SKKN Thiết kế trò chơi Âm nhạc trong các tiết giảng dạy Âm nhạc tự chọn khối Lớp 6 ở trường THCS Lê Ngọc Hân

doc 28 trang sangkien 7500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế trò chơi Âm nhạc trong các tiết giảng dạy Âm nhạc tự chọn khối Lớp 6 ở trường THCS Lê Ngọc Hân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_tro_choi_am_nhac_trong_cac_tiet_giang_day_am_n.doc

Nội dung text: SKKN Thiết kế trò chơi Âm nhạc trong các tiết giảng dạy Âm nhạc tự chọn khối Lớp 6 ở trường THCS Lê Ngọc Hân

  1. Sáng kiến kinh nghiệm “ Thiết kế trò chơi Âm nhạc trong các tiết giảng dạy Âm nhạc tự chọn khối lớp 6 ở trường THCS Lê Ngọc Hân ” z A. PHầN Mở ĐầU Âm nhạc là một bộ phận quan trọng của văn hóa nghệ thuật, một trong những yếu tố tạo nên nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực phát triển nền kinh tế xã hội. Quan điểm đó vừa là cơ sở phương pháp luận cho việc xác định tính tất yếu khách quan của việc xây dựng, phát triển nền Âm nhạc xã hội chủ nghĩa, vừa khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của Âm nhạc trong đời sống xã hội nói chung và hệ thống nhà trường nói riêng. Âm nhạc cũng như các trào lưu nghệ thuật khác luôn luôn ở trạng thái chuyển động và phát triển theo thời gian. Tuy nhiên, dù ở bất cứ thời điểm nào thì Âm nhạc cũng làm tròn sứ mệnh của mình đối với con người, nó tô điểm và làm phong phú thêm cho cuộc sống tinh thần của con người. Như nhà phê bình Âm nhạc Xê rốp đã nói “ Âm nhạc là ngôn ngữ của tâm hồn ” Giống như ngôn ngữ, Âm nhạc có thể truyền đạt những cảm xúc của con người như : vui, buồn ,ưu tư hay phấn khởi .Khi thưởng thức một tác phẩm Âm nhạc, người nghe có thể tự mình đánh giá về những cảm xúc mà người nhạc sĩ muốn gửi gắm vào trong tác phẩm . Các nhà lý luận phê bình Âm nhạc cho rằng: “Âm nhạc là tiếng nói của tình cảm” Cho dù tác phẩm Âm nhạc chỉ biểu hiện, bộc lộ và truyền đạt tình cảm đến người thưởng thức, thì loại hình nghệ thuật này vẫn giữ vững chức năng của nó. Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, Âm nhạc gồm 3 chức năng : Thẩm mỹ – Giáo dục - Nhận thức. Âm nhạc làm cho người nghe hướng thiện hơn biết chọn lọc cái hay, cái đẹp trong cuộc sống.Thông qua việc thưởng thức Âm nhạc, con người thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước. Có thể nói “ Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta ”. Giáo viên : Nguyễn Thị Như Quỳnh 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm “ Thiết kế trò chơi Âm nhạc trong các tiết giảng dạy Âm nhạc tự chọn khối lớp 6 ở trường THCS Lê Ngọc Hân ” I. Lí DO CHọN Đề TàI – Mục đích nghiên cứu: Âm nhạc luôn có xu hướng vươn tới những giá trị vĩnh hằng : chân, thiện, mỹ. Trong những năm gần đây, đời sống xã hội đã có nhiều biến đổi mạnh mẽ. Trào lưu văn hóa, văn nghệ, Âm nhạc ngày nay bao gồm cả những nhân tố tích cực lẫn yếu tố tiêu cực. Chính vì thế đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc định hướng thị hiếu và cảm thụ Âm nhạc của giới trẻ . Trong nhà trường phổ thông, Âm nhạc luôn là người bạn đồng hành của các em. Với tư cách là một môn học độc lập, được phổ cập phổ thông cho đối tượng học sinh THCS nhằm dạy cho các em những kiến thức sơ đẳng về Âm nhạc, đáp ứng một khía cạnh đời sống tinh thần của học sinh, tạo cuộc sống văn hóa tinh thần phong phú, là điều kiện hình thành một môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường. Cùng với các môn học khác, Âm nhạc giúp học sinh phát triển toàn diện về trình độ học vấn, về nhân cách, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái nhân bản, tạo trạng thái tâm lý tích cực để các em tiếp thu môn học khác tốt hơn. Giáo dục Âm nhạc là một việc làm cần thiết đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của các em học sinh. Việc đưa bộ môn Âm nhạc vào nhà trường phổ thông trong thời gian qua bước đầu thu