SKKN Sử dụng phần mềm dạy học đa phương tiện trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phần mềm dạy học đa phương tiện trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_su_dung_phan_mem_day_hoc_da_phuong_tien_trong_giang_day.doc
Nội dung text: SKKN Sử dụng phần mềm dạy học đa phương tiện trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS
- Tên đề tài Sử dụng phần mềm dạy học đa phương tiện trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn sáng kiến: Trong bối cảnh cuộc cách mạng thông tin diễn ra như vũ bão, bùng nổ khoa học kỹ thuật công nghệ và thông tin thì việc nắm bắt được ngoại ngữ thông dụng nhất. Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã cho việc giảng dạy ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng được thừa hưởng nhiều thành quả. Nhiều thiết bị dạy học tiên tiến đã được giới thiệu và áp dụng vào trong lớp học ngoại ngữ. Ngày nay, Tiếng Anh để giao tiếp với các nước khác trên thế giới lại càng quan trọng hơn. Tiếng Anh giúp chúng ta có thêm thông tin, tài liệu để cho chúng ta tự hoàn chỉnh tri thức, nâng cao trình độ, tự hoàn thiện về mọi mặt. Học tốt môn Tiếng Anh người học sẽ bổ túc được khiếm khuyết về các phương diện, hiểu biết sâu sắc hơn tầm quan trọng của môn Tiếng Anh có niềm hứng thú khi tiếp xúc với nó. Đó là trợ thủ đắc lực để nâng cao chất lượng học tập. Trước đây mục tiêu chủ yếu của việc dạy và học ngoại ngữ là đọc hiểu để phục vụ mục tiêu nghiên cứu khoa học, văn học. Ngày nay nhằm phục vụ chính sách mở cửa giao lưu kinh tế, đổi mới, hoà nhập với khu vực và thế giới, nhất là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, và hướng tới xây dựng cộng đồng ASEAN. Vì vậy, Tiếng Anh đã và đang trở thành ngoại ngữ số một được dạy ở nước ta và hướng tới dạy học các môn học cơ bản bằng Tiếng Anh. Để học sinh nắm bắt được kiến thức tốt, giáo viên phải thay đổi phương pháp truyền đạt, sử dụng các trang thiết bị dạy học tiên tiến theo kịp với trình độ khoa học công nghệ trên thế giới và cần phải tạo nhiều hứng thú trong tiến trình bài giảng của mình. Do nhiều nguyên nhân khác nhau việc dạy và học Tiếng Anh và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong nhà trường hiệu quả còn chưa cao. Việc đánh giá đúng mức vai trò và sự học tập môn học của học sinh là một nhu cầu bức xúc và cần thiết. Đó là lí do tôi chọn đề tài Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang 1
- Tên đề tài Sử dụng phần mềm dạy học đa phương tiện trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS. Tên đề tài Sử dụng phần mềm dạy học đa phương tiện trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS. 2 Nhiệm vụ sáng kiến: Kiến thức các em thu được sau giờ học là sản phẩm nói lên chất lượng giảng dạy của thầy và thái độ học tập của học sinh tích cực hay thụ động. Hứng thú là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng học tập và thái độ đối với môn học. Qua đó thấy rõ các phương pháp tạo hứng thú cho học sinh đối với môn học là điều cần thiết từ đó tìm ra phương pháp giảng dạy tối ưu phù hợp với thực tiễn và tìm ra các trang thiết bị dạy học tối ưu đối với đối tượng học sinh để tạo ra niềm hứng thú học môn Tiếng Anh ở trường. Công nghệ thông tin là một ngành khoa học mới ra đời nhưng từ những thập kỷ 80 công nghệ thông tin đã tạo ra một cuộc cách mạng trong các ngành khoa học. Đối với nước ta công nghệ thông tin mới được du nhập vào từ giữa thập kỷ 90 nhưng đã có một bước phát triển vượt bậc. Việt nam hiện nay là một trong những đất nước có ngành công ngệ gia công phần mềm tốt nhất trên thế giới. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tại các nhà trường ngày nay là một xu hướng tiến tiến nhất trong các thiết bị dạy học. Để học sinh khắc phục được những khó khăn trong quá trình học tập môn Tiếng Anh và học có hiệu quả, tôi đã cố gắng tìm tòi nghiên cứu các tài liệu viết về phương pháp dạy học cộng với trải nghiệm trên thực tế trong gần tám năm công tác tại các trường THCS trong huyện Quang Bình. Tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất để tạo hứng thú cho học sinh. Tôi nhận thấy rằng nếu áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thì sẽ tạo ra không khí lớp sôi nổi học sinh tập trung hơn vào bài giảng. Tôi hy vọng rằng những kinh nghiệm của tôi sẽ là một tài liệu nhỏ để các bạn đồng nghiệp tham khảo. 3. Đối tượng nghiên cứu: Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang 2
