SKKN Sử dụng thùng rác 3 ngăn ở trường Phổ thông dân tộc nội trú - Lê Văn Sỹ

doc 14 trang sangkien 7280
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng thùng rác 3 ngăn ở trường Phổ thông dân tộc nội trú - Lê Văn Sỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_thung_rac_3_ngan_o_truong_pho_thong_dan_toc_noi.doc

Nội dung text: SKKN Sử dụng thùng rác 3 ngăn ở trường Phổ thông dân tộc nội trú - Lê Văn Sỹ

  1. Sáng kiến Sử dụng thùng rác 3 ngăn ở trường PTDTNT Tác giả: Lê Văn Sỹ SÁNG KIẾN Tên đề tài : SỬ DỤNG THÙNG RÁC 3 NGĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NÔI TRÚ Tác giả : Lê Văn Sỹ Trình độ chuyên môn : Cao Đẳng Sư Phạm - Lý KTCN Đơn vị công tác : Tổ Tự Nhiên -Trường PTDTNT –THCS Ninh Sơn Nhiệm vụ phân công : Giảng dạy Lý - Công nghệ Điện thoại : 0683 505 001 Email : lvs_gd2006@yahoo.com Tổ quốc Việt Nam xanh mát, Có sạch đẹp mãi được không? Điều đó phụ thuộc hành động của bạn, Chỉ thuộc vào bạn mà thôi. I. ĐẶT VÂN ĐÊ: Không cần nói nhiều về tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải ở Việt Nam hiện nay, bạn chỉ cần vào mạng truy cập “ Rác thải” thì hàng loạt trang web và hàng nghìn hình ảnh, số liệu, thông tin về thực trạng ô nhiễm môi trường.Trong đó trường học góp phần không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm trên. Sau nhiều năm công tác tại trường PTTNT THCS Ninh Sơn tôi nhận thấy rằng hằng ngày qua việc vệ sinh thu gom rác thải trong lớp cũng như trên toàn sân trường với số lượng rác tương đối là lớn con số: từ 2 cho đến 3 thùng rác, gồm tất cả các loại được thu gom cùng nhau, đặt biệt rác thải khu nội trú khá lớn, trong đó có cả những loại có khả năng tái sử dụng, tái chế nhưng cũng được gom lẫn vào cùng với nhau làm cho lượng rác thải rất lớn điều đó gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Chính vì thế viêc tìm ra một phương pháp khả thi vừa tránh tình trạng ô nhiễm môi trường vừa tái sử dụng rác thải là hết sức cần thiết . Vì thế tôi chọn đề tài nghiên cứu : “ SỬ DỤNG THÙNG RÁC 3 NGĂN Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TÔC NỘI TRÚ”
  2. Sáng kiến Sử dụng thùng rác 3 ngăn ở trường PTDTNT Tác giả: Lê Văn Sỹ II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Những ưu điểm khi sử dụng thùng rác 3 ngăn so với các phương pháp khác: 1.1. Các biện pháp xử lý rác và han chế của các biện pháp xử lý rác thải hiện nay: 1.1.1.Chôn lấp rác thải tự phát gây ô nhiễm môi trường Thông thường ở các địa phương đặt biệt ở vùng nông thôn, trường học dùng biện pháp xử lý rác bằng cách đem ra khu đất trống chôn lấp gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, mất mỹ quang khu dân cư: 1.1.2. Xử lý rác theo phương pháp Fukuoka Tại đây, các chuyên gia về môi trường của Nhật Bản hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng các đường ống thiết kế theo hình xương cá, độ đốc 1% để thu nước rỉ rác trong khu thí điểm, trên các ống có các lỗ nhỏ để thu nước rác và cung cấp ô xy cho lớp rác từng bước biến nơi đây thành khu xử lý rác thải thí điểm theo phương pháp bán hiếu khí kiểu Fukuoka
  3. Sáng kiến Sử dụng thùng rác 3 ngăn ở trường PTDTNT Tác giả: Lê Văn Sỹ 1.1.3. Phương pháp mới xử lý khí CO2 Trước khi được lưu trữ dưới lòng đất, CO2 phát ra từ sản xuất năng lượng phải được tách khỏi các khí khác. Các phương pháp hiện nay đòi hỏi chi phí cao và sử dụng các sản phẩm hoá học. Một loại màng lọc mới đã được các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Trondheim (Na-Uy) sáng tạo và đăng ký sáng chế quốc tế. Phương pháp mới xử lý CO2 1.1.4. Những hạn chế của các biện pháp xử lý rác thải hiện nay: - Tính giáo dục cộng đồng chưa cao, chưa đánh vào ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường . - Chỉ xử lý được dưới 31%, Tốn kém ngân sách và nhân lực khá lớn. - Kém hiêu quả, chưa triệt để, khó thực hiện, vẫn còn gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quang môi trường thiên nhiên, khu dân cư, trường học. - Kém bề vững, Thất thu một nguồn ngân sách đáng kể cho xã hội Rác thải chưa phân loại học sinh trút chung vào hố rác