được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn vướng phải những khó khăn, bất cập, hiệu quả hạn chế, cần được tập trung đầu tư, đổi mới về phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Cũng như các môn học khác, mục tiêu chung của môn học Âm nhạc ở cấp THCS là + Hình thành và phát triển năng lực cảm thụ Âm nhạc của học sinh, tạo cho các em có trình độ văn hóa Âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện và hài hòa nhân cách. + Giáo dục cho học sinh có thị hiếu Âm nhạc lành mạnh, hướng tới những điều thiện trong cuộc sống. + Khích lệ học sinh hăng hái tham gia hoạt động Âm nhạc dưới nhiều hình thức, làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu. Giáo viên : Nguyễn Thị Như Quỳnh 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm “ Thiết kế trò chơi Âm nhạc trong các tiết giảng dạy Âm nhạc tự chọn khối lớp 6 ở trường THCS Lê Ngọc Hân ” Là giáo viên dạy bộ môn Âm nhạc ở trường THCS Lê Ngọc Hân với kinh nghiệm của 11 năm công tác, tôi nhận thấy để các em yêu thích và hứng thú học Âm nhạc đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy đổi mới và đưa các trò chơi âm nhạc vào trong tiết học làm cho tiết học sôi nổi, hào hứng . Cũng giống như các trò chơi khác "Trò chơi trong Âm nhạc "có tác dụng rất to lớn. Thông qua các trò chơi học sinh được học vui - vui học, củng cố thêm nhiều về các kĩ năng phát triển tai nghe, về tiết tấu, khả năng phán đoán, nhận xét. Qua trò chơi Âm nhạc còn giúp các em tiếp nhận kiến thức bằng nhiều giác quan. Sử dụng càng nhiều giác quan thì các em càng tiến bộ trong học tập và phát triển năng lực cảm thụ Âm nhạc của học sinh, tạo cho các em có trình độ văn hóa Âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện và hài hòa nhân cách. Trong giảng dạy ngày nay hầu hết các môn học đều có sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho giảng dạy và môn học Âm nhạc cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung đó . Vậy làm thế nào để đưa trò chơi Âm nhạc vào các giờ học cho thực sự hiệu quả, giúp học sinh tiếp cận dễ hơn, phát huy tốt tính tích cực của học sinh trong giờ Âm nhạc và thu hút được học sinh, gây hứng thú học tập Âm nhạc.Trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn tập trung vào làm nổi bật việc : “ Thiết kế trò chơi Âm nhạc trong các tiết giảng dạy Âm nhạc tự chọn khối lớp 6 ở trường THCS Lê Ngọc Hân ” Tôi nghĩ rằng, việc nghiên cứu đề tài này cũng là phương pháp tự nâng cao về chuyên môn cho bản thân, đồng thời cũng có thể giúp cho các bạn đồng nghiệp tham khảo thêm một sáng kiến mới, cùng chắt lọc và đưa ra một phương pháp giảng dạy tối ưu và hiệu quả nhất trong việc giảng dạy Âm nhạc trong thời gian tới Giáo viên : Nguyễn Thị Như Quỳnh 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm “ Thiết kế trò chơi Âm nhạc trong các tiết giảng dạy Âm nhạc tự chọn khối lớp 6 ở trường THCS Lê Ngọc Hân ” II. Phạm vi đối tượng nghiên cứu : - Đề tài nghiên cứu tại trường THCS Lê Ngọc Hân - Quận Hai Bà Trưng - Địa chỉ : 41 phố Lò Đúc - Hà Nội - Đối tượng : Học sinh THCS, lứa tuổi 11 - Chương trình giảng dạy Âm nhạc tự chọn khối lớp 6 . III. Phương pháp nghiên cứu: Để đề tài: “Thiết kế trò chơi Âm nhạc trong các tiết giảng dạy Âm nhạc tự chọn khối lớp 6 ở trường THCS Lê Ngọc Hân ” đạt kết quả tốt, tôi đã phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu : 1.Phương pháp thu thập tài liệu: Tôi phải thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau như : sách, báo, tạp chí, thu thập tài liệu từ trên mạng để phục vụ cho việc thiết kế các trò chơi Âm nhạc phong phú đưa vào bài dạy trong chương trình Âm nhạc tự chọn khối lớp 6 của trường tôi . 2.Phương pháp phân tích: Từ các nguồn tài liệu ta đã thu thập được, với mỗi bài giảng cụ thể tôi phải lựa chọn và phân tích những thông tin cần thiết và sát thực. 3.Phương pháp thực nghiệm: Từ những bài soạn cụ thể với những trò chơi Âm nhạc khác nhau đưa vào giảng dạy thực tế đối với đối tượng cụ thể là học sinh khối lớp 6. 