- Tên đề tài Sử dụng phần mềm dạy học đa phương tiện trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS. - Học sinh khối 7 trường THCS Tân Bắc năm học 2013- 2014 bao gồm 2 lớp: 48 học sinh. - Học sinh khối 8 trường THCS Tân Bắc năm học 2013- 2014 bao gồm 2 lớp: 56 học sinh. - Học sinh khối 9 trường THCS Tân Bắc năm học 2013- 2014 bao gồm 3 lớp: 71 học sinh. 4. Phạm vi nghiên cứu : - Sử dụng phần mềm dạy học đa phương tiện trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS. 5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp tìm hiểu lí thuyết: - Phân tích tổng hợp lí thuyết. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. b. Phương pháp tìm hiểu thực tiễn: - Phương pháp quan sát sư phạm. - Phương pháp điều tra so sánh phân tích tổng hợp. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm sư phạm. - Phương pháp nghiên cứu bảng biểu. - Phương pháp tổng kết qua kinh nghiệm công tác và giảng dạy. Để thu tập thông tin về hành vi hành động của học sinh đối với môn học phác thảo chân dung tâm lý để xây dựng mô hình tâm lý về phẩm chất tâm lý đặc thù về đối tượng trên cơ sở đó, giáo viên có phương án để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học và lường trước phản ứng có thể có của đối tượng nghiên cứu để có lối ứng xử phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao. Qua đó tâm tư nguyện vọng của học sinh đối với môn học được bộc lộ. B. NỘI DUNG: Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang 3
- Tên đề tài Sử dụng phần mềm dạy học đa phương tiện trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN 1. Cơ sở thực tiễn: a. Sơ bộ vài nét về thực trạng của khách thể nghiên cứu: Trường THCS Tân Bắc thuộc sự quản lí của phòng giáo dục đào tạo huyện Quang Bình. Xã Tân Bắc là một trong những xã nằm ở của ngõ của huyện Quang Bình, phía bắc giáp hai xã Tiên Nguyên và Xuân Minh, phía nam giáp xã Bằng Lang, phía đông giáp xã Tân Trịnh, phía tây giáp xã Yên Bình. Đa số người dân ở xã Tân Bắc là dân tộc ít người, có 5 dân tộc chủ yếu là Pả thẻn, Tày, Dao, Nùng, Kinh, La chí trong đó dân tộc Pả thẻn chiếm đa số. Ở địa bàn xã Tân Bắc điều kiện kinh tế gia đình học sinh còn rất nhiều khó khăn, sự quan tâm đến vấn đề học tập của học sinh chỉ có ở một bộ phận nhỏ phụ huynh, học sinh chưa có đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập cũng như các loại tài liệu tham khảo có liên quan tới môn Tiếng Anh nhất là các tài liệu cần thiết và không thể thiếu cho môn Tiếng Anh như bảng động từ bất quy tắc, chưa có đầy đủ băng máy cát sét để luyện nghe, sách bài tập sách tham khảo quá ít. Sự quan tâm của gia đình và xã hội đối với môn Tiếng Anh chưa cao. Đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập nhiều giáo viên chuyển hệ và hợp đồng hoặc mới nhận công tác trong ngành giáo dục. Đời sống của cán bộ giáo viên con gặp nhiều khó khăn, việc học môn Tiếng Anh luôn bị gián đoạn do điều động giáo viên không kịp thời, chương trình học luôn bị chậm tiến độ hơn so với trường bạn, và luôn phải chạy chương trình để theo kịp tiến độ chung của trương trình. Xong không vì thế mà học sinh chán nản trong vấn đề học tập, các em vẫn nỗ lực vươn lên trong học tập cũng như lao động. Tuy vậy, một số em nhận thức về môn học chưa có sự yêu thích, đam mê trong môn học Tiếng Anh. b. Thực trạng về áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học ngoại ngữ trong nhà trường THCS. Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang 4
