SKKN Thực trạng và một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục cá nhân cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trường THPT 1-5 trong giai đoạn hiện nay

docx 57 trang Mịch Hương 27/09/2024 660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thực trạng và một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục cá nhân cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trường THPT 1-5 trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_thuc_trang_va_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ky_nang_tuyen.docx
  • pdfBùi Thị Thuỳ Dung - Phạm Hồng Tâm - THPT 1-5 - Quản lý.pdf

Nội dung text: SKKN Thực trạng và một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục cá nhân cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trường THPT 1-5 trong giai đoạn hiện nay

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT 1-5 ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC CÁ NHÂN CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TRƯỜNG THPT 1-5 TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Lĩnh vực: Nhóm sáng kiến bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên Tác giả: Bùi Thị Thùy Dung Tổ: Lí -Hóa – Sinh- Công nghệ Trường: THPT 1-5 Số điện thoại: 0989.615.869 Đồng tác giả: Phạm Hồng Tâm Tổ: Toán – Tin Trường: THPT 1-5 Số điện thoại: 0982.036.037 Thời gian thực hiện: năm học 2021-2022 Nghĩa Đàn, tháng 04 năm 2022 0
  2. 1.2. Mục đích của đề tài Đề tài này nghiên cứu về thực trạng và một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục cá nhân cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trường THPT 1-5 trong giai đoạn hiện nay. Nhằm có một cái nhìn thật sát sao về những giải pháp xây dựng hệ tư tưởng cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong điều kiện dạy học hiện nay. Tiến tới xây dựng các chỉ tiêu để đưa trường THPT 1-5 đạt các tiêu chí của trường học hạnh phúc. 2. Tổng quan 2.1. Tổng quan thông tin về vấn đề cần nghiên cứu Với những tiếp cận khác nhau, rèn luyện kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục cá nhân sẽ được hiểu và triển khai theo những cách khác nhau. Các nhà lãnh đạo và quản lý đề xuất các chính sách để thông qua các kỹ năng thuyết phục hoàn thành mục tiêu đề ra, vai trò của cán bộ, giáo viên hết sức quan trọng, đặc biệt là việc thực hiện kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục cá nhân để đạt mục tiêu đề ra. Giáo viên thực hiện kỹ năng tuyên truyền thuyết phục thông qua các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục để giáo dục và kết nối kiến thức học đường với thế giới thực, giải quyết các vấn đề thực tiễn, để nâng cao hứng thú, đề hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Học sinh thông qua biện pháp rèn luyện kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục rèn luyện các kỹ năng mềm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2.2. Phạm vi và đối tượng của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục cá nhân cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trường THPT 1-5 trong giai đoạn hiện nay thông qua nghiên cứu thực tiễn nhà trường. 3. Phương pháp nghiên cứu a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài như: - Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập. b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài như: - Phương pháp điều tra; 2
  3. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC CÁ NHÂN 1.1. Những vấn đề chung về tuyên truyền, thuyết phục và kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục 1.1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1.1. Khái niệm tuyên truyền Hiện nay, có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về khái niệm “tuyên truyền”. Theo nghĩa rộng, Tuyên truyền là hoạt động truyền bá những kiến thức, giá trị tinh thần đến đối tượng, nhằm mục đích cảm hóa, thuyết phục, biến những kiến thức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, thúc đẩy đối tượng hành động theo những định hướng và nhằm mục tiêu nhất định. Theo nghĩa hẹp, Tuyên truyền là hoạt động truyền bá những quan điểm lý luận và đường lối chiến lược, sách lược nhằm xây dựng cho quần chúng thế giới quan, nhân sinh quan nhất định và thuyết phục quân chúng hành động phù hợp với thế giới quan, nhân sinh quan ấy. 1.1.1.2. Khái niệm thuyết phục Theo Từ điển Tiếng Việt, thuyết phục là làm cho bản thân người ta thấy đúng, hay mà tin theo, làm theo. Với cách hiểu như vậy, thuyết phục là một đặc trưng, một mục tiêu cần đạt tới của tuyên truyền. Tuyên truyền phải đạt tới trình độ thuyết phục, phải có sức thuyết phục, cảm hóa đúng thì người ta mới tin và làm theo. Như vậy, thuật ngữ thuyết phục được dùng cùng nghĩa với tuyên truyền, nhưng hàm ý nhấn mạnh tính thuyết phục, cảm hóa đối tượng trong quá trình thực hiện. 1.1.1.3. Khái niệm kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục Theo Từ điển tiếng Việt, kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Như vậy, Kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục là khả năng vận dụng kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực này trong thực tiễn tuyên truyền, thuyết phục quần chúng bằng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau. Tuyên truyền, thuyết phục quần chúng, nếu phải phân chia theo quy mô tác động có tuyên truyền, thuyết phục cá nhân (đối tượng tác động là một cá nhân); tuyên truyền, thuyết phục nhóm (đối tượng tác động là một nhóm người, một tập thể) và tuyên truyền, thuyết phục đại chúng (đối tượng tác động là công chúng rộng rãi trên quy mô toàn xã hội). Ở cấp cơ sở, người lãnh đạo, quản lý thường sử dụng loại hình tuyên truyền, thuyết phục cá nhân và tuyên truyền thuyết phục nhóm để tác động đến đối tượng là cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. 4