4.Phương pháp điều tra đánh giá: Đối chiếu kết quả của bài giảng có thiết kế trò chơi Âm nhạc hay ứng dụng công nghệ thông tin phong phú với một bài giảng theo phương pháp cổ truyền để thấy được vai trò, hiệu quả của trò chơi Âm nhạc. Tham khảo kinh nghiệm từ đồng nghiệp, ý kiến của học sinh mà tôi trực tiếp giảng dạy. Giáo viên : Nguyễn Thị Như Quỳnh 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm “ Thiết kế trò chơi Âm nhạc trong các tiết giảng dạy Âm nhạc tự chọn khối lớp 6 ở trường THCS Lê Ngọc Hân ” IV. Kết Cấu Của sáng kiến kinh nghiệm : Đề tài sáng kiến kinh nghiệm dài 27 trang, gồm : A. Phần mở đầu : B. Phần nội dung : + Chương I : Những hiểu biết về trò chơi 1.ý nghĩa và tác dụng của trò chơi 2. Trò chơi và đặc điểm tâm lý của trò chơi + Chương II : Thiết kế trò chơI Âm nhạc trong các tiết giảng dạy Âm nhạc tự chọn khối lớp 6 ở trường THCS Lê Ngọc Hân 1. Trực trạng sử dụng trò chơi trong giờ Âm nhạc hiện nay 2. Sử dụng trò chơi trong giờ dạy Âm nhạc 3. Nguyên tắc tổ chức trò chơi trong giáo dục và dạy học mônÂm nhạc Nguyên tắc lựa chọn trò chơi Nguyên tắc tổ chức trò chơi 4. Thiết kế một số trò chơi Âm nhạc Một số trò chơi tổ chức khi ôn tập bài hát Một số trò chơi với khuông nhạc, nốt nhạc Minh họa thiết kế một số trò chơi trong bài giảng điện tử + Chương III : Khảo sát thực nghiệm ở trường THCS Lê Ngọc Hân khối lớp 6 1. Mục tiêu và yêu cầu của việc thực nghiệm Mục tiêu Yêu cầu 2. Nội dung thực nghiệm 3. Tổ chức thực nghiệm 4. Nhận xét chung của việc thực nghiệm * Minh họa một tiết dạy Âm nhạc tự chọn lớp 6 ( có lồng ghép trò chơi ) Giáo viên : Nguyễn Thị Như Quỳnh 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm “ Thiết kế trò chơi Âm nhạc trong các tiết giảng dạy Âm nhạc tự chọn khối lớp 6 ở trường THCS Lê Ngọc Hân ” C. Kết luận - Kiến nghị * Tài liệu tham khảo B.PHần NộI DUNG Chương I: Những hiểu biết về trò chơI 1.ý nghĩa và tác dụng của trò chơi. Vui chơi giải trí là hoạt động không thể thiếu đối với đời sống con người nói chung . Nó là món ăn tinh thần, là một phần tất yếu của cuộc sống, ở mỗi độ tuổi có các hình thức, cách thức vui chơi giải trí riêng nhằm thỏa mãn đặc điểm tâm lý của lứa tuổi .Trong các loại hình vui chơi giải trí, trò chơi là loại hình vui chơi chiếm một phần quan trọng . Trò chơi là nhu cầu tự nhiên của con người. Trò chơi còn là một phương tiện nhằm thu hút, tập hợp và giáo dục học sinh nhanh nhất, có hiệu quả nhất. Trò chơi góp phần điều hòa và cân bằng nguồn năng lượng dư thừa trong quá trình trao đổi chất, đảm bảo sự hoạt động bình thường trong cơ thể các em. Trò chơi vừa là nhu cầu tự nhiên, vừa là phương tiện giáo dục toàn diện cho học sinh.Trò chơi giúp cho cơ thể phát triển cân đối, hài hòa. Nhiều trò chơi đòi hỏi sự vận động toàn cơ thể tác dụng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của các em góp phần tạo nên một cơ thể khỏe mạnh.Trò chơi điều hòa và cân bằng nguồn năng lượng và dư thừa trong quá trình trao đổi chất. Nó phát triển các tố chất khéo léo, chính xác, khả năng phản xạ nhanh làm cho con người dễ thích ứng với sự biến đổi của môi trường. Trò chơi còn góp phần phát triển trí tuệ vì trò chơi luôn đòi hỏi sự thông minh, sáng tạo, sự mới mẻ.Trò chơi làm cho tâm hồn phát triển lành mạnh. Các trò chơi bồi dưỡng tình đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỉ luật, tính trung thực thật thà dũng cảm, sự cởi mở cảm thông giữa con người với con người. Trò chơi góp phần củng cố kiến thức qua trò chơi các em có thêm hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, bản thân "Học mà chơi - chơi mà học "là phương thức giáo dục nhẹ nhàng hiệu quả nhất. 2 .Trò chơi và đặc điểm tâm lí của trò chơi. Giáo viên : Nguyễn Thị Như Quỳnh 6