SKKN Rèn kỹ năng xác định bản đồ, sử dụng tranh ảnh có hiệu quả trong dạy học môn Địa lí Lớp 7 ở trường THCS Trần Phú

doc 28 trang sangkien 01/09/2022 3703
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kỹ năng xác định bản đồ, sử dụng tranh ảnh có hiệu quả trong dạy học môn Địa lí Lớp 7 ở trường THCS Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ren_ky_nang_xac_dinh_ban_do_su_dung_tranh_anh_co_hieu_q.doc

Nội dung text: SKKN Rèn kỹ năng xác định bản đồ, sử dụng tranh ảnh có hiệu quả trong dạy học môn Địa lí Lớp 7 ở trường THCS Trần Phú

  1. Rèn luyện kỹ năng xác định bản đồ, sử dụng tranh ảnh có hiệu quả trong dạy học bộ môn Địa lí 7 ở trường THCS Trần Phú MỤC LỤC Trang Mục lục 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 B. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận của vấn đề 3 2. Thực trạng của vấn đề 3 2.1. Về phía giáo viên 3 2.2. Về phía học sinh 4 2.3. Khảo sát thực trạng 4 a. Phương pháp hướng dẫn học sinhkhai thác tri thức từ những tranh ảnh 4 b. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ: 17 3. Các giải pháp để tiến hành giải quyết vấn đề. 24 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 24 4.1. Địa điểm và giới hạn nghiên cứu 24 4.2. Kết quả thực nghiệm 25 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Ý nghĩa 25 2. Bài học kinh nghiệm 26 3. Kết luận: 26 4. Đề xuất 27 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 Giáo viên: Lương Thị Tuyết Dung – Trường THCS Trần Phú – Văn Chấn – Yên Bái Trang 1
  2. Rèn luyện kỹ năng xác định bản đồ, sử dụng tranh ảnh có hiệu quả trong dạy học bộ môn Địa lí 7 ở trường THCS Trần Phú A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Địa lí là một trong những môn học không thể thiếu trong chương trình THCS. Nó không những cung cấp cho học sinh tri thức về địa lí mà còn có tác dụng to lớn về mặt giáo dục tư tưởng, tình cảm cho thế hệ trẻ. Vì vậy trong những năm qua, việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS đang được thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để học tốt môn địa lí, các em cần phải biết khai thác bản đồ và phương pháp sử dụng tranh ảnh địa lí như thế nào cho có hiệu quả Bản đồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng. Qua bản đồ, học sinh có thể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnh thổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt Trái Đất mà học sinh không có điều kiện quan sát trực tiếp. Về mặt kiến thức, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối quan hệ của các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất một cách cụ thể mà không một phương tiện nào khác có thể làm được. Những kí hiệu, màu sắc, cách biểu hiện trên bản đồ là những nội dung địa lí đã được mã hóa, trở thành một thứ ngôn ngữ đặc biệt - ngôn ngữ bản đồ. Bên cạnh việc rèn luyện kĩ năng bản đồ thì phương pháp sử dụng tranh ảnh địa lí cũng rất quan trọng, nó như một phương tiện trực quan trong dạy học địa lí. Nhờ tranh ảnh, học sinh có thể làm quen được với hình dạng bên ngoài của các sự vật địa lí và hình thành cho các em những biểu tượng địa lí cụ thể. Ngoài ra còn giúp cho các em qua phân tích, so sánh nắm được các khái niệm địa lí Đối với môn địa lý nói chung, môn địa lý 7 nói riêng. Để phát huy tính tích cực học tập và nâng cao khả năng quan sát, phân tích, so sánh của học sinh, việc sử dụng và khai thác các thiết bị, đồ dùng dạy học là yêu cầu của việc giảng dạy, học tập môn địa lí đạt kết quả cao, trong đó phương pháp trực quan là một trong những phương pháp không thể thiếu đối với môn địa lí thông qua bản đồ, tranh ảnh, giúp cho học sinh hiểu biết hơn về đất nước, thiên nhiên, thêm yêu Tổ quốc, quê hương. Nâng cao trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên. Đây là những đức tính cần thiết trong hành trang bước vào cuộc sống. Có thể nói rằng việc sử dụng đúng đắn kĩ năng bản đồ sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng tiết dạy, hoàn thiện phương pháp giảng dạy của giáo viên và sự hứng thú học tập của học sinh. Giáo viên: Lương Thị Tuyết Dung – Trường THCS Trần Phú – Văn Chấn – Yên Bái Trang 2
