SKKN Thực trạng và các giải pháp quản lý việc dạy thêm, học thêm của học sinh trường THCS Tô Vĩnh Diện Thị trấn Triệu Sơn

doc 14 trang sangkien 29/08/2022 7680
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Thực trạng và các giải pháp quản lý việc dạy thêm, học thêm của học sinh trường THCS Tô Vĩnh Diện Thị trấn Triệu Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_thuc_trang_va_cac_giai_phap_quan_ly_viec_day_them_hoc_t.doc

Nội dung text: SKKN Thực trạng và các giải pháp quản lý việc dạy thêm, học thêm của học sinh trường THCS Tô Vĩnh Diện Thị trấn Triệu Sơn

  1. A - Phần mở đầu 1/ Lý do chọn đề tài: Vấn đề dạy thêm, học thêm ở nước ta hiện nay đang trở thành một vấn đề mà xã hội hết sức quan tâm và đã trở thành một trong những vấn đề bức xúc của giáo dục nước ta trong giai đoạn này. Về thực chất. Vấn đề học thêm hiểu và làm đúng là một nhu cầu chính đáng để bổ sung và nâng cao kiến thức, trình độ văn hoá , tay nghề, kỹ năng cho người học. Học thêm , học suốt đời đúng với bản chất lành mạnh của nó là hiện tượng xã hội tích cực đáp ứng và thoả mãn nhu cầu phát triển của mỗi người, mỗi gia đình . Từ nhu cầu học thêm dẫn dắc theo đó là việc tổ chức dạy thêm, tham gia dạy thêm của xã hội , nhà trường và thầy cô giáo. Nếu củng hiểu và làm đúng thì việc tổ chức dạy thêm dù ở trong hay ngoài nhà trường, với bất kỳ đối tượng người dạy, người học nào củng nhằm tới cái đích phát triển của một con người. Trong thời gian qua, vấn đề này diễn ra không như sự mong muốn, với ý nghĩa tốt đẹp của nó. Do tác động của cơ chế thị trường, do chính sách xã hội còn bất hợp lý, thể hiện sự bất cập trong đáp ứng nhu cầu thực tiễn, do cách quản lý thiếu nề nếp kỹ cương, do tuyên truyền , vận động và thường xuyên các hình thức tác động thiếu tích cực, thiếu chủ động nên sự việc đã diễn biến phức tạp, phát sinh những tiêu cực. Tuy nhiên trong sự hỗn tạp của cả " cái xấu" và " cái tốt" lẫn lộn, cần có một cách nhìn tỉnh táo và công bằng hơn, để phân biệt rõ các " yếu tố tiêu cực" và " các yếu tố tích cực" của việc dạy thêm, học thêm ở nước ta hiện nay nhằm có được những quan điểm chỉ đạo đúng đắn và rõ ràng. Xuất phát từ mục đích như vậy, bản thân tôi là cán bộ quản lý. Với góc độ là một cán bộ thực hiện chức năng chỉ đạo chuyên môn, tôi xin trình bày việc dạy thêm, học thêm thực trạng hiện nay trên cơ sở đó phân tích để đưa ra những giải pháp, góp tiếng nói của cá nhân, của đơn vị mình công tác nhằm tháo gỡ vấn đề bức xúc này. Do đó tôi chọn đề tài : 1
  2. " Thực trạng và các giải pháp quản lý việc dạy thêm, học thêm của học sinh trường THCS Tô Vĩnh Diện Thị Trấn Triệu Sơn . 2/ Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng việc dạy thêm, học thêm ở trường THCS Tô Vĩnh Diện Thị Trấn Triệu Sơn . 3/ Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp quản lý việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn trường THCS Tô Vĩnh Diện. 4/ Khách thể nghiên cứu: Các lớp học ngoài nhà trường thuộc trường THCS Tô Vĩnh Diện 5/ Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. - Thực trạng việc quản lý dạy thêm, học thêm ở trường THCS Tô Vĩnh Diện Thị Trấn Triệu Sơn. - Đề xuất các giải pháp . 6/ Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề dạy thêm, học thêm trên địa bàn Thị trấn Triệu Sơn rất rộng lớn, đa dạng về hình thức và loại hình hoạt động nhưng tôi chỉ đi sâu vào quản lý việc dạy thêm, học thêm của học sinh trường THCS Tô Vĩnh Diện Thị Trấn Triệu Sơn . 7/ Phương pháp nghiên cứu: - Đọc tài liệu tham khảo và báo chí. - Nắm tình hình việc triển khai và thực hiện chỉ thị số 15/2000/ CT - BGD&ĐT và công văn số 1901. - Điều tra khảo sát qua học sinh , cha mẹ học sinh trong các nhà trường . - Thống kê toán học 2