- Tên đề tài Sử dụng phần mềm dạy học đa phương tiện trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS. Việc áp dụng công nghệ thông tin nói chung và đa phương tiện (multimedia) nói riêng vào dạy - học ngoại ngữ đang được các trường học THCS rất quan tâm sâu sắc. Tuy nhiên mức độ áp dụng và sự dụng vào thực tế giảng dạy con chưa có chiều sâu về chất lượng và số lượng, chưa phong phú và chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Phần lớn các trường áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy mới chỉ dưng lại ở việc sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint hoặc phần mềm Violet để trình chiếu hoặc là sừ dụng thay cho Bảng viết hay phần mềm soạn thảo Microsoft Word chỉ dùng để soạn thảo đề thi, đề kiểm tra bài tập cho học sinh. Việc sử dụng đa phương tiện (multimedia), các phần mềm học tập (giáo trình điện tử), các thí nghiệm ảo trên máy tính, hệ thống lưu trữ, truy cập bài giảng thông qua các Website, Forum, Blog cá nhân, các tài liệu bài giảng, CD-ROM giữa các giáo viên, học sinh, con chưa được phổ biến, đặc biệt hơn nữa là xảy ra tình trạng down load, copy sao chép bài giảng của người khác thành của mình. Vì vậy giáo viên cần phải biết cách để khai thác thông tin trên mạng một cách tối đa để có được nhiều nguồn tài liệu phục vụ cho giảng dạy như hệ thống các loại tranh ảnh, các bài nghe, các video clip, các thí nghiệm ảo 2. Cơ sở khoa học: Các phương tiện dạy học đóng góp một phần quyết định vào sự thành công của môn học. Từ trước đến nay, các phương tiện thiệt bị dạy học sau đây đã tham gia tích cực vào việc dạy và học môn Tiếng Anh ở các nhà trường THCS và THPT: - Bảng viết và phấn các màu. - Tranh ảnh và các giáo cụ trực quan. - Máy cát sét và băng học tiếng. - Hệ thống loa trong phòng nghe. Các phương tiện này hiện vẫn đang được sử dụng và vẫn phát huy tốt các tác dụng. Bảng luôn là công cụ hữu ích cho giáo viên trình bày nội dung bài giảng và học Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang 5
- Tên đề tài Sử dụng phần mềm dạy học đa phương tiện trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS. sinh thể hiện mức độ hiểu bài của mình dưới dạng viết. Tổ chức được bảng viết có cách trình bày tốt, khoa học, dễ theo dõi luôn là những tiêu chí đánh giá khả năng truyền đạt và trình độ của giáo viên. Việc kết hợp sử dụng các loại phấn màu, vẽ sơ đồ, bảng biểu phù hợp luôn tạo hứng thú cho học sinh, góp phần đẩy mạnh tốc độ ghi nhớ bài giảng của học sinh. Tranh ảnh tự vẽ, sưu tầm hoặc cấp phát đó là nguồn thông tin bổ ích góp phần làm sinh động bài giảng. Các giáo cụ trực quan khác cũng có tác dụng tương tự, những điều đó thể hiện sự quan tâm chú ý của giáo viên đến bài giảng. Tuy nhiên, nhược điểm của các giáo cụ trực quan trên là cồng kềnh khó bảo quản khó sửa, dễ hỏng, các bức tranh nhiều khi quá nhỏ cho các lớp học sinh có số lượng đông. Việc thuê người vẽ tranh thì tốn kém nằm ngoài khả năng tài chính của giáo viên. Một số thiết bị đồ dùng trực quan thì không bền và hạn chế về mặt hình thức. Làm thế nào để có sự say mê thực sự và phát huy hết tính tích cực tự giác của học sinh trong vấn đề học tập là vấn đề trăn trở của các nhà giáo, của nhà trường gia đình và xã hội từ đó phát huy vai trò hứng thú của học sinh và lao động. Biểu hiện của hứng thú trong học tập thể hiện như thế nào? Chúng ta lần lượt giải quyết vấn đề đó qua đề tài này. a. Các phương tiện dạy học áp dụng công nghệ thông tin là gì? Sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm cho việc giảng dạy ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng được thừa hưởng nhiều thành quả. Nhiều thiết bị dạy học tiên tiến đã được đưa vào các trường THCS và THPT. Có thể kể tên một số thiết bị như sau: - Máy tính xách tay (lap top). - Máy chiếu hắt (OHP). - Đầu VCD và Màn hình TV. - Máy chiếu đa năng (Multimedia projector) Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang 6