SKKN Tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trường PTDT BT THCS Nguyễn Bá Ngọc Xã Chư A Thai – Phú Thiện – Gia Lai

doc 19 trang sangkien 29/08/2022 10040
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trường PTDT BT THCS Nguyễn Bá Ngọc Xã Chư A Thai – Phú Thiện – Gia Lai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_hoat_dong_boi_duong_giao_vien_o_truong_ptdt_bt.doc

Nội dung text: SKKN Tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trường PTDT BT THCS Nguyễn Bá Ngọc Xã Chư A Thai – Phú Thiện – Gia Lai

  1. A – PHẦN MỞ ĐẦU I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Lý do khách quan. Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước ta đã không ngừng phát triển và đổi mới. Trường học được đầu tư để nâng cao chất lượng đào tạo, không những đáp ứng được nhu cầu trước mắt để phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mà còn chuẩn bị những điều kiện cho một nhà trường hoàn thiện hơn, vươn tới ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới trong một tương lai không xa. Một nhân tố nội sinh có tác động rất lớn đến kết quả và sự thành công của nền giáo dục chính là sự trưởng thành của “đội ngũ giáo viên”. 2. Lý do chủ quan. Trường PTDT BT THCS Nguyễn Bá Ngọc là một trong 10 trường THCS của huyện Phú Thiện. Nằm trong địa bàn còn rất nhiều khó khăn của một huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Gia Lai, giao thông đi lại khó khăn, địa bàn dân cư rộng, nhiều dân tộc chung sống. Thế nhưng, trong những năm vừa qua, công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của trường ngày càng giỏi chuyên môn, vững tay nghề. Điều này góp phần không nhỏ cho việc thúc đẩy hoạt động dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường, giúp nhà trường hoàn thành tốt các kế hoạch trong những năm vừa qua. Trong thời gian vừa qua, là một người làm công tác quản lý chuyên môn của nhà trường, tôi nhận thấy hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở trường PTDT BT THCS Nguyễn Bá Ngọc đã được thực hiện khá bài bản. Thế nhưng, khi soi rọi các kiến thức đã tiếp thu trong thời gian học tập tại trường CBQL TP Hồ Chí Minh, tôi nhận thấy rằng công tác bồi dưỡng rèn luyện giáo viên của trường vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục, nhiệm vụ này cũng cần được đổi mới hơn, đa dạng hơn và hiện đại hơn trong thời gian tới. Do đó, với mong muốn vận dụng những điều đã được học vào thực tế tình hình nhà trường, để hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ 1
  2. chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên đạt hiệu quả hơn, để công tác bồi dưỡng trở thành nhiệm vụ thiết yếu của mỗi giáo viên, nên tôi chọn đề tài “Tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trường PTDT BT THCS Nguyễn Bá Ngọc Xã Chư A Thai – Phú Thiện – Gia Lai”. II/ NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của đề tài. 2. Phân tích thực trạng Hiệu trưởng tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trường . 3. Đề xuất một số giải pháp cải tiến hoạt động bồi dưỡng giáo viên. III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp đọc văn bản, sách báo, tài liệu; 2. Phương pháp nghiên cứu sư phạm; 3. Phương pháp phân tích; 4. Phương pháp tổng kết rút kinh ghiệm. IV/ PHẠM VI ĐỀ TÀI. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường PTDT BT THCS Nguyễn Bá Ngoc huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai năm học 2011 – 2012, thông qua các hình thức: dự giờ, thao giảng, sinh hoạt tổ chuyên môn và tự học. 2