  3. các trường phổ thông và dạy thêm theo nhu cầu của người học có thu tiền. Vì vậy việc quản lý dạy thêm phải đạt được mục đích, yêu cầu sau : - Phải tập trung chỉ đạo trong thời gian ngắn nhất khắc phục biểu hiện tiêu cực trong việc dạy thêm của giáo viên các trường phổ thông công lập theo quy định của quyết định 242/ TTg . Xử lý kịp thời mọi sai phạm, nhất là việc bắt ép học sinh học thêm để thu tiền, người cố tình tái phạm phải được xử lý nghiêm khắc, kể cả buộc thôi việc. Đối với trường ngoài công lập ( bán công, dân lập tư thục) hiệu trưởng phải quản lý chặt chẽ hoạt động dạy thêm theo nguyên tắc phục vụ học sinh . - Quản lý thống nhất các lớp dạy thêm theo nhu cầu của người học có thu tiền do tổ chức hoặc cá nhân mở trong hoặc ngoài trường học và trách nhiệm của người dạy. Chương II: Thực trạng dạy thêm, học thêm của học sinh trường THCS Tô vĩnh diện thị trấn Triệu Sơn - Thị trấn Triệu Sơn là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của huyện Triệu Sơn. Diện tích gồm 4km2 , dân số hơn 4 nghìn người. Toàn Thị trấn có 8 phố ( có 4 phố mới được thành lập vào cuối năm 2005, có đến 75% hộ dân là cán bộ công chức nhà nước đang làm việc hoặc đã nghĩ hưu và công thương, số hộ nông nghiệp và nghèo là rất ít khoảng 25%. Nhiều gia đình có phong trào hiếu học và có ham muốn con cái phải được học giỏi để được đi vào học các trường chuyên nghiệp, Đại học, Cao đẵng Trên địa phương Thị trấn Triệu Sơn có đủ các loại hình trường: Trường Mầm non ( có cả công lập và bán công) . Trường tiểu học ( học 2 buổi/ ngày) , trường THCS công lập , trường THCS bán công chất lượng cao Triệu Thị Trinh, trường PTTH Dân lập Triệu Sơn ( trong đó có cả lớp 6 , 7 của THCS) , trường PTTH Triệu Sơn I , trường Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề Triệu Sơn ( trường có cả các lớp bổ túc THCS và THPT ) . Đây chính là các điều kiện về môi trường thuận lợi để hình thành các khu vực dạy thêm, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh và củng là khu vực có nhiều diễn biến phức tạp trong việc tổ chức, việc quản lý trong lĩnh vực dạy thêm, học thêm. I - Tình hình dạy thêm, học thêm tại trường THCS Tô Vĩnh Diện Thị Trấn Triệu Sơn. 7
  4. Dạy thêm, học thêm hiện đang là nhu cầu của cả 2 đối tượng : Thầy và trò. Chính vì vậy không tổ chức học thêm trong các trường để đáp ứng một phần nhu cầu của mọi người là việc làm không đúng, tình hình thực tế và trái quy luật. Vì vậy, các trường trong địa bàn Thị trấn Triệu Sơn đều tổ chức dạy thêm trong trường của mình khi học sinh có nhu cầu học thêm để nâng cao trình độ, bổ sung kiến thức ôn luyện thi. Bên cạnh đó, ngày càng thấy việc tổ chức học thêm dưới sự quản lý của các Ban giám hiệu là việc làm cần thiết trong tình hình hiện nay, vì học sinh này dễ đưa vào nề nếp để quản lý , nó phát huy được thế mạnh của mình trong việc điều hoà tình hình dạy thêm, học thêm trên một vùng lãnh thổ nhất định . Hiểu được điều đó, các trường trên địa bàn đều đã tổ chức việc bồi dưỡng học nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ của học sinh ở các dạng dau: Loại hình Số lượng Tỷ lệ (%) trường Học 2 buổi/ 1 ngày 3 42,85% Học bán trú ( Mầm non, Tiểu học) 2 28,6% Học thêm tại trường ( 2 buổi/ tuần ) 5 71,4% Qua khảo sát trong cha mẹ học sinh tôi thấy nhu cầu của cha mẹ học sinh về việc học thêm cho con được thể hiện như sau: Số lượng che mẹ học Loại hình Tỷ lệ ( %) đồng ý sinh được hỏi Học 2 buổi/ 1 ngày 310 95,2 Học thêm: 317 92 + Môn Toán 317 100 + Môn Văn 317 100 + Ngoại Ngữ 317 88,3 + Vật lý 317 88,7 + Hoá học 189 87,3 8
  5. Qua bảng thống kê cho ta thấy: - Trường tổ chức dạy thêm trong trường dưới sự quản lý của Ban giám hiệu loại hình 2 buổi/ tuần. Đây là mô hình được áp dụng phù hợp với tình hình của nhà trường và đáp ứng yêu cầu của học sinh nhằm bồi dưỡng nâng cao trình độ học sinh . - Học cả ngày tại trường của học sinh Tiểu học và Mầm non ( thực ra nhu cầu của cha mẹ học sinh là rất lớn nhưng điều kiện cơ sở vật chất của các trường Tiểu học và Mầm non chưa có đủ phòng học để đáp ứng ) là mô hình hiện đang được nhà trường và nhiều cha mẹ học sinh ủng hộ, nó tạo sự an tâm đối với cha mẹ học sinh khi đang công tác . Đây là xu hướng của giáo dục trong các giai đoạn sau này. Chính vì vậy nó cần được chăm sóc, nuôi dưỡng và rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc. Nó cần được tạo điều kiện để ngày càng được triển khai sâu rộng trong nền giáo dục tương lai. Việc tổ chức học dưới dạng này, chính là lối thoát trong việc giảm tải quá trình nhận thức của học sinh, nó chính là môi trường tốt cho học sinh rèn luyện nhằm hình thành phát triển nhân cách. II / Tình hình dạy thêm của giáo viên công lập ngoài nhà trường. 