SKKN Rèn luyện kỹ năng viết đoạn theo chức năng mở bài trong bài nghị Luận văn học cho đối tượng học sinh trung bình - yếu Lớp 9

doc 16 trang sangkien 30/08/2022 7300
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện kỹ năng viết đoạn theo chức năng mở bài trong bài nghị Luận văn học cho đối tượng học sinh trung bình - yếu Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ky_nang_viet_doan_theo_chuc_nang_mo_bai_trong.doc

Nội dung text: SKKN Rèn luyện kỹ năng viết đoạn theo chức năng mở bài trong bài nghị Luận văn học cho đối tượng học sinh trung bình - yếu Lớp 9

  1. A- Đặt vấn đề I- Lý do chọn đề tài: 1- Cơ sở lý luận: Tạo được một văn bản hoàn chỉnh, hấp dẫn là mục đích phấn đấu của những người dạy văn và học văn. Mục đích này đặc biệt có ý nghĩa với lứa tuổi học sinh bậc THCS. Qua văn bản người đọc có thể thấy được khả năng, trình độ học vấn của người viết. Và cũng qua văn bản người viết có điều kiện thể hiện những kỹ năng, những kiến thức trong quá trình học văn như kiến thức về tiếng việt, về tác phẩm văn học, về cách tạo lập văn bản Một văn bản được đánh giá là hoàn chỉnh khi nó truyền tải trọn vẹn một vấn đề và được coi là một văn bản hay khi nó có sức hấp dẫn người đọc. Để có được sức hấp dẫn này thì phần mở bài có một vai trò rất quan trọng. Phần mở bài được ví như lời chào đầu tiên trong một buổi gặp gỡ. Một phần mở bài hấp dẫn sẽ chiếm được tình cảm của người đọc, sẽ tạo được bầu không khí tâm lý thuận lợi cho việc tiếp xúc các phần sau. 2- Cơ sở thực tiễn: - Qua quá trình giảng dạy và theo dõi việc làm bài văn nghị luận của học sinh lớp 8, 9 từ những năm chưa thay sách giáo khoa, một vấn đề dễ nhận thấy ở đối tượng học sinh trung bình - yếu là các em rất chật vật, mất nhiều thời gian vào việc viết phần mở bài. Qua quá tình chấm bài cũng nhận thấy phần mở bài của đối tượng học sinh này chưa đạt yêu cầu: Hoặc còn thiếu ý, hoặc chưa nêu được vấn đề; dẫn dắt vấn đề một cách vòng vo, rườm rà, vu vơ không liên quan đến vấn đề cần giải quyết mà đề bài yêu cầu. Mặc dù đến năm học 2003- 2004 chương trình sách giáo khoa mới đã đưa kiểu bài nghị luận xuống học từ lớp 7, điều này có nghĩa là học sinh đã được làm quen với kiểu bài này sớm hơn 1 năm so với chương trình sách giáo khoa cũng như đến năm lớp 9 các em mới bắt đầu làm quen với phần nghị luận văn học. Chính vì vậy khi học phần văn bản này chúng tôi đã phát phiếu thăm dò tình hình học sinh đối tượng trung bình - yếu về 1
  2. vấn đề: Khi viết bài nghị luận văn học (nghị luận tác phẩm truyện, tác phẩm thơ) em thấy khó nhất phần nào? Kết quả thu được như sau: Phần Mở bài Thân bài Kết bài Lớp 9B 60% 30% 10% 9E 65% 30% 5% - Qua việc nghiên cứu chương trình sách giáo khoa mới (đặc biệt là phần làm văn) chúng tôi nhận thấy một số vấn đề như sau: Chương trình sách giáo khoa mới được biên soạn theo hướng đồng tâm vòng tròn 2 lượt (lớp 6,7 là vòng 1; lớp 8,9 là vòng 2). Chính bởi vậy mà phần văn nghị luận học sinh đã được tiếp xúc và làm quen ở lớp 7, được nâng cao một bước ở lớp 8. Nhưng ở các lớp này học sinh mới tiếp xúc với các vấn đề văn nghị luận về vấn đề xã hội (nghị luận xã hội ) và phải đến kỳ II lớp 9 học sinh mới bắt đầu học và làm các bài nghị luận văn học (nghị luận tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và nghị luận về một bài thơ, một đoạn thơ). Thực ra nghị luận xã hội hay nghị luận văn học thì đều là văn nghị luận nhưng ở bài văn nghị luận văn học đòi hỏi ở người viết khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cao hơn. Người viết văn bản nghị luận văn học cần phải có sự rung cảm trước tác phẩm văn học và có kỹ năng sử dụng ngôn từ chọn lọc. Điều này khiến chúng ta hiểu rằng vì sao mặc dù đã được làm quen với kiểu văn bản nghị luận từ lớp 7, 8 nhưng đến nắm lớp 9 học sinh vẫn cảm thấy đây là một kiểu bài làm văn khó và thật khó với đối tượng học sinh trung bình - yếu. Bên cạnh đó chúng tôi cũng nhận