  3. B – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I/ CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở pháp lý. Đề tài”Tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trường PTDT BT THCS Nguyễn Bá Ngọc, được thực hiện dựa trên những cơ sở sau: + Điều 73 quy định: “Nhà giáo có quyền được nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ”. - Điều lệ trường THCS, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT đã quy đinh: + Điều 16 mục 2b quy định: “Tổ chuyên môn có nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; + Điều 31 mục c, quy định nhiệm vụ giáo viên: “Rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục”. + Điều 32 mục 2c quy định quyền của giáo viên: “Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm”. Ngoài ra, còn có các vản bản của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh Gia Lai, phòng giáo dục huyện Phú Thiện chỉ đạo về công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng nội dung chương trình thay đổi sách giáo khoa mới cho giáo viên; đổi mới phương pháp dạy học đây là những cơ sở để tạo điều kiện cho nhà trường trong việc triển khai thực hiện các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. 2. Cơ sở lý luận. • Các khái niệm. - Tổ chức: là sự sắp xếp, bố trí thành các bộ phận để cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc cùng một chức năng chung. Tổ chức là tập hợp người được tổ 3
  4. chức theo cơ cấu nhất định để cùng hành động vì mục đích chung (Từ điển Tiếng việt – Nguyễn Văn Ý chủ biên). - Hoạt động: là tiến hành những việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội (Từ điển Tiếng việt – Hoàng Phê chủ biên). - Bồi dưỡng: là các hoạt động bồi bổ, làm tăng thêm trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng, thái độ nhằm giúp cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên thực hiện công việc đạt kết quả tốt hơn. - Bồi dưỡng giáo viên: là bằng các hoạt động chuyên môn nhằm giúp cho giáo viên học tập, rút kinh nghiệm để nâng cao năng lực và chất lượng giảng dạy. 2.1 Mục đích hoạt động bồi dưỡng giáo viên. - Đối với nhà trường, đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng đội ngũ giáo viên, thì công tác bồi dưỡng phải được nhận thức sâu sắc. - Tham gia hoạt động bồi dưỡng giáo viên sẽ giúp cho giáo viên thuận lợi khi làm việc với chương trình mới, có thái độ tích cực và thích ứng với những thay đổi nhanh và thách thức của thời đại. - Hoạt động bồi dưỡng giáo viên được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đặc biệt là hình thức bồi dưỡng tại cơ sở, tại trường góp phần xây dựng tinh thần cộng tác, làm việc theo tổ, nhóm trong nhà trường. - Tham gia bồi dưỡng thường xuyên sẽ góp phần nâng cao ý thức, phương pháp, kỹ năng, thói quen tự học của giáo viên. Trên cơ sở đó hình thành phương pháp tự học cho học sinh. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng cần đạt được trong đổi mới phương pháp dạy học. - Công tác bồi dưỡng còn giúp cho giáo viên có cảm nhận, tự đánh giá tốt hơn khi họ hoàn thành công việc và có sự tiến bộ trong công tác. 2.2 Nội dung bồi dưỡng giáo viên. - Bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Bồi dưỡng theo chu kỳ thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa, trên chuẩn, bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡng 4