  4. Sáng kiến Sử dụng thùng rác 3 ngăn ở trường PTDTNT Tác giả: Lê Văn Sỹ 1.2. Ưu điểm khi sử dụng thùng rác 3 ngăn trong các cơ sở giáo dục: Như đã nói trên “ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG THÙNG RÁC 3 NGĂN Ở CÁC TRƯỜNG PTTNT ” sẽ khắc phục toàn bộ những hạn chế của những biện pháp trên và mang lại những kết quả sau: - Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần đoàn kết, thân thiện môi trường. - Giáo dục được ý thức bảo vệ môi trường trong toàn thể học sinh, toàn thể công đồng, toàn xã hôi. - Hình thành nếp sống văn minh, ý thức bảo vệ môi trường, kỷ năng biết phân loại rác thải ngay từ khi còn học mầm non, tiểu học. - Giải quyết triệt để và bền vững về thực trạng rác thải hiện nay. - Tiết kiệm một khoản ngân sách và lao động cho xã hội; đồng thời thu một khoản ngân sách đáng kể cho các trường học. - Không gây ô nhiễm cho người phân loại rác, trong qua trình rác phân hủy 1.3 Cấu tạo thùng rác 3 ngăn: Thùng rác gồm 3 ngăn : 1 ngăn chứa rác tái sử dụng 1 ngăn chứa rác rác khó phân hủy và không tái sử dụng, 1 ngăn chứa rác hữu cơ Có thể dùng thùng rác 3 ngăn tự chế : bằng nhựa, giấy phế liệu hoặc đan sọt tre
  5. Sáng kiến Sử dụng thùng rác 3 ngăn ở trường PTDTNT Tác giả: Lê Văn Sỹ III. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THƯC HIỆN: 3.1. Mục tiêu nghiên cứu. Nghiên cứu xây dựng mô hình SỬ DỤNG THÙNG RÁC 3 NGĂN trong trường học dựa trên những thực tế về rác thải tại trường dân tộc nội trú , cách sử lý, về nhận thức, kiến thức của từng khối lớp học, từng bạn học sinh và các thực nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của các hình thức tuyên truyền và tính hiệu quả kinh tế. 3.2. Nội dung nghiên cứu. - Xác định thành phần,và khối lượng rác thải trong trường học. - Điều tra nhận thức và kiến thức của các bạn học sinh về rác thải và phân loại rác tại chỗ. - Tuyên truyền mạnh mẽ qua nhiều hình thức về rác thải và phân loại rác tại nguồn dựa trên ý kiến của các bạn học sinh. - Đánh giá hiệu quả các biện pháp tuyên truyền trong việc nâng cao hiểu biết, nhận thức cũng như hành động của các bạn học sinh về phân loại rác thải tại nguồn. - Nghiên cứu mô hình phân loại rác thải trong trường học phù hợp với điều kiện thực tế của trường PTTNT THCS Ninh Sơn. 3.3. Phương pháp nghiên cứu. 3.3.1. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp. 3.3.2.Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của học sinh và giáo viên: phiếu điều tra và phỏng vấn nhanh. 3.3.3. Phương pháp chuyên gia. 3.3.4. Phương pháp thực nghiệm. 3.3.5. Phương pháp ứng dụng các phần mềm hỗ trợ: powerpoint, Intrernet, 3.3.6. Phương pháp thống kê, xửlý số liệu và phân tích, tổng hợp số liệu. Nghiên cứu được tiến hành trong 4 khối lớp học tại trường PTTNT THCS Ninh Sơn. 4. Kết quả nghiên cứu và bình luận. 4.1. Khối lượng và thành phần rác ở trường học. Khối lượng chất thải rắn phát sinh trong lớp học và khu nội trú tại trường PTTNT THCS Ninh Sơn vào mùa hè và mùa đông có sự chênh lệch đáng kể. Vào mùa đông lượng rác trung bình từ 3 – 4 thùng,vào mùa hè lượng rác trung bình là 2 – 3 thùng, điều này có thể giải thích do vào mùa đông có nhiều cây trên sân trường và khối
