SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong hệ thống, ôn tập, luyện tập nhằm khắc sâu kiến thức hoá học phổ thông theo hướng trắc nghiệm khách quan đối với học sinh THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong hệ thống, ôn tập, luyện tập nhằm khắc sâu kiến thức hoá học phổ thông theo hướng trắc nghiệm khách quan đối với học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_su_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_trong_he_thong_on.doc
Nội dung text: SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong hệ thống, ôn tập, luyện tập nhằm khắc sâu kiến thức hoá học phổ thông theo hướng trắc nghiệm khách quan đối với học sinh THPT
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TNKQ HÓA HỌC THPT ___ Người thực hiện: Nguyễn Văn Hưng (nguyenvanhungsl@yahoo.com.vn) -Trang: 2 -
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TNKQ HÓA HỌC THPT DANH MỤC VIẾT TẮT TT NỘI DUNG CHỮ VIẾT TẮT 1 Trung học phổ thông THPT 2 Trung học cơ sở THCS 3 Bài tập BT 4 Công nghiệp hoá-hiện đại hoá CNH-HĐH 5 Khối lượng mol M 6 Số mol n 7 Khối lượng m 8 Khối lượng riêng D 9 Thể tích V 10 Nồng độ mol/lit CM, [ ] 11 Nồng độ phần trăm C% 12 Gam g 13 Lít l 14 Hiệu suất H 15 Sáng kiến kinh nghiệm SKKN 16 Thí nghiệm TN 17 Trắc nghiệp khách quan TNKQ 18 Trắc nghiệp tự luận TNTL ___ Người thực hiện: Nguyễn Văn Hưng (nguyenvanhungsl@yahoo.com.vn) -Trang: 3 -
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TNKQ HÓA HỌC THPT MỤC LỤC Stt Nội dung Trang 1 Phần thứ nhất: Đặt vấn đề 5 2 Phần thứ hai: Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 7 3 I.Cơ sở lý luận của vấn đề 7 4 II.Thực trạng của vấn đề 12 5 III.Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề 14 6 IV.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 45 7 Phần thứ ba: Kết luận 46 8 Tài liệu tham khảo 49 9 Phụ lục 50 ___ Người thực hiện: Nguyễn Văn Hưng (nguyenvanhungsl@yahoo.com.vn) -Trang: 4 -
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TNKQ HÓA HỌC THPT Để tồn tại, loài người phải thích nghi với tự nhiên, với thế giới bên ngoài, tìm cách thay đổi thế giới theo nhu cầu cuộc sống của mình, tất yếu, tất thảy mọi người trong xã hội phải hiểu biết về thế giới, có nhận thức chuẩn mực về đạo đức, về xã hội. Với con người Việt Nam không những phải có nhận thức đúng đắn về con đường, sự phát triển của đất nước mà còn phải có tư duy ngang tầm thời đại, có khả năng vươn xa hơn trong mêng mông tri thức nhân loại tiến bộ, đủ năng lực thực hành, làm chủ được sản phẩm của nền văn minh tri thức, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực trí tuệ cao, đảm bảo là người chủ của đất nước. Đứng trước yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, ngành giáo dục đang tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ trong đó đổi mới chương trình và sách giáo khoa, được tiến hành song song với đổi mới phương pháp dạy học đồng thời đổi mới về phương pháp kiểm tra đánh giá các môn Lý-Hoá-Sinh-Anh theo hướng trắc nghiệm khách quan (Đặc biệt trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh cao đẳng, đại học ). Trong quá trình nhận thức tri thức khoa học của học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Chiềng Ve nói riêng, chịu ảnh hưởng trực tiếp ở khả năng tổ chức của giáo viên trong mỗi tiết ôn tập, luyện tập do đó mỗi giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ dạy học đều cần có những phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp với nội dung, kiểu bài lên lớp nhằm mục đích: tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo kiến thức thông qua đó phát triển trí tuệ, xử lý nhanh các tình huống trong việc vận dụng kiến thức và nhân cách, đáp ứng được mục tiêu giáo dục trong thời kỳ mới. Từ đó mỗi giáo viên đều nhận thức được đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Tích cực hoá-hoạt động hoá” người học là rất cần thiết và cấp bách trong trường phổ thông. Với mục đích dạy học không phải chỉ là truyền thụ kiến thức mà là biến đổi nhận thức của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo kiến thức thông qua đó mà phát triển trí tuệ và nhân cách, học sinh có thể chia xẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng phương pháp nhận thức mới. Qua bài học, học sinh học hỏi lẫn nhau không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Học