  3. Rèn luyện kỹ năng xác định bản đồ, sử dụng tranh ảnh có hiệu quả trong dạy học bộ môn Địa lí 7 ở trường THCS Trần Phú Qua đúc kết kinh nghiệm, bản thân tôi nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát huy kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh cùng với chất lượng hiệu quả chuyển tải, tiếp thu trong dạy và học là cơ sở để tôi chọn đề tài “Rèn kỹ năng xác định bản đồ, sử dụng tranh ảnh có hiệu quả trong dạy học môn Địa lí lớp 7 ở trường THCS Trần Phú”. 2. Mục đích nghiên cứu - Vận dụng những kiến thức lí thuyết về bản đồ để khai thác kiến thức cần thiết cho bài học từ bản đồ - Xác định mục đích và yêu cầu sử dụng bản đồ cũng như hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích tranh ảnh để hình thành các biểu tượng và khái niệm địa lí một cách cụ thể sinh động; đồng thời HS dễ dàng tiếp thu kiến thức - Thông qua học tập môn địa lí nói chung và địa lí 7 nói riêng để tạo ra con người mới, năng động, có khả năng thích ứng với xã hội, hòa nhập với xu thế phát triển của xã hội B. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận của vấn đề. - Xác định bằng lượng thông tin thích hợp đến một giai đoạn nhất định, bản đồ đã thể hiện được sự vật, hiện tượng có mối quan hệ với nhau. Qua đó giáo viên trang bị cho HS thế giới quan duy vật biện chứng và tư duy khoa học. - Giữa bản đồ, tranh ảnh và sách giáo khoa phải phù hợp với tâm sinh lí học sinh, các yếu tố trực quan được đề cao: màu sắc đẹp, kí hiệu rõ ràng, phải đảm bảo tính khoa học. - Từ những cơ sở trên, bản đồ giáo khoa là công cụ dạy học địa lí của giáo viên và học sinh, nhằm minh họa cho bài giảng, phục vụ cho học tập địa lí một cách trực quan và cụ thể - Muốn sử dụng tốt và hiệu quả, trước hết phải hiểu bản đồ, kĩ năng đọc bản đồ, bản chú giải là chìa khóa để khai thác các yếu tố địa lí. Sử dụng kênh hình vào khai thác thông tin hai chiều tạo nhiều tình huống cụ thể, đưa học sinh vào làm chủ thể hoạt động, tạo tình cảm yêu mến bộ môn, đáp ứng với yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học. 2. Thực trạng của vấn đề 2.1. Về phía giáo viên: - Đối với nhà trường bản đồ, tranh, ảnh .phục vụ cho môn địa lí còn thiếu nhiều chưa đáp ứng được cho việc giảng dạy, giáo viên đôi khi chuẩn bị không đầy đủ đồ dùng dạy học nên chỉ sử dụng lược đồ, tranh ảnh trong SGK. Vì vậy kết quả dạy và học chưa mang lại chất lượng cao - Cho nên với vai trò một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn địa lí tôi nhận thấy rằng việc rèn luyện kĩ năng bản đồ cho học sinh là rất cần thiết và phải tiến Giáo viên: Lương Thị Tuyết Dung – Trường THCS Trần Phú – Văn Chấn – Yên Bái Trang 3
