất, hiện đại và thuận lợi nhất phục vụ chiến lược đào tạo con người. Và những thành công trong chiến lược đào tạo con người lại thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển mạnh mẽ. Ở Việt Nam, nền giáo dục quốc dân hình thành và phát triển trong những bối cảnh hết sức khó khăn của hai cuộc chiến tranh, rồi hậu quả chiến tranh nặng nề, đã kìm hãm bước phát triển của giáo dục. Vì thế nền giáo dục của chúng ta còn “ thiếu” và “yếu” cả về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giáo viên và chất lượng giáo dục. Nền giáo dục Việt Nam nối chung và các nhà trường Việt Nam nói riêng còn nhiều hạn chế và bất cập so với sự phát triển của nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Muốn giáo dục Việt Nam phát triển, dần tiến kịp với sự phát triển của nền giáo dục tiên tiến trên thế giới thì cần phải xây dựng những “ Trường học ra trường học”, những trường học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá và xã hội hoá. Bởi vậy, xây dựng trường học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá liên quan đến vấn đề tồn tại hay không tồn tại, phát triển hay không phát triển của giáo dục Việt Nam. Chính vì lẽ đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những đề án về công tác xây dựng các trường học ở các cấp học, bậc học những trường học không những chuẩn hoá, hiện đại hoá về cơ sở vật chất, mà còn chuẩn hoá (cả về lượng và chất) đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, qui củ về cơ cấu tổ chức nhà trường và đạt được hiệu quả, chất lượng giáo dục cao, đó là những trường học đạt chuẩn Quốc gia. Đối với cấp học Trung học cơ sở, cấp học tiếp nối giữa giáo dục Tiểu học và giáo dục Trung học phổ thông, ở một giai đoạn phát triển đặc biệt về tâm sinh lý,
- có ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành và phát triển nhân cách con người, công tác xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia càng trở nên cấp bách và cần thiết. Ngày 5 tháng 7 năm 2001, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định và ban hành Qui chế xây dựng trường Trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia. Quyết định và Qui chế xét công nhận trường học đạt chuẩn Quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa là văn bản tổng kết các chính sách, nghị quyết của Đảng, Chính phủ về Giáo dục & Đào tạo, vừa là văn bản pháp qui về công tác xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia, vừa là định hướng về các tiêu chí cần có của một trường học đạt chuẩn Quốc gia để các trường dựa vào đó mà phấn đấu. Thấm nhuần sâu sắc chủ trương của Bộ GD&ĐT, Ban giàm hiệu trường THCS Tân đức đã nhanh chóng triển khai công tác xây dựng Trường THCS Tân Đức đạt chuẩn Quốc gia với quyết tâm cao. Qua thực tiễn và qua kinh nghiệm làm công tác quản lý Tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:“Xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010 ở trường THCS Tân Đức, Phú Bình, Thái Nguyên”. 2/ Mục đích nghiên cứu - Thứ nhất: Nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi mong muốn tìm ra những giải pháp tốt nhất để công tác xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia ở đơn vị mình nhanh chóng thu được kết quả. Đồng thời cũng từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho công tác quản lý nhà trường. - Thứ hai:Chúng ta đã biết, hiện nay, công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia ở một tỉnh miền núi nghèo như tỉnh Thái Nguyên đang còn gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc, hiệu quả còn thấp. Sở dĩ còn những hạn chế như vậy là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó phải kể tới vai trò quản lý của những người đứng đầu các đơn vị trường học. Với những thành công bước đầu trong công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia ở trường THCS Tân Đức, Tôi mạnh dạn trình bày lại những kinh nghiệm của đơn vị mình trong việc “ Tổ chức thực hiện các chức năng quản lý trong xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia”, với mong muốn là được trao đổi cùng các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. 2
- 3/ Phạm vi nghiên cứu Tổ chức thực hiện các chức năng quản lý trong việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia ở trường THCS Tân Đức. Cụ thể là: - Lập kế hoạch xây dựng trường THCS Tân Đức đạt chuẩn Quốc gia. - Tổ chức thực hiện công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. - Chỉ đạo công tác xây dựng trường THCS Tân Đức đạt chuẩn Quốc gia. - Kiểm tra công tác xây dựng trường THCS Tân Đức đạt chuẩn Quốc gia Thời gian thực hiện đề tài của gồm hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: Xây dựng 5 tiêu chí của trường THCS đạt chuẩn Quốc gia (giai đoạn 2001- 2010). - Giai đoạn 2: Tiếp tục duy trì và giữ vững danh hiệu trường đạt chuẩn Quốc gia, đồng thời nâng cao chuẩn để tiếp tục được công nhận là trường THCS đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2011- 2020. 4/ Nhiệm vụ nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu 3 nội dung chính như sau: - Thứ nhất: Những cơ sở lí luận của công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia. - Thứ hai: Thực trạng của công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia ở trường THCS Tân Đức. - Thứ ba: Tổ chức thực hiện các chức năng quản lý trong việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia. 5/ Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, sử dụng các nhóm phương pháp cơ bản: - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết. - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Nhóm các phương pháp sử dụng toán học. Qui trình cụ thể như sau: Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận chung, áp dụng vào thực tế, rồi lại từ thực tế rút ra một số bài học kinh nghiệm, nâng lên thành cấp độ lí luận mới. 3