thấy rằng trong chương trình sách giáo khoa mới không có tiết cho học sinh nhận diện đoạn văn và dựng đoạn theo chức năng. Vì vậy thời gian để học sinh rèn luyện đoạn văn và đoạn văn mở bài còn quá ít so với vai trò của đoạn và so với khả năng của học sinh. - Xuất phát từ hoạt động dạy và học, từ tinh thần đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo là phát huy tính tích cực chủ động của học sinh dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo chúng tôi nhận thấy rằng: Nừu việc giáo dục của nhà trường, việc giảng dạy của thầy cô giáo đã tạo cho học sinh có một 2
  3. lượng kiến thức rất có giá trị (một ngoại lực) thì việc phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh lại khơi dậy trong các em một nội lực có giá trị không kém. Nếu phát huy khai thác được sự chủ động sáng tạo của học sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nội lực cộng hưởng với ngoại lực thì từ đó chất lượng dạy và học sẽ được nâng cao. Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh thì một vài bài tập trong sách giáo khoa rõ ràng là chưa đủ. - Từ nhận thức ấy trong quá trình dạy kiểu bài nghị luận văn học ở lớp 9 chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu làm như thế nào để giúp các em thoát khỏi tình trạng lúng túng khi bắt đầu viết một bài nghị luận văn học. Nếu giải quyết được tình trạng này thì các em sẽ vững vàng chủ động hơn khi bước vào những kỳ thi quan trọng và cả khi học văn ở những năm tiếp theo của chương trình THPT. Qua quá trình giảng dạy chúng tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số dạng bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn mở bài trong bài nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 (đối tượng trung bình - yếu). II- Phạm vi, đối tượng và mục đích của đề tài: - Với học sinh nói chung văn bản nghị luận là kiểu văn bản khó. Còn với đối tượng học sinh diện trung bình - yếu thì kiểu văn bản này càng khó khăn hơn. Chính vì vậy mà ở đề tài này chúng tôi chỉ dừng ở phạm vi: Rèn luyện kỹ năng viết đoạn theo chức năng mở bài trong bài nghị luận văn học cho đối tượng học sinh TB - yếu lớp 9. - Mục đích của đề tài: Rèn luyện cho học sinh viết đúng, viết nhanh và tiến tới viết hay phần mở bài, tránh được một số lỗi thường gặp trong quá trình viết đoạn mở bài;. III- Phương pháp nghiên cứu: - Khảo sát (chương trình sách giáo khoa lớp 7, 8 đặc biệt là lớp 9). - Tham khảo tài liệu, tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá một số vấn đề lý luận có liên quan. 3
  4. B- Giải quyết vấn đề I- Cung cấp lý thuyết về đoạn mở bài cho học sinh. 1- Khái niệm đoạn văn và đoạn văn mở bài: a- Đoạn văn: + Hình thức: Đoạn văn là một phần của văn bản được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Hay nói cách khác đoạn văn là phần của văn bản nằm giữa 2 chỗ chấm xuống dòng. + Nội dung: Đoạn văn diễn đạt trọn vẹn một vấn đề: b- Đoạn văn mở bài là phần đầu tiên của văn bản. Đoạn văn mở bài có vai trò định hướng cho toàn văn bản. Phần mở bài chứa đựng vấn đề cần giải quyết một cách khái quát và thông báo cho người đọc phương thức giải quyết hoặc giới hạn của vấn đề. Phần mở bài có vai trò gây dạng tình cảm thân thiện cho người đọc, người nghe. 2- Yêu cầu của phần mở bài: - Mở bài phải giới thiệu được nội dung cơ bản của bài viết. - Dung lượng của phần mở bài phải tương ứng với khuôn khổ của bài viết và phải cân đối với phần kết bài. - Phần mở bài phải đảm bảo có sự liền mạch với bài viết về cả nội dung lẫn phong cách giới thiệu, diễn đạt. => Nói tóm lại phần mở bài phải tạo được âm hưởng chung, định hướng chung cho cả bài viết. 3- Cấu tạo phần mở bài: Phần mở bài thường có cấu tạo 3 phần. Thông thường học sinh có thể viết từ 3 -> 5 câu văn. - Phần dẫn dắt vấn đề có liên quan đến nội dung cần giải quyết. Tuỳ theo đề bài và tuỳ theo khả năng của người viết mà có sự lựa chọn, dẫn dắt cho phù hợp. - Phần nêu giới hạn của vấn đề: Giới thiệu tác giả và tác phẩm văn học có liên quan đến vấn đề nghị luận. 4
