SKKN Rèn luyện tư duy Hóa học và kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm qua việc đổi mới lời giải bài tập tự luận và xây dựng một số công thức tính toán trong Hóa học

doc 72 trang sangkien 12600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện tư duy Hóa học và kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm qua việc đổi mới lời giải bài tập tự luận và xây dựng một số công thức tính toán trong Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_tu_duy_hoa_hoc_va_ky_nang_giai_bai_tap_trac_n.doc

Nội dung text: SKKN Rèn luyện tư duy Hóa học và kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm qua việc đổi mới lời giải bài tập tự luận và xây dựng một số công thức tính toán trong Hóa học

  1. Rèn luyện tư duy hóa học và kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm qua việc đổi mới lời giải bài tập tự luận và xây dựng một số công thức tính toán trong hóa học LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình dạy học, khi thăm dò tình trạng học tập môn Hóa học của học sinh hoặc gặp các em sau mỗi kì thi ĐH-CĐ, tôi được nghe đi nghe lại nhiều lần một số nội dung từ nhiều đối tượng học trò : - “ bài tập trắc nghiệm nhiều quá em làm không xuể”! - “ không phải là các dạng bài tập mới lạ mà đa số là các bài thuộc các dạng em đã học, thậm chí có bài “ trúng nguyên xi ” nhưng mà em không nhớ!” - “ không phải là khó đến mức em không làm được, mà thời gian ngắn quá, em làm không kịp ” -“ do có nhiều“công thức tính nhanh” quá nên em áp dụng nhầm công thức!”. - v.v và v.v Những tâm sự của học trò sau mỗi kì thi thôi thúc tôi luôn suy nghĩ làm thế nào giúp được các em có thể hiểu chính xác và sâu sắc hơn bản chất hóa học trong các bài toán và có kĩ năng, kĩ xảo giải quyết nhanh gọn nhiều bài toán trong quá trình học tập và thi cử. Để các em dần có tình cảm tốt hơn, ham mê hơn và có kết quả học tập tốt hơn đối với bộ môn mà mình giảng dạy. Trăn trở từ lâu nhưng do năng lực của bản thân có nhiều hạn chế và cũng chưa có điều kiện thực nghiệm. Sau một thời gian áp dụng đề tài, tôi thấy có ích nên mạnh dạn viết ra với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình với bạn bè đồng nghiệp. Tuy đã có nhiều nỗ lực, cố gắng và thận trọng trong công việc nhưng chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết. Tôi hy vọng sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ được bạn đọc tiếp tục thảo luận, bổ sung và phát triển, nhằm hoàn thiện hơn để giúp tôi góp phần giúp học sinh giảm bớt khó khăn trong học tập và thi cử, để các em thêm yêu thích Hóa học hơn, yêu thích các thầy cô dạy Hóa hơn! Rất mong nhận được nhiều ý kiến chỉ bảo, giúp đỡ quý báu từ các thầy cô giáo cùng bộ môn, các đồng nghiệp và các em học sinh. Xin trân trọng cảm ơn. Diễn Châu, ngày 20 tháng 5 năm 2011 1
  2. Rèn luyện tư duy hóa học và kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm qua việc đổi mới lời giải bài tập tự luận và xây dựng một số công thức tính toán trong hóa học MỤC LỤC T r a n g LỜI MỞ ĐẦU 1 Mục lục 2 Một số từ viết tắt trong sáng kiến kinh nghiệm 3 A. PHẦN MỞ ĐẦU I- Lí do chọn đề tài 4 II- Nhiệm cụ của đề tài 5 III- Phạm vi áp dụng 6 IV- Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 6 V- Đóng góp của đề tài 6 B- Nội dung 7 Phần I: Cơ dở lí luận và thực tiễn 7 Phần II: Rèn luyện tư duy hóa học và kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm thông qua việc đổi mới lời giải bài tập tự luận và xây 1 dựng một dố công thức tính toán trong hóa học 2 A- Tóm tắt cách vận dụng một số phương pháp(cơ bản) giải bài tập hóa học làm gốc 1 2 B- Xây dựng một dố công thức từ những bài toán quen thuộc 1 3 . C- Thực nghiệm 6 7 2
  3. Rèn luyện tư duy hóa học và kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm qua việc đổi mới lời giải bài tập tự luận và xây dựng một số công thức tính toán trong hóa học D- Kết luận 6 8 Phụ lục MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Pư: Phản ứng 2. T/d: tác dụng 3. HH: hóa học 4. BTHH: bài tập hóa học 5. ĐH-CĐ: Đại Học- Cao Đẳng 6. HSG: học sinh giỏi 7. KT-ĐG: kiểm tra- đánh giá 8. ĐTTS KA: Đề thi tuyển sinh khối A 9. ĐTTS KB: Đề thi tuyển sinh khối A 10. N.X.O : Nguyễn Xuân Ôn 11. GV: Giáo viên 12. HS: Học sinh 13. SGK: Sách giáo khoa 14. SGV: Sách giáo viên 15. Nxb: Nhà xuất bản 16. THCS: Trung học cơ sở 17. THPT: Trung học phổ thông 18. TNTL: Trắc nghiệm tự luận 3