sinh phải tích cực, tự lực tìm tòi trước nhiệm vụ học tập sáng tạo, học sinh giải quyết sau thời gian ngắn làm việc tích cực có hiệu quả, qua quá trình học tập học sinh có đủ khă năng làm bài theo yêu cầu mới của đề thi và tiếp tục học các bậc học tiếp theo. Từ những nhận thức đó cùng với lòng yêu nghề, sự tâm huyết của người tham gia giáo dục tôi nghiên cứu, chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới phương pháp dạy học hoá học theo hướng dạy học tích cực các bài luyện tập ở trường THPT Chiềng Ve” trong những năm học từ 2005-2006 đến 2009-2010, tiếp tục phát triển với sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong hệ thống, ôn tập, luyện tập nhằm khắc sâu kiến thức hoá học phổ thông ___ Người thực hiện: Nguyễn Văn Hưng (nguyenvanhungsl@yahoo.com.vn) -Trang: 5 -
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TNKQ HÓA HỌC THPT theo hướng trắc nghiệm khách quan đối với học sinh THPT” năm học 2010-2011, tiếp tục hoàn thiện hơn nữa trong năm học 2011-2012; cùng với nội dung đó SKKN được bổ xung thêm phần hướng dẫn xây dựng bài tập TNKQ trên có sở chuẩn kiến thức, kỹ năng hóa học THPT, để giúp học sinh nhớ sâu, lâu hơn cũng như kiểm soát tư duy của học sinh, SKKN bổ sung thêm nội dung Mind Maps–Sơ đồ tư duy. Tôi nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm mong muốn góp phần nhỏ bé của mình trong giáo dục, góp phần đào tạo những thế hệ học sinh có thêm đức, tài đáp ứng được yêu cầu phục vụ và xây dựng đất nước. ___ Người thực hiện: Nguyễn Văn Hưng (nguyenvanhungsl@yahoo.com.vn) -Trang: 6 -
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TNKQ HÓA HỌC THPT I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ Thứ nhất: Sự nhận thức của mỗi con người luôn gắn với thực tiễn của sự vận động, tồn tại và phát triển của xã hội loài người, đều được đánh dấu bằng những tình huống và nhu cầu riêng trong nền tảng xã hội, vấn đề cần được coi trọng trong giáo dục và đào tạo đối với học sinh phổ thông là đạo đức chuẩn mực, tư duy nhanh nhạy, phản ứng linh hoạt. Vì vậy trong việc đổi mới phương pháp dạy học đã “Lấy học sinh làm trung tâm theo định hướng hoạt động hoá người học”, “Tích cực hoá hoạt động của người học” trên cơ sở hoạt động của học sinh, dưới sự chỉ đạo, định hướng của giáo viên. Phương pháp này nó thể hiện được tính ưu việt, do phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong tư duy, nhận thức, vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề và khả năng tư duy linh hoạt, sáng tạo. Với bộ môn hoá học là một môn khoa học thực nghiệm hết sức phong phú, đa dạng và đòi hỏi khả năng tư duy cao. Nó nghiên cứu vật chất trong đời sống với hệ thống các khái niệm, quá trình, quy trình, quy luật và ứng dụng thực tiễn, bảo vệ môi trường sống. Do đó đòi hỏi học sinh phải tích cực trong học tập, phát huy khả năng vốn có của mình trên cơ sở giáo viên tổ chức, hướng dẫn, định hướng để đi đến những nhận thức sâu sắc về nội dung tri thức khoa học, từ đó có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống sản xuất hoặc là cơ sở cho nghiên cứu khoa học sau này. Thứ hai: Trong dạy học các bài luyện tập ở trung học phổ thông, việc thiết lập các mối liên hệ giữa tri thức khoa học với khả năng tư duy cơ bản là việc thiết lập bài toán nhận thức. Theo lý luận dạy học khi xem xét bài toán ta không thể tách rời người giải bài toán đó. Bài toán chỉ có thể là “Bài toán” khi nó trở thành đối tượng của một chủ thể, khi có một người nào đó có nhu cầu chọn nó làm đối tượng hoạt động tư duy, mong muốn giải bài toán đó -nghĩa là khi có một “Người giải ”. Vì vậy “Bài toán” và “Người giải” tạo thành một hệ thống toàn vẹn, thống nhất, liên hệ chặt chẽ với nhau. Đó là hệ bài toán, hệ bài toán gồm 2 phân hệ: Bài toán-Đối tượng và người giải- Chủ thể (Sơ đồ 1). Bài toán là một hệ thông tin xác định bao gồm hai tập hợp gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau: + Những điều kiện nghĩa là tập hợp các dữ kiện, xuất phát diễn tả trạng thái ban đầu của bài toán, từ đó mà xuất phát phép giải, đây chính là “Những điều kiện đã cho ” + Những yêu cầu, là trạng thái mong muốn đạt tới của đối tượng, cái đích mà chủ thể phải hướng tới để thoả mãn nhu cầu của mình, đây chính là “Kết quả cần phải tìm ”. ___ Người thực hiện: Nguyễn Văn Hưng (nguyenvanhungsl@yahoo.com.vn) -Trang: 7 -