  6. Sáng kiến Sử dụng thùng rác 3 ngăn ở trường PTDTNT Tác giả: Lê Văn Sỹ lượng lá rụng là khá nhiều và cộng với việc thời tiết hay mưa hoặc sương vào ban đêm thấm vào đã gây cho khối lượng tăng lên. Kết quả điều tra tỷ lệ khố lượng các thành phần trong rác thải trường học cho thấy lượng rác vô cơ trơ và rác tái chế chiếm tỉ lệ khá cao trong trường học:bao ny lon (11,7%),hộp sữa(14,4%),hộp xôi (10,9%), chai nhựa (15,2%), giấy loại (25,7%) .Lượng rác hữu cơ bao gồm lá cây cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Do đặc điểm ở trường có nhiều cây xanh.Tỉ lệ này tăng cao hơn vào mùa mưa do gia tăng lượng nước mưa và mùa mưa trùng vào mùa rụng lá của các cây xanh trong trường. 4.3. Kết quả điều tra kiến thức,nhận thức của các bạn học sinh ở tất cả các khối lớp về rác thải và phân loại rác tại nguồn. 4.3.1. Nhận thức, kiến thức của các bạn học sinh về rác thải. Tiến hành điều tra bằng phiếu câu hỏi trên đối tượng học sinh ở 4 khối lớp như sau: Câu hỏi Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 Nhận thức của các bạn học sinh về sự ảnh hưởng của rác thải với môi trường nói chung? 20,4% 37,4% 60% 70,4% Hình 2: Hiểu biết của học sinh về tác hại của rác thải Các kết quả điều tra cho thấy nhận thức của các bạn học sinh về rác thải ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe, mỹ quan Lần lượt là Câu hỏi trắc nghiệm Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 -Rác thải ảnh hưởng đến môi trường? 15,7% 30,6% 57,8% 75% -Rác thải ảnh hưởng đến sức khỏe? 11,5% 25,3% 45,7% 70,2% -Rác thải ảnh hưởng đến mỹ quan? 19,6% 40,8% 60,4% 80,1% -Tất cả? 20,4% 31,6% 53,6% 72,5% Cần lưu ý đặc biệt đến đối tượng các bạn học sinh khối lớp 6 trong nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải ( vì theo điều tra tỉ lệ hiểu biết về sự ảnh hưởng của rác thải còn rất thấp). Điều này có liên quan đến hiểu biết về phân loại rác thải và tái
  7. Sáng kiến Sử dụng thùng rác 3 ngăn ở trường PTDTNT Tác giả: Lê Văn Sỹ chế còn rất hạn chế ở khối lớp 6. Qua biểu đồ H2 có thể thấy đa số các bạn học sinh đã nhận thức được tác hại của rác thải nếu không được thu gom và xử lý hợp lý tuy chỉ ở mức độ riêng lẻ từng tác hại. 4.3.2. Nhận thức và kiến thức của các bạn học sinh về phân loại rác tại nguồn. Phần lớn học sinh đều chưa hiểu (41,5 – 55,7%) hoặc không chú ý đến chương trình này (25,7% - 63,5%). Các bạn biết đến chương trình từ các nguồn thông tin chủ yếu là qua tivi, đài, báo chí (chiếm 30,5%), internet (chiếm 5,3%), từ bố mẹ, và người thân (chiếm 10,5%) và từ nhà trường (chiếm 50,9%). Tuy nhiên, còn có những bạn chưa hiểu về phân loại rác thải tại nguồn, mục đích của phân loại rác và cách xử lý rác sau khi phân loại. Trong quá trình thiết kế và tuyên truyền chúng ta sẽ bổ sung thêm những kiến thức này cho học sinh. Tỷ lệ các bạn học sinh biết được lợi ích của chương trình phân loại rác thải tương đối cao chiếm (70%), ở khối lớp 6, khối lớp 7 (84%) ở khối lớp 8 (92,5%), khối lớp 9 (100%)%, tuy nhiên các bạn ở khối lớp 6 còn nhận thức đơn giản về lợi ích của việc phân loại rác. Qua tiến hành điều tra 4 khối lớp, kết quả cho thấy số lượng học sinh phân biệt được hai loại rác ( Rác dễ phân hủy và rác khó phân hủy) chiếm tỉ lệ như sau: Nội dung Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 - Không phân biệt được 29% 36,9% 24,9% 19,6% - Nhầm lẫn 50,6% 18,7% 14,6% 10% - Có thể phân biệt được 20,4% 44,4% 60,5% 70,4% - 70% học sinh khối lớp 6 - 85 % học sinh khối lớp 7 - 90% học sinh khối lớp 8 - 99% học sinh khối lớp 9 Đã nhận thức được lợi ích của chương trình này nên đa số các bạn rất thích và tự nguyện tham gia mà không cần có sự bắt buộc. 4.3.3 Thiết kế phương tiện tuyên truyền dựa trên ý kiến của các bạn học sinh - đánh giá hiệu quả. Để nâng cao nhận thức và kiến thức cho hoc sinh bằng các hình thức tuyên truyền phù hợp dễ hiểu, chúng ta tiến hành điều tra ba hình thức tuyên truyền mà các bạn thích thú là phổ biến qua các giờ ngoại khóa. Việc thiết kế đa dạng các hình thức