  4. Rèn luyện tư duy hóa học và kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm qua việc đổi mới lời giải bài tập tự luận và xây dựng một số công thức tính toán trong hóa học A. PHẦN MỞ ĐẦU I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Từ năm 2007, trong kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học - Cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan đối với môn Hóa học. Có thể nói, khi biết được thông tin này, nhiều thầy cô giáo lẫn học trò đều lúng túng về cách dạy và cách học trước hình thức thi trắc nghiệm khách quan mới lạ này. Sau 4 năm áp dụng hình thức thi trên, rất nhiều tài liệu ôn luyện mới phục vụ việc dạy và học đối với môn Hóa học đã xuất hiện đầy rẫy trên thị trường và internet nhưng cả thầy và trò đều có cảm giác không mấy mặn mà với việc dùng bài tập trắc nghiệm để phát triển tư duy hóa học, bồi dưỡng học sinh giỏi và ôn luyện trước các kì thi tuyển sinh. Bởi nội dung của một bài tập trắc nghiệm khó có thể xâu chuỗi nhiều kiến thức, kĩ năng kĩ xảo vì thời gian dành để giải quyết nó không nhiều (chỉ trong vòng 1,5 >2 phút). Do vậy, dùng bài tập trắc nghiệm khách quan để dạy học hóa học nói chung và ôn luyện thi học sinh giỏi, thi Đại học - Cao đẳng nói riêng bộc lộ nhiều hạn chế trong việc rèn luyện tư duy hóa học; mặc dù trong kì thi tuyển sinh, hình thức thi này đã thể hiện được tính ưu việt của nó. Qua 4 năm áp dụng đối với môn Hóa học, có lẽ hình thức thi tuyển này vẫn chưa thuyết phục hoàn toàn các thầy cô giáo tâm huyết, có kinh nghiệm trong việc ôn luyện thi theo hình thức tự luận trước đây. Ngoài lí do nêu trên, tôi thấy còn thêm một số lí do sau đây: - Do người thầy nặng lòng với những kinh nghiệm và kiến thức mà mình đã tích lũy được trong nhiều năm tâm huyết với nghề, với hình thức dạy ôn luyện thi tự luận nhưng không thể một sớm một chiều chuyển biến nó để thành công trong ôn luyện thi theo hình thức mới được. - Thời gian học và thi tự luận đã áp dụng hàng chục năm nay nên nó đã được rất nhiều các nhà khoa học, nhà giáo qua nhiều thế hệ đúc kết tinh hoa, để lại cho chúng ta một khối lượng đồ sộ tri thức, đặc biệt là bài tập hóa học tự luận rất có giá trị. Bỏ qua tài sản này là không thể. Nhưng nếu lấy nó để dạy như xưa thì khó có thể nhận được sự đồng thuận từ phía học trò. - Tài liệu luyện thi trắc nghiệm xuất hiện trên internet và bán tràn lan trên thị trường nhưng tinh hoa thì người đọc còn ít gặp nếu như không muốn nói là chưa có một tác giả nào cô đọng được tác phẩm của mình làm hài lòng người đọc. Điều này chính nhiều tác giả viết sách cũng tự nhận “do thời gian gấp rút ” “rất mong bạn đọc thông cảm” - đây không chỉ đơn thuần là một câu khiêm tốn viết theo lệ thường, mà các tác giả nói lên một phần sự thật khách quan. 4
  5. Rèn luyện tư duy hóa học và kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm qua việc đổi mới lời giải bài tập tự luận và xây dựng một số công thức tính toán trong hóa học “Có mới, nới cũ” - thường tình vẫn thế. Tân học mỗi ngày mỗi tiến, tất Cựu học phải lùi và rồi có khi sợ mai một đi mất. Nhưng, Tân học mà hay, tức Tân học có một nền tảng vững chắc. Nền tảng ấy chính là tinh hoa của Cựu học.( Cổ học tinh hoa- Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc-Tử An Trần Lê Nhân, Nxb Văn Học 2002- Tr. 5). Vì những lí do trên mà trong quá trình dạy học, mọi thầy cô ngoài việc cập nhật tài liệu mới đều phải tự mày mò tìm cách kế thừa và đổi mới để phát huy vốn liếng sẵn có của mình, của các thế hệ trước để lại mới phần nào đáp ứng được yêu cầu của bộ môn và nhu cầu người học. Do vậy mà tôi chọn đề tài: “Rèn luyện tư duy hóa học và kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm qua việc đổi mới lời giải bài tập tự luận và xây dựng một số công thức tính toán trong hóa học” Vốn liếng kiến thức - cũ cũng như mới - của người viết bài này còn nông cạn, trong quá trình dạy học gặp phải nhiều khó khăn nhưng với tinh thần học hỏi - xin mạnh dạn chia sẻ với đồng nghiệp một cách nghĩ, cách làm, một số công thức mà trong quá trình dạy học người viết đã tìm ra, đã kế thừa, áp dụng giải một số bài toán hóa học quen thuộc được học trò hào hứng đón nhận – hi vọng được các đồng nghiệp quan tâm chia sẻ. Người viết xin tri ân những ý kiến đóng góp cho đề tài. II-NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI - Nêu ra một hướng vận dụng bài tập tự luận để rèn luyện tư duy hóa học và kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm. Trên cơ sở lời giải của bài tập tự luận đã biết, trình bày lại lời giải mới cho phù hợp hơn với cách học và thi hiện nay. Bài tập gốc Lời giải cũ Viết lại đề bài Công thức Tóm tắt đề Lời giải mới 5