1/ Qua thống kê tôi thấy học sinh trong Thị trấn học ngoài nhà trường theo 2 yêu cầu sau: Loại hình Số lượng % học sinh Học thầy của mình 75% Học thầy khác 25% Tham khảo thêm số liệu của Viện khoa học giáo dục đăng trên tạp chí, tổ chức điều tra vào tháng 3/2001 tại tỉnh Hà Tây với 148 học sinh Tiểu học, thể hiện số buổi học thêm trong tuần của học sinh như sau: 9
  6. pháp đồng bộ, toàn diện để lập lại trật tự, kỷ cương trên lĩnh vực này. Trên cơ sở nắm bắt tình hình của vấn đề, những số liệu khảo sát thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, tổng hợp những số liệu thu nhận từ Viện khoa học giáo dục , từ địa phương cơ sở cùng với những ý kiến về giải pháp qua nhiều diễn đàn và hội thảo, tôi xin mạnh dạn nêu lên những suynghĩ của bản thân của cơ sở và địa phương góp tiếng nói chung vào giải pháp vấn đề dạy thêm và học thêm sau đây: 2/ Giải pháp trước mắt. Cần tăng cường giải pháp trong tổ chức và quản lý việc dạy thêm, học thêm; chống các hiện tượng tiêu cực, thương mại hoá trong dạy thêm, học thêm. - Trong xã hội , nhất là xã hội học tập có tồn tại nhu cầu "học thêm " và do đó việc " dạy thêm". Nhu cầu này không bao giờ mất, cho nên việc cho phép dạy thêm phải lựa chọn những giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, ưu tiên những giáo viên có tư cách đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có tay nghề giỏi đã hoàn thành tốt công tác được giao. Đảm bảo việc học thêm là tự nguyện. - Về phân cấp quản lý dạy thêm, học thêm. Các nhà trường được phép tổ chức và ban giám hiệu có trách nhiệm quản lý các hình thức dạy thêm sau: + Dạy 2 buổi/ ngày đối với các trường THCS khi có đủ cơ sở vật chất và theo nguyện vọng của gia đình học sinh. Thu tiền học phí theo quyết định của cấp quản lý có thẩm quyền . + Dạy phụ đạo học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi theo kế hoạch của nhà trường ( tuyển chọn, tổ chức lớp, phân công giáo viên ) không thu tiền của học sinh. Tiền bồi dưỡng giáo viên lấy từ quỹ học phí, quỹ khuyến học, quỹ chất lượng 10
  7. hay chi tiền thừa giờ ( nếu có) tính giờ theo đặc điểm của đơn vị. + Dạng ôn tập trước khi thi cuối năm thi tuyển sinh, 1 tháng, mỗi tuần không quá 3 buổi; mức thu tiền theo quy định tại thông tư liên Bộ Giáo dục & đào tạo - Tài chính số 16/ TT- LB ngày 13 /9/1993 . + Dạy tăng cường các môn học theo nhu cầu: ngoại ngữ, tin học, năng khiếu đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh theo nguyên tắc tự nguyện và thoả thuận đóng góp trong hành lang quy định các cấp quản lý được phân cấp trong luật giáo dục . - Các lớp dạy thêm do giáo viên của trường phổ thông ở trong hoặc ngoài nhà trường do hiệu trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý , người dạy phải đăng ký và được sự cho phép, chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý giáo dục địa phương . Các Sở giáo dục - đào tạo cho phép dạy thêm theo chương trình Trung học phổ thông, các Phòng giáo dục - đào tạo cho phép dạy thêm theo chương trình Trung học cơ sở và Tiểu học . - Những người dạy thêm không tổ chức nhiều người học thành lớp mà theo hình thức " gia sư" dạy kèm cặp từng học sinh theo yêu cầu của gia đình, không thuộc loại hình tổ chức dạy thêm phải đăng ký xin phép nhưng phải chịu trách nhiệm về chất lượng và nội dung giảng dạy. Để quản lý chặt chẽ các loại hình hoạt động giáo dục có thu tiền của người học trên địa bàn, các Sở giáo dục - đào tạo tham mưu để UBND tỉnh, Thành phố ban hành quy định quản lý cho phù hợp với thực tế địa phương. Trong quy chế hoạt động của các lớp học phải nêu rõ các vấn đề sau: Quyền lợi của người học, điều kiện học tập, chương trình , chất lượng dạy, cơ sở vật chất trường lớp, phương tiện dạy và học, quyền lợi trách nhiệm của người dạy, điều kiện để được đăng ký dạy thêm, mức thu 11