SKKN Thực trạng và giải pháp hạn chế hành vi lệch chuẩn cho học sinh trường THPT Lê Lợi

docx 52 trang Mịch Hương 27/09/2024 1581
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thực trạng và giải pháp hạn chế hành vi lệch chuẩn cho học sinh trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_thuc_trang_va_giai_phap_han_che_hanh_vi_lech_chuan_cho.docx
  • pdfNGUYỄN THỊ HẢI YẾN, CHU THỊ MINH XUÂN - THPT LÊ LỢI - QUẢN LÍ.pdf

Nội dung text: SKKN Thực trạng và giải pháp hạn chế hành vi lệch chuẩn cho học sinh trường THPT Lê Lợi

  1. DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ LỢI  TÊN ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HÀNH VI LỆCH CHUẨN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ LỢI Lĩnh vực: Quản lí Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hải Yến Chu Thị Minh Xuân Năm thực hiện: 2021-2022 Số điện thoại: 0834171187
  2. II Một số giải pháp hạn chế hành vi lệch chuẩn cho học 12 sinh trường THPT Lê Lợi 1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 12 1.1 Tính mục đích 12 1.2 Tính toàn diện 13 1.3 Tính hiệu quả 13 1.4 Tính khả thi 13 2 Một số giải pháp hạn chế hành vi lệch chuẩn cho HS 13 Trường THPT Lê Lợi 2.1 Làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận 13 thức đúng đắn về hành vi chuẩn mực cho HS. 2.2 Nâng cao hiệu quả công tác vấn tâm lí học đường 15 trong việc hạn chế hành vi lệch chuẩn 2.3 Chú trọng công tác xây dựng trường học hạnh phúc 21 2.4 Tổ chức tốt các sân chơi lành mạnh, bổ ích cho HS 23 Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên, giáo viên chủ 2.5 nhiệm, giáo viên bộ môn trong công tác định hướng 25 hành vi chuẩn mực cho HS 2.6 Tăng cường xây dựng môi trường giáo dục an toàn, 29 lành mạnh, thân thiện 2.7 Tổ chức tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình – nhà 31 trường – xã hội trong công tác giáo dục HS 3 Một số kết quả đạt được 34 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36 1 Kết luận 36 2 Kiến nghị và đề xuất 36 Tài liệu tham khảo 38 Phụ lục 39 3
  3. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện cho sự phát triển nhiều mặt của đất nước. Song mặt trái của cơ chế thị trường, cùng nhịp sống xã hội sôi động với nhiều áp lực trong cuộc sống thì việc phát sinh những lời nói, hành động thể hiện những sai lệch về lối ứng xử của một bộ phận người dân Việt Nam cũng xuất hiện và ngày một gia tăng. Bên cạnh đó, các hình thức giao tiếp, kết nối trên phương tiện thông tin, mạng xã hội trong thời kỳ công nghiệp 4.0 hiện nay rất đa dạng, song thiếu kiểm soát đã góp phần ảnh hưởng và lan tràn lối ứng xử lệch chuẩn nêu trên, gây xáo trộn không nhỏ các chuẩn mực văn hóa trong xã hội. Trong thời gian qua, số học sinh (HS) có hành vi lệch chuẩn (HVLC) trong các nhà trường ngày càng gia tăng, số HVLC ngày càng nhiều. Một số HVLC xuất hiện ngày càng nhiều như sử dụng chất kích thích (hút thuốc, uống rượu ), bạo lực học đường, vi phạm an toàn giao thông, sản xuất và mua bán pháo nổ, đặc biệt là có những hành vi bạo lực với thầy/cô giáo. Nếu những người làm công tác giáo dục không điều chỉnh và uốn nắn kịp thời thì có thể dẫn đến khủng hoảng và lệch lạc về hành vi ở các em, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách ở các em. Nhưng thế nào là HVLC, nguyên nhân cũng như các giải pháp phòng ngừa và can thiệp như thế nào là hiệu quả thì không phải thầy cô giáo, nhà quản lý giáo dục nào cũng hiểu rõ. Qua thực tiễn nhiều năm làm công tác quản lí giáo dục và từ nhận thức sâu sắc về hậu quả của các hành vi lệch chuẩn ở học