SKKN Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Địa lý Lớp 7

doc 21 trang sangkien 31/08/2022 4400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Địa lý Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_trong_g.doc

Nội dung text: SKKN Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Địa lý Lớp 7

  1. Phương pháp tích hợp môi trường trong giảng dạy môn Địa lý lớp 7 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG BUK TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ ﮬ ﮬ ﮬ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM & “ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7” Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Công Trứ Năm học: 2010 – 2011 Giáo viên: nguyễn Thị Hải yến Trang 1 Trường THCS Nguyễn Công Trứ
  2. Phương pháp tích hợp môi trường trong giảng dạy môn Địa lý lớp 7 PHẦN I: MỞ ĐẦU I.1: Lí do chọn đề tài: Năm học 2010 – 2011 là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục. Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo để học sinh noi theo. Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực. Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện nay, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành, phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Về bản chất, mỗi môn học là một lĩnh vực tri thức khoa học có tính liên ngành, bao gồm một hệ thống những kiến thức cơ bản và cần thiết được kết hợp lại trên cơ sở nhiều ngành khoa học và kỹ thuật hiện đại, người ta gọi đây là một hệ thống tri thức khoa học tích hợp ( kết hợp lại với nhau, hòa nhập vào nhau, lồng ghép vào nhau). Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc học tập và thực hiện các mặt giáo dục một cách riêng rẽ. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không tồn tại một cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp hoàn chỉnh và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các ngành khoa học đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho việc truyền thụ kiến thức của giáo viên và sự tiếp nhận kiến thức của học sinh một cách tự giác. Cũng chính do đặc điểm đó mà giáo dục bảo vệ môi trường được đưa vào nội dung giáo dục phổ thông chủ yếu bằng con đường tích hợp, tức là liên kết, lồng ghép với các môn học có sẵn trong chương trình giáo dục phổ thông một cách hợp lý, nhưng chủ yếu là môn Địa lý. Giáo viên: nguyễn Thị Hải yến Trang 2 Trường THCS Nguyễn Công Trứ
  3. Phương pháp tích hợp môi trường trong giảng dạy môn Địa lý lớp 7 Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, bảo vệ môi trường hiện nay là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu, ở nước ta bảo vệ môi trường cũng là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ. Bộ giáo dục và đào tạo xây dựng và đưa vào giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học, trong đó có môn Địa lý. Đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài: Một số phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Địa lý 7. I.2: Mục đích nghiên cứu: - Khi giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào bộ môn Địa lý giúp học sinh hiểu và nắm vững nội dung học tập hơn. - Học sinh hiểu được mối quan hệ qua lại giữa các động lực môi trườngvà các nhân tố khác của chất lượng cuộc sống và những quyết định hợp lý. - có những hiểu biết về những hành vi thuộc về lĩnh vực môi trường , nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của bàn than mình và gia đình, rộng hơn nữa là cộng đồng, quốc gia, quốc tế và thế giới. - Hình thành cho học sinh niềm tin dựa