  4. Rèn luyện kỹ năng xác định bản đồ, sử dụng tranh ảnh có hiệu quả trong dạy học bộ môn Địa lí 7 ở trường THCS Trần Phú hành thường xuyên. Để làm thế nào cho tiết học tốt gắn với việc nghe nhìn, tư duy và ghi chép cũng như khuyến khích được nhiều đối tượng học sinh tham gia bài học một cách hứng thú ? 2.2. Về phía học sinh: - Đa số các em là học sinh dân tộc thiểu số nên trình độ tiếp thu kiến thức còn chậm. Đặc biệt trong những tiết học có kĩ năng khai thác bản đồ hầu như chỉ có học sinh khá giỏi làm việc còn lại những học sinh trung bình và yếu như muốn lãng quên. Do đó để học sinh làm việc với bản đồ một cách thuần thục đồng thời nêu lên được các nội dung thể hiện ở tranh ảnh, hình vẽ rút ra nội dung bài học thì phương pháp rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ sẽ làm cho tiết học sôi nổi, khuyến khích được học sinh tham gia bài học một cách hứng thú. 2.3. Khảo sát thực trạng. Đầu học kì I năm học 2014-2015 tôi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, kết quả học tập của HS khối 7 trường THCS Trần Phú đạt được như sau: Kém Tổng số Giỏi Khá TB Yếu học sinh SL % SL % SL % SL % SL % 98 8 8,16 16 16,33 55 56,12 11 11,22 8 8,16 Qua kết quả trên tôi thấy chất lượng học tập của học sinh giỏi, khá còn thấp, cho nên việc áp dụng các phương pháp làm sao cho phù hợp với đối tượng HS cũng như việc rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ là rất cần thiết. Vậy tôi xin giới thiệu một số phương pháp sử dụng bản đồ, tranh ảnh cơ bản như sau: a. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ những tranh ảnh về địa lí 7 : - Tranh ảnh là một phần của đồ dùng dạy học trong quá trình dạy học, không chỉ là nguồn kiến thức cung cấp cho học sinh mà còn phát triển tư duy cho học sinh, có sức thu hút học sinh bởi vì địa lí 7 đa số các tranh ảnh chỉ được nêu ra trong lý thuyết mà thực tế các em chưa được thấy thực tế . - Trong giảng dạy địa lí, việc quan sát các sự vật, hiện tượng quá trình địa lí xảy ra trong các không gian lãnh thổ khác nhau không phải lúc nào cũng làm được, vì vậy trong việc hình thành các biểu tượng và khái niệm cụ thể cũng rất hạn chế. - Để bổ khuyết cho nhược điểm này, trong quá trình dạy học địa lí, giáo viên thường bắt buộc phải hình thành cho học sinh những biểu tượng và khái niệm tưởng tượng dựa vào một số phương tiện dạy học như tranh ảnh, mẫu vật, mô hình - Cần xác định và đánh giá được những đặc điểm và thuộc tính của đối tượng mà chúng biểu hiện. Trong các đặc điểm và thuộc tính đó, học sinh có thể khai thác được những gì cần thiết cho việc hình thành biểu tượng và khái niệm. Giáo viên: Lương Thị Tuyết Dung – Trường THCS Trần Phú – Văn Chấn – Yên Bái Trang 4
  5. Rèn luyện kỹ năng xác định bản đồ, sử dụng tranh ảnh có hiệu quả trong dạy học bộ môn Địa lí 7 ở trường THCS Trần Phú - Xác định những đặc điểm và thuộc tính cần phải bổ sung bằng các nguồn tri thức khác như : bản đồ, tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo - Dự kiến cách hướng dẫn học sinh khai thác những tri thức cần thiết phục vụ cho mục đích dạy học như: quan sát, phân tích tranh ảnh để hình thành các biểu tượng và khái niệm địa lí. Ví dụ 1: Khi học về các môi trường địa lí, các cảnh quan tự nhiên như rừng rậm nhiệt đới, rừng Amadôn hay một ngọn núi, cảnh quan hoang mạc. Khi quan sát tranh ảnh minh họa các em sẽ tiếp thu kiến thức nhanh hơn, nhớ lâu hơn, rèn kĩ năng phân tích , giải thích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý. Ngoài tranh ảnh minh họa về cảnh quan tự nhiên thực vật còn có tranh ảnh động vật. Ảnh : Rừng rậm nhiệt đới Giáo viên: Lương Thị Tuyết Dung – Trường THCS Trần Phú – Văn Chấn – Yên Bái Trang 5
  6. Rèn luyện kỹ năng xác định bản đồ, sử dụng tranh ảnh có hiệu quả trong dạy học bộ môn Địa lí 7 ở trường THCS Trần Phú Ảnh : Rừng nhiệt đới vào mùa khô Ảnh : Rừng nhiệt đới Giáo viên: Lương Thị Tuyết Dung – Trường THCS Trần Phú – Văn Chấn – Yên Bái Trang 6
  7. Rèn luyện kỹ năng xác định bản đồ, sử dụng tranh ảnh có hiệu quả trong dạy học bộ môn Địa lí 7 ở trường THCS Trần Phú Ảnh : Sông Amadôn Ảnh : Môi trường Hoang Mạc Giáo viên: Lương Thị Tuyết Dung – Trường THCS Trần Phú – Văn Chấn – Yên Bái Trang 7