  6. Rèn luyện tư duy hóa học và kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm qua việc đổi mới lời giải bài tập tự luận và xây dựng một số công thức tính toán trong hóa học - Xây dựng một số công thức tính toán và phương pháp sử dụng nó cho 5 dạng bài toán: 1. Xác định tên kim loại, phi kim. 2. Xác định công thức Oxit. 3. Xác định công thức một số muối. 4. Xác định công thức của anđehit. 5. Xây dựng công thức tính toán trong một số loại bài tập về Hiđrocacbon và dẫn xuất của Hiđrocacbon. III-PHẠM VI ÁP DỤNG Nội dung trong đề tài được áp dụng vào một số tiết dạy tự chọn và áp dụng vào các lớp bồi dưỡng kiến thức thi ĐH-CĐ, bồi dưỡng HSG. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra tôi đã nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và thực nghiệm sư phạm. - Phạm vi nghiên cứu: kiến thức hóa học trong chương trình hóa học phổ thông liên quan đến các nội dung trong đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ, đề thi HSG cấp tỉnh. V. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Về mặt lí luận: Góp phần minh họa tác dụng của bài tập trong việc phát triển tư duy, khả năng sáng tạo và tinh thần thái độ hứng thú học tập cho học sinh. - Về mặt thực tiễn: + Góp phần đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở góc độ sử dụng bài tập - vận dụng linh hoạt các định luật cơ bản của hóa học với một hướng trình bày cô đọng nhưng không làm mờ đi bản chất hóa học của bài toán. + Đưa ra một hướng khai thác các bài tập tự luận sẵn có, góp phần tạo ra mối quan hệ khăng khít giữa bài tập trắc nghiệm tự luận và bài tập trắc nghiệm khách quan trong quá trình dạy học hóa học. Hạn chế được một số nhược điểm khi sử dụng đơn thuần mỗi loại bài tập trên trong điều kiện học và thi hiện nay. 6
  7. Rèn luyện tư duy hóa học và kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm qua việc đổi mới lời giải bài tập tự luận và xây dựng một số công thức tính toán trong hóa học B. NỘI DUNG PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I- Ý nghĩa của bài tập hóa học trong dạy học hóa học Ở trường THPT, BTHH giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo. BTHH vừa là mục đích, vừa là nội dung lại vừa là phương pháp dạy học hiệu quả, nó không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức, con đường giành lấy kiến thức mà còn mang lại niềm vui của quá trình khám phá, tìm tòi, phát hiện của việc tìm ra đáp số, BTHH mang lại cho người học một trạng thái hưng phấn, hứng thú nhận thức. Đây là một yếu tố tâm lý quan trọng của quá trình nhận thức. 1. Bài tập trắc nghiệm: Trắc nghiệm là hình thức đo đạc được “tiêu chuẩn hoá” cho mỗi cá nhân học sinh bằng điểm. Bài tập trắc nghiệm có thể chia làm 2 loại: a. Trắc nghiệm tự luận: Trắc nghiệm tự luận (TNTL) là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công cụ đo lường là các câu hỏi, học sinh trả lời dưới dạng bài viết trong một khoảng thời gian đã định trước. Ưu điểm - Tốn ít thời gian và công sức cho việc chuẩn bị của giáo viên. - Rèn cho học sinh khả năng trình bày, diễn tả câu trả lời bằng chính ngôn ngữ của họ, đo được mức độ tư duy ( phân tích, tổng hợp, so sánh) và kỹ năng giải bài định tính cũng như định lượng của học sinh. - Có thể KT-ĐG các mục tiêu liên quan đến thái độ, sự hiểu biết những ý niệm, sở thích và khả năng diễn đạt tư tưởng của học sinh. - Hình thành cho học sinh kỹ năng sắp đặt ý tưởng, suy diễn, phân tích, tổng hợp khái quát hoá ; phát huy tính độc lập, tư duy sáng tạo của học sinh. Nhược điểm - Bài tự luận khó đại diện đầy đủ cho nội dung môn học do số lượng nội dung ít. - Điểm số có độ tin cậy thấp vì nhiều nguyên nhân như: phụ thuộc vào người đặt thang điểm, tính chất chủ quan của người chấm, học sinh có thể học tủ, học lệch. b. Trắc nghiệm khách quan: Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) là phương pháp KT-ĐG kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống bài tập TNKQ. Ưu điểm - Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều kiến thức đối với nhiều học sinh; vì vậy tránh được tình trạng học tủ, học lệch. 7