trên cơ sở khoa học về khả năng của con người nói chung và của chính bản thân mình nói riêng trong việc điều khiển quá trình tái sản xuất con người. - Hình thành cho học sinh ý thức tự giác, tự nguyện đề ra cho mình những quyết định đúng đắn, có ý thức trách nhiệm, có thái độ và hành động hợp lý về môi trường. - Tránh sự trùng lặp, chồng chéo giữa các môn học. Do đó, tích hợp sẽ giúp cho việc tiết kiệm được thời gian học tập và tránh sự nhàm chán trong học tập của học sinh. - Giúp học sinh phát triển tư duy, năng lực hành động, năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng vào thực tế một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu bản chất của vấn đề. - Làm cho nội dung học tập sinh động, hấp dẫn hơn. - Giúp học sinh nhận thức thế giới một cách tổng thể và toàn diện hơn. Giáo viên: nguyễn Thị Hải yến Trang 3 Trường THCS Nguyễn Công Trứ
  4. Phương pháp tích hợp môi trường trong giảng dạy môn Địa lý lớp 7 I.3: Thời gian và địa điểm. - Thời gian: Áp dụng trong năm học 2009 – 2010. từ tháng 9/2009 đến tháng 5/2010. - Địa điểm: học sinh khối lớp 7 tai trường THCS Nguyễn Công Trứ I.4: Đóng góp mới về mặt lý luận và về mặt thực tiễn. I.4.1: Cơ sở lí luận: - Tích hợp trong dạy học Địa lý là sự vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng của các phân môn của Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế xã hội vào việc nghiên cứu tổng hợp về Địa lý các châu lục, một khu vực một quốc gia. Mặt khác tích hợp cũng còn là việc sử dụng các kiến thức, kỹ năng của các môn học khác có liên quan như nhau như: Lịch Sử, Sinh Học vào dạy học Địa lý, giúp học sinh hiểu và nắm vững các nội dung học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học . - Làm cho học sinh thông hiểu và biết đánh giá đúng đắn tình hình môi trường hiện nay ở nước ta và trên thế giới, nhận thức rõ ràng mối quan hệ giữa môi trường với phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng của môi trường đối với chất lượng cuộc sống xã hội, gia đình hiện tại và tương lai. I.4.2: Cơ sở thực tiễn. Trong thực tế giảng dạy, giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp những kiến thức mới, những phần trọng tâm của bài học chứ chưa chú trọng lồng ghép những kiến thức phải tích hợp, bởi vì những kiến thức phải tích hợp chỉ là một đơn vị nhỏ trong một bài học. Giáo viên coi một Đơn vị kiến thức cần phải giảng dạy tích hợp là nằm trong bộ môn khác sẽ giảng dạy nhưng môn Địa lý rất phù hợp để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở trong và ngoài nhà trường, từ đó học sinh có thái độ tích cực tham gia vào bảo vệ môi trường. Vì vậy tôi chon đề tài này để ứng dụng vào giảng dạy ở trường THCS Nguyễn Công Trứ. Giáo viên: nguyễn Thị Hải yến Trang 4 Trường THCS Nguyễn Công Trứ
  5. Phương pháp tích hợp môi trường trong giảng dạy môn Địa lý lớp 7 PHẦN II. NỘI DUNG II.1: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN II.1.1: Đặc điểm tình hình nhà trường. 1.1a: Thuận lợi: Nhà trường luôn được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, được sự cộng tác giúp đỡ của các ban ngành, trường luôn được sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Buk. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy tương đối đầy đủ, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, có tâm huyết với nghề. Hầu hết học sinh là người dân tộc kinh, có khả năng nắm băt kiến thức nhanh, thuận lợi cho việc dạy và học của thầy và trò. Các bậc phụ huynh rất quan tâm và kết phối hợp chặt chẽ với nhà trường để giáo dục học sinh. 1.1b. Khó khăn: Còn một số ích học sinh có ý thức học tập chưa tốt, tiếm thu bài chậm. Một số gia đình chưa thực sự quan tâm đế việc học của con em mình. Khoảng cách từ nhà đến trường của đa số học sinh xa từ 5km trở lên,đường xá chưa thuận lợi. II.1.2: Khảo sat chất lượng môn Địa lý khối 7 đầu năm học. Ngay từ đầu năm học tôi Đã tiến hành kiểm tra khảo sát việc nắm bắt kiến thức của học sinh, kết quả đạt được như sau: Kém Giỏi Khá TB Yếu Tổng số học sinh % T.số % T.số % T.số % T.số % T.số 81 5 6.2 20 24.7 35 43.2 11 13.6 10 12.3 Giáo viên: nguyễn Thị Hải yến Trang 5 Trường THCS Nguyễn Công Trứ
  6. Phương pháp tích hợp môi trường trong giảng dạy môn Địa lý lớp 7 II.2: CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU II.2.1: Kế hoạch xây dựng chuyên đề. Tháng 9,10: + Điều tra cơ bản học sinh khối 7. + Điều tra tình hình học tập bộ môn. + Sưu tầm tài liệu. Tháng 11,12: Áp dụng thực hiện chuyên đề. Tháng 01: kiểm tra kết quả thực hiện chuyên đề, so sánh với kết quả khảo sát đầu năm. Tháng 2,3,4: Tiếp tục thực hiện chuyên đề tại khối lớp 7. Tháng 5: Kiểm tra kết quả thực hiện chuyên đề. Rút kinh nghiệm. II.2.2: Các biện pháp thực hiện: II.2.2a. Xây dựng kế hoạch. - Nghiên cứu cấu trúc chương trình: + Kỳ I: 36 tiết. + Kỳ II: 34 tiết. - Nghiên cứu các nội dung, chương trình sách giáo khoa. * Chương trình áp dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lý 7 Stt Tên bài Địa chỉ tích hợp 1 Bài 1: Dân số - Mục 2: Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỷ XIX và XX. - Mục 3: Sự bùng nổ dân số 2 Bài 3:Quần cư. Đô thị hóa. - Mục 2: Đô thị hóa . Các siêu đô thị 3 Bài 6: Môi trường nhiệt đới - Mục 2: Các đặc điểm khác của môi trường 4 Bài 8: Các hình thức canh tác - Mục 1: Làn nương rẫy trong nông nghiệp ở đới nóng. - Mục 2: Làm ruộng thâm canh lúa nước 5 Bài 9:Hoạt động sản xuất nông Mục 1: Đặc điểm sản xuất nông nghiệp nghiệp ở đới nóng. Giáo viên: nguyễn Thị Hải yến Trang 6 Trường THCS Nguyễn Công Trứ
  7. Phương pháp tích hợp môi trường trong giảng dạy môn Địa lý lớp 7 6 Bài 10: Dân số và sức ép dân số - Mục 1: Dân số tới tài nguyên môi trường ở đới - Mục 2: Sức ép của dân số tới tài nóng. nguyên môi trường 7 Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô - Mục 2: Đô thị hóa thị ở đới nóng 8 Bài 15: Hoạt động công nghiệp ở - Mục 2: cảnh quan công nghiệp đới ôn hòa. 9 Bài 16: Đô thị hóa ở đới ôn hòa. - Mục 2: Các vấn đề của đô thị 10 Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới - Mục 1: Ô nhiễm không khí ôn hòa - Mục 2: Ô nhiễm nước 11 Bài 18: thực hành - Bài tập 3 12 Bài 20:Hoạt động kinh tế của con - Mục 2: Hoang mạc đang ngày càng người ở hoang mạc mở rộng 13 Bài 22: hoạt động kinh tế của con - Mục 2: việc nghiên cứu và khai thác người ở đới lạnh môi trường. 14 Bài 24: Hoạt động kinh tế của con - Mục 2: Sự thay đổi kinh tế-xã hội người ở vùng núi 15 Bài 30: Kinh tế châu Phi - Mục 1: Nông nghiệp - Mục 2: Công nghiệp 16 Bài 32: Các khu vực châu Phi - Mục 2: Khu vực Trung Phi 17 Bài 38: Kinh tế bắc Mĩ - Mục 1: Nền nông nghiệp tiến tiến 18 Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ - Mục 3: Vấn đề khai thác rừng A-ma- dôn 19 Bài 47: Châu nam cực - Mục 1: Khí hậu 20 Bài 55: Kinh tế châu Âu. - Mục 3: Dịch vụ 21 Bài 56: Khu vực Bắc Âu - Mục 2: kinh tế II.1.2b. Tổ chức thực hiện. Với mỗi phương pháp sẽ có hình thức dạy học tương ứng. Dưới đây tôi xin đưa ra một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà theo tôi thì các phương pháp và Giáo viên: nguyễn Thị Hải yến Trang 7 Trường THCS Nguyễn Công Trứ