sinh, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp hạn chế hành vi lệch chuẩn cho học sinh trường THPT Lê Lợi” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nhóm tác giả tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân về hành vi lệch chuẩn của HS Trường THPT Lê Lợi, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp với thực tế nhằm nâng cao nhận thức, hành vi đúng đắn cho học sinh. Nhằm xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện, hạnh phúc khi đến trường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về hành vi lệch chuẩn. Tìm hiểu và đánh giá thực trạng về hành vi lệch chuẩn từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm hạn chế hành vi lệch chuẩn cho HS Trường THPT Lê Lợi. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, chúng tôi tiến hành làm rõ các vấn đề sau: Thực trạng hành vi lệch chuẩn của học sinh trường THPT Lê Lợi như thế nào? 5
  4. PHẤN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới Vấn đề hành vi, hành vi lệch chuẩn thực sự được quan tâm nghiên cứu từ cuối thế kỷ XIX, gắn liền với tên tuổi các nhà Tâm thần học, Tâm lý học, Giáo dục học nổi tiếng như S. Freud, N. Miaxishev Từ năm 1960 đến nay, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có cố gắng xây dựng và hoàn thiện bảng phân loại các rối loạn tâm lý và thống nhất các thuật ngữ. Trước tình hình các rối loạn tâm lý, hành vi lệch chuẩn ngày càng có chiều hướng gia tăng, tổ chức Y tế thế giới đã liên tục đưa ra vấn đề này thành chương trình nghị sự của nhiều cuộc hội thảo. Đóng góp to lớn mang tính toàn cầu, cần phải đề cập đến đó là hai công trình nghiên cứu lớn: Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD 10) ra đời năm 1992. Đây là kết quả sau hơn 30 năm làm việc không ngừng của hơn 915 nhà Tâm lý học có uy tín trên 52 quốc gia. Bảng phân loại này mang tính quốc tế vì phản ánh hầu hết các trường phái và truyền thống chủ yếu về Tâm bệnh học trên thế giới. Trong công trình này đã tập trung nghiên cứu rất kỹ về hành vi lệch chuẩn của trẻ em. Hành vi lệch chuẩn của trẻ em thuộc mục F91, phân thành ba mục sau: F91 - 0: Hành vi lệch chuẩn khu trú trong môi trường gia đình; F91 - 1: Hành vi lệch chuẩn ở những người kém thích ứng xã hội; F91 - 2: Hành vi lệch chuẩn ở những người còn thích ứng xã hội. Bảng phân loại bệnh học Hoa Kỳ DSM - IV (ra đời năm 1994), hành vi lệch chuẩn của trẻ thuộc mục 321 - 8, đã đưa ra 15 tiêu chuẩn chẩn đoán và được chia thành bốn nhóm: Hung hãn với người và súc vật; Phá hoại tài sản; Gian lận hoặc ăn cắp; Vi phạm nặng nề các quy định . Như vậy, có thể khẳng định rằng vấn đề hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và thanh thiếu niên đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, mỗi tổ chức, mỗi nhà nghiên cứu tuy tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của vấn đề nhưng đều thống nhất quan điểm cần tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp để hạn chế hành vi lệch chuẩn. 1.1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, việc nghiên cứu những HVLC, biện pháp phát hiện cũng như điều chỉnh HVLC thực sự còn khá mới mẻ. Gần đây có các công trình nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn như : Lưu Song Hà, 2004, Hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, Tạp chí tâm lí học, Số 7; Nguyễn Văn Song, 2012, Quản lý hoạt động giáo dục ahọc sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường trung học phổ thông Phù Cừ tỉnh Hưng Yên, Luận văn ThS Quản lý giáo dục; Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà 7