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TNKQ HÓA HỌC THPT Hai tập hợp này tạo thành bài toán, nhưng chúng lại không phù hợp với nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau, từ đó xuất hiện nhu cầu phải biến đổi chúng để khắc phục sự không phù hợp hay mâu thuẫn giữa chúng. Quá trình này gọi là giải bài toán. Như vậy, bài toán là hệ thông tin xác định bao gồm những điều kiện và những yêu cầu luôn luôn không phù hợp (Mâu thuẫn) với nhau, dẫn tới những nhu cầu phải khắc phục bằng cách biến đổi chúng. Quy trình thiết kế bài toán Hoá học *Cơ sở phân loại bài tập hoá học THPT -Dựa vào hình thái hoạt động của học sinh. -Dựa vào tính chất của nội dung kiến thức. -Dựa vào kiểu bài hoặc dạng bài. -Dựa vào chức năng. -Dựa vào dung lượng kiến thức hay mức độ đơn giản hoặc phức tạp. *Phân loại chi tiết bài tập hoá học THPT -Bài tập lý thuyết, định tính: + Viết phương trình phản ứng biểu diễn dãy biến hoá của các chất. + Nhận biết hay phân biệt các chất. + Tách các chất ra khỏi hỗn hợp. + Điều chế một chất. + Xác định cấu tạo của một chất dựa vào tính chất của nó. + Trình bày tính chất hoá học của một chất. -Bài tập lý thuyết định lượng hay bài tập tính toán: + Tính theo công thức hoá học. + Xác định nguyên tố hoá học. + Xác định công thức phân tử của một chất. + Tính thành phần phần trăm về khối lượng, thể tích của hỗn hợp. + Tính độ tinh khiết của một chất hoặc hiệu suất của phản ứng. + Điện phân. + Áp dụng các định luật về chất khí (Tính P, V, t0) + Biện luận theo khối lượng, hoá trị. + Dạng hỗn hợp hay tổng hợp. *Cấu trúc của bài toán hoá học THPT -Nội dung hoá học (Các dạng phương trình phản ứng hoá học). -Tính toán theo các dạng phương trình phản ứng hoá học (Toán-Hoá). -Các thuật toán (Toán-Toán). ___ Người thực hiện: Nguyễn Văn Hưng (nguyenvanhungsl@yahoo.com.vn) -Trang: 8 -
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TNKQ HÓA HỌC THPT Trong đó đề cao bản chất hoá học. *Bản chất của việc giải toán hoá học THPT (Sơ đồ 2) -Căn cứ theo các dữ kiện viết các phương trình phản ứng. -Chuyển các dữ kiện không cơ bản sang dạng cơ bản (n, m, V, M, D ). -Giải bài tập theo dạng cơ bản, H = 100%. -Chuyển kết quả dạng cơ bản về dạng không cơ bản theo yêu cầu của bài toán . Thứ ba: Sau khi thực hiện được hai nội dung trên, cần thiết phải làm sao để nhớ được và nhớ lâu hơn cũng như vận dụng chính xác không nhầm lẫn hay lạc vấn đề vì trong thực tiễn nhiều vấn đề nhìn bề ngoài có vẻ giống nhau nhưng bản chất lại không giống nhau. Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy giúp khắc phục vấn đề đó một cách có hiệu quả: Được phát triển vào cuối thập niên 60 (cuả thế kỉ 20) bởi Tony Buzan ( map.com/) như là một cách để giúp học sinh "ghi lại bài giảng" mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Các ghi chép này sẽ nhanh hơn và dễ nhớ và dễ ôn tập hơn. Giữa thập niên 70 Peter Russell ( đã làm việc chung với Tony và họ đã truyền bá kĩ xảo về Mind Map cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục. Mind Map (Sơ đồ tư duy hay Giản đồ ý) (sơ đồ 5) có thể dùng như 1 cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với computer–Máy vi tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo một trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện cuả 1 câu truyện) thì nó còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp minh hoạ tận dụng cả hai khả năng này của bộ não. Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng Mind Maps, tổng thể cuả vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tưọng được liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thay vì dùng chữ viết để mô tả [một chiều] Mind maps sẽ phơi bày cấu trúc một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra "dạng thức" cuả đối tượng, sự quan hệ [tương hỗ giữa các khái niệm liên quan [tạm gọi là "điểm chốt"] và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn. Mind Maps cũng được dùng cho: -Tổng kết dữ liệu (nội dung kiến thức cho một vấn đề, một bài, một chương, , một phương pháp giải bài tập) -Hợp nhất thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau -Động não về 1 vấn đề phức tạp -Trình bày thông tin để chỉ ra cấu trúc cuả toàn bộ đối tượng Công dụng của Mind Maps ___ Người thực hiện: Nguyễn Văn Hưng (nguyenvanhungsl@yahoo.com.vn) -Trang: 9 -