  5. - Phần nêu vấn đề nghị luận: Có thể đó là những nhận xét đánh giá sơ bộ của người viết về tác phẩm, về nhân vật Đây là phần trọng tâm của mở bài. Vấn đề nghị luận có thể đã được nêu ở đề bài nhưng cunĩg có khi người viết phải tự rút ra, tự khái quát khi tìm hiểu đề bài. Có thể rút ra công thức viết đoạn mở bài như sau: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Dẫn dắt vấn đề Nêu tác giả, tác phẩm Nêu vấn đề nghị luận * Tuy nhiên không phải bất cứ mở bài nào cũng bắt buộc phải đủ cả 3 phần như đã nêu. Nếu đủ thì ta sẽ có mở bài gián tiếp, còn nếu chỉ có 2 phần sau thì có mở bài học tiếp. II- Cung cấp hệ thống bài tập để rèn luyện kỹ năng viết đoạn mở bài trong bài nghị luận văn học: Như chúng ta đã trình bày ở trên, khi phải viết bài nghị luận văn học học sinh lớp 9 (đối tượng trung bình- yếu) cảm thấy rất lúng túng không biết làm thế nào để đưa được vấn đề nghị luận vào phần mở bài. Chương trình sách giáo khoa mới dành cho phần nghị luận văn học 10 tiết trên lớp (bao gồm cả học lý thuyết + viết bài + trả bài) mà thực tế thì chúng tôi nhận thấy rằng đây là một phần rất quan trọng và cần thiết với học sinh ở lớp cuối cấp. Chính vì vậy mà chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu và đưa ra một số nội dung bài tập nhằm giúp học sinh phát triển theo tác tư duy độc lập để có thể dễ dàng hơn khi viết một văn bản nghị luận văn học. * Cách thực hiện: Trên thực tế sách giáo khoa Ngữ văn mới không có tiết rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn theo chức năng. Chính vì vậy trong các tiết học lý thuyết chúng tôi đã cố gắng xen lồng từng dạng bài tập dựng đoạn mở bài. Mặt khác trong những tiết trả bài chúng tôi cũng tranh thủ đưa thêm các bài tập chữa lỗi mà học sinh hay mắc phải để các em rút kinh nghiệm: Chữa lỗi dùng từ, đặt câu Từ đó hướng các em đến cách mở bài vừa đúng, vừa gây được ấn tượng với người đọc. 5
  6. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy rằng số lượng tác phẩm thơ, tác phẩm truyện mà học sinh được học trong chương trình lớp 9 là kháo nhiều nên sau khi học xong một tác phẩm chúng tôi cũng cố gắng hướng dẫn học sinh rèn luyện cách giới thiệu về tác phẩm mình vừa học. Giới thiệu về tác giả, về hoàn cảnh sáng tác về nội dung để từ đó các em có điều kiện rèn luyện thêm kỹ năng khi viết phần mở bài cho bài văn nghị luận về tác phẩm ấy. Chúng với các việc làm trên chúng tôi còn giao bài tập về nhà cho tổ nhóm. Sau đó sẽ thu chấm và rút kinh nghiệm với từng đối tượng học sinh. Với đối tượng học sinh trung bình - yếu chúng tôi chú trọng hơn. Không đòi hỏi nhiều về khả năng diễn đạt hay mà chú ý hơn đến cách viết đúng, mạch lạc, rõ ràng. Cố gắng chấm và phát hiện những điểm sáng tạo của các em để có sự động viên kịp thời và phù hợp. * Các dạng bài tập: Dạng 1: Bài tập nhận diện đoạn văn mở bài: Để giải quyết dạng bài tập này chúng tôi chuẩn bị phiếu học tập và phát cho học sinh. Về phía học sinh cần phải nắm chắc vai trò và cấu tạo của đoạn văn mở bài. Khi nhận được phiếu học tập học tập có thể giải quyết nhanh bài tập nhận diện đoạn văn mở bài. Bài tập: Đoạn 3 đoạn văn sau đây và xác định đoạn văn knào có chức năng mở bài? Vì sao? Đoạn 1: "Đồng chí" là một tác phẩm tiêu biểu của Chính Hữu trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội cụ Hồ. Đoạn 2: Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu được mở đầu bằng hai câu thơ mang giọng điệu tâm tình trò truyện. Qua những lời tâm tình ấy chúng ta có thể biết được về quê hương, về nguồn gốc xuất thân của những người lính. Họ đều ra đi từ những miền quê nghèo khó. Đó là vùng chiêm trũng "nước mặt đồng chua" hay là vùng trung du cằn cỗi "đất cày lên sỏi đá". Đoạn 3: Nếu nói đến những nhà thơ tâm huyết luôn chọn chủ đề về tình đồng đội, đồng chí làm nguồn cảm hứng sáng tác thì không thể không nhắc đến 6