- Phần II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương I: Cơ sở lí luận của công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia Xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia là con đường tốt nhất và nhanh nhất để đạt mục tiêu giáo dục THCS và tiến tới mục tiêu của giáo dục và đào tạo. Trong tiến trình phát triển của nhân loại, sự phát triển kinh tế- xã hội bao giờ cũng gắn chặt với sự phát triển giáo dục và đào tạo. Kinh tế- xã hội phát triển càng cao, càng đòi hỏi giáo dục đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời nó cũng tạo điều kiện về vật chất và ngân sách cho giáo dục phát triển. Ngược lại, giáo dục phát triển sẽ kích cầu kinh tế- xã hội phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, nhân loại đã bước sang một thời đại phát triển mới- thời đại văn minh trí tuệ, thời đại của công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với nền kinh tế trí thức. Sự phát triển kinh tế- xã hội của loài người đã tạo cho giáo dục những cơ hội tốt nhất để phát triển. Một hệ thống giáo dục chính qui, hiện đại được hình thành và ngày càng phát triển. Hệ thống giáo dục ấy đã đào tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Và từ đó lại thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển không ngừng, Quay trở lại với Việt Nam. Như chúng ta đã biết, Hơn một ngàn năm Bắc thuộc, rồi ngót một trăm năm cai trị của chủ nghĩa thực dân Pháp đã dìm dân tộc ta trong đói nghèo và lạc hậu, Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công chưa lâu, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ vừa mới thành lập lại cùng dân tộc tiếp tục đi qua hai cuộc chiến tranh đẫm máu với bao đau thương và đổ vỡ. Tuy nhiên, với ý chí phi thường của một dân tộc anh hùng, chúng ta đã nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước phát triển. Nghị quyết Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: Muốn thực hiện mục tiêu CNH- HĐH đất nước, đòi hỏi phải nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục Việt Nam đang có nhiều cơ hội nhưng cũng đang đứng trước những thách thức lớn. Cùng 4
- một lúc, nền giáo dục quốc dân Việt Nam phải thực hiện ba nhiệm vụ chiến lược về con người. Nói đến chiến lược con người Trong sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ, giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Trong giáo dục, nhà trường đóng vai trò trung tâm vì thông qua các hoạt động dạy và học trên lớp, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động giáo dục sức khoẻ, các hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề, trẻ em sẽ được pháy triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mĩ, lao động và lựa chọn nghề. Để phát triêbr nhân cách thế hệ trẻ theo bẩy định hướng giá trị cơ bản như trên, cần phải có những môi trường giáo dục hiệ đại và lành mạnh, chuẩn hoá về mội mặt. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục, của các nhà trường trong chiến lược đào tạo con người, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương và đường lối đúng đắn về giáo dục.Nghị quyết Trung ương IV khoá VII và Nghị quyết Trung ương II khoá VIII đã chỉ rõ: “ Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển Huy động toàn xã hội làm giáo dục. Xây dựng môi trường giáo dục ngày càng hoàn thiện, hiện đại ”. Trên cơ sở đường lối của Đảng, Chính phủ đã phê duyệt đề án xây dựng trường học đạt chẩn Quốc gia. Ngày 5 tháng 7 năm 2001, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 27/2001/QĐ-BGD & ĐT và Qui chế xét công nhận trường THCS đạt chuẩn Quốc gia. Quyết định 27/2001/QĐ-BGD & ĐT và Qui chế xét công nhận trường THCS đạt chuẩn Quốc gia đã định ra những tiêu chí cụ thể cho sự phát triển của giáo dục THCS, là một mốc quan trọng trên chặng đường giáo dục THCS tiến dần tới mục tiêu của giáo dục và đào tạo trong thời kì CNH- HĐH đất nước 1- Công tác quản lý Trong công tác xây dựng trường THCS đạt chẩn Quốc gia, vai trò của quản lý là hết sức quan trọng. Khoa học quản lý đã chỉ ra các vai trò cơ bản của công tác quản lý. Vận dụng vào công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia, quản lý có các vai trò: 5
- - Thứ nhất: Làm cho mọi thành viên trong nhà trường thấy rõ mục tiêu, hướng đi của nhà trường, từng bước hoàn thành các tiêu chí của trường chuẩn và đạt mục tiêu xây dựng trường chuẩn. - Thứ hai: Sử dụng tốt các nguồn lực ( nhân lực, vật lực, tài lực) nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp hoàn thành mục tiêu xây dựng trường chuẩn. - Thứ ba: Khắc phục những khó khăn, thách thức, tận dụng những cơ hội, những tác động tích cực để đạt được và giữ vững mục tiêu trường chuẩn. Các chức năng của công tác quản lý Khoa học quản lý chỉ ra 4 chức năng cơ bản của quản lý đó là: +) Kế hoạch hoá: Kế hoạch hoá có nghĩa là xác định mục tiêu mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và con đường,biện pháp cách thức để đạt mục tiêu, mục đích đó. Nội dung của kế hoạch hoá gồm: - Xác định mục tiêu của tổ chức - Xác định và đảm bảo các nguồn lực. - Quyết định các biện pháp để đạt mục tiêu +) Tổ chức: Đó là tập hợp các bộ phận(đơn vị cá nhân) có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá,có những trách nhiệm và quyền hạn nhất định, nhằm đạt mục tiêu của quản lý. Nội dung của chức năng tổ chức gồm: - Quá trình hình thành cấu trúc (Các phòng ban tổ) và các quan hệ giữa các quan hệ và các thành viên. - Phối hợp điều phối các nguồn lực và nhân lực - Xác định rõ chức năng của từng phòng, ban, tổ. +)Chỉ đạo: Chỉ đạo là huy động lực lượng vào thực hiện kế hoạch, là điều hành mọi công việc nhằm đảm bảo cho hệ thống vận hành thuận lợi. Nội dung của chức năng chỉ đạo gồm: - Nắm quyền chỉ huy điều hành mọi công việc 6