  5. chuyên đề nâng cao, đổi mới phương pháp dạy học, những kiến thức tâm lý học, giáo dục học. 2.3 Phương pháp bồi dưỡng giáo viên. * Bồi dưỡng giáo viên thông qua hoạt động dự giờ. - Giờ học là yếu tố quan trọng cơ bản có tính chất quyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Giờ học là lúc phản ánh những gì giáo viên đã tích lũy được, đã nghiền ngẫm, đã luyện tập đồng thời cũng là lúc thể hiện tinh thần trách nhiệm của họ. Tổ chức dự giờ trên lớp là một hoạt động quan trọng trong công tác quản lý chuyên môn. * Bồi dưỡng giáo viên thông qua hoạt động thao giảng. - Đây cũng là hoạt động hết sức quan trọng, thông qua hoạt động thao giảng để giáo viên cùng nghiên cứu, học tập, thống nhất việc thực hiện chương trình, nội dung, phương pháp dạy cụ thể của một bài, một chương hay một vấn đề sư phạm nào đó. Thao giảng là hình thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ có báo trước, có sự chuẩn bị của cá nhân và tổ chuyên môn nhằm thống nhất nội dung, phương pháp nhằm nâng cao kỹ năng, kỹ xảo trên lớp và kiểm tra học sinh. * Bồi dưỡng giáo viên thông qua hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn. - Tổ chuyên môn là một cấp quản lý trong nhà trường, là nơi giáo viên trong tổ trực tiếp tham gia thảo luận cho công tác giảng dạy cũng như sinh hoạt chuyên môn có nhiệm vụ xây dựng nề nếp dạy học, giáo dục nhân cách học sinh. Qua sinh hoạt tổ chuyên môn, Người quản lí đã tổ chức chỉ đạo đội ngũ cốt cán, phương thức làm việc của tổ, đánh giá sự cố gắng tiến bộ của giáo viên, cũng như những hạn chế để có kế hoạch bổ sung chiến lược bồi dưỡng lâu dài. * Bồi dưỡng giáo viên thông qua phương pháp tự học. - Xu thế chung của thời đại và kinh nghiệm công tác đào tạo, bồi dưỡng những năm qua ở Việt Nam đã khẳng định bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên phải lấy tự học làm chủ. Điều này cho thấy bất kể người giáo viên nào 5
  6. cũng đều có khả năng tự học nếu như hiểu thấu đáo nhiệm vụ và nội dung bồi dưỡng, có đầy đủ điều kiện tối thiểu để học tập. Tự học là hình thức rất thú vị để khích lệ việc học tập độc lập và học suốt đời. Đối với giáo viên, những người đã được đào tạo sư phạm có trình độ học vấn nhất định thì hình thức tự học mà do tự mình điều khiển thường sâu sắc hơn và lâu dài hơn là hành vi học tập do người khác điều khiển. Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải nhận thức đúng đắn về vấn đề tự bồi dưỡng, phải tự giác rèn mình và có tinh thần trách nhiệm cao đưa mình vào nề nếp khuôn khổ mới đạt kết quả tốt. 6
  7. II/ Thực trạng hoạt động BDGV ở trường PTDT BT THCS năm học 2011 - 2012 1. Đặc điểm chung của nhà trường. 1.1 Giới thiệu về nhà trường. Trường PTDT BT THCS Nguyễn Bá Ngọc thuộc xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai được thành lập tháng 8 năm 2011 tiền thân là Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc được thành lập năm 2005 là trường vùng ba duy nhất của huyện; nằm cách xa trung tâm huyện 12km. 1.2 Cơ sở vật chất Tổng diện tích khuôn viên trường 14.120 m 2, gồm 08 phòng nhà hai tầng trong đó 04 phòng học ( đủ học 2 ca/ngày); 01 phòng dành riêng bồi dưỡng học sinh giỏi; 01 phòng tin; 01 phòng Hội đồng sư phạm; 01 phòng Phụ đạo học sinh yếu kém; 10 phòng ở bán trú của học sinh; 02 phòng nhà công vụ. 1.3 Đội ngũ giáo viên Tổng số cấn bộ, giáo viên, nhân viên: 20 , nữ: 08, dân tộc thiểu số: 01 . Trong đó lãnh đạo nhà trường: 03 (01 Hiệu trưởng, 02 phó hiệu trưởng), 02 nhân viên (01 kế toán kiêm văn thư, thư viện; 01 nhân viên bảo vệ) và 14 giáo viên đứng lớp. Toàn trường chia làm 03 tổ: 01 tổ hành chính văn phòng 01 tổ Tự nhiên và 01 tổ Xã hội. 1.4 Những thuậ lợi, khó khăn. Từ những đặc điểm nêu trên, trong năm học 2011 – 2012 trường PTDT BT THCS Nguyễn Bá Ngọc có những thuận lợi và khó khăn như sau: a) Thuận lơi: Luôn được quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Sở Giáo dục, của Phòng Giáo dục về công tác bồi dưỡng giáo viên. Đồng thời luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp và chính quyền địa phương. Đội ngũ giáo viên của trường còn trẻ, năng động nhiệt tình trong mọi công tác, có ý thức trong việc học tập nâng cao trình độ, có khả năng tiếp thu và cập nhật nhanh những tiến bộ khoa học 7