SKKN Quy trình và các biện pháp trong việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả ở trường THCS Cẩm Tân
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Quy trình và các biện pháp trong việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả ở trường THCS Cẩm Tân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_quy_trinh_va_cac_bien_phap_trong_viec_chi_dao_cong_tac.doc
Nội dung text: SKKN Quy trình và các biện pháp trong việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả ở trường THCS Cẩm Tân
- PHẦN I. ÐẶT VẤN ĐỀ. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt"; đồng thời xác định đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao kết hợp với phát triển khoa học - công nghệ là một trong ba khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) giai đoạn 2011-2020. Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục và đào tạo phát triển GD&ĐT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, thực hiện chiến lược phát triển trong giai đoạn hiện nay, ngành GD&ĐT đang tích cực từng bước đổi mới nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Công tác quản lý, chỉ đạo dạy bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, nhằm hoàn thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc trung học cơ sở là một quá trình mang tính khoa học, nghiêm túc, không chỉ một vài tháng thực hiện có hiệu quả, mà phải tính chiến lược dài hơi trong suốt cả 4 năm học ở bậc THCS. Nếu chỉ có một đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, có tâm huyết với nghề không thôi thì chưa hẵn bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao. Mà phải có phương pháp bồi dưỡng phù hợp mới có hiệu quả. Trong bài viết này, tôi xin trình bày về một số vấn đề có tính quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đó là: “ Quy trình và các biện pháp trong việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả ” . Những vấn đề nêu ra ở bài viết này là những kinh nghiệm mà một người giáo viên, một người quản lý của trường THCS Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy tổng kết lại công tác quản lý, chỉ đạo của nhà trường đã kiểm định qua thực tế và đạt hiệu quả cao ở nhà trường. Qua đó giải đáp một phần các câu hỏi, cách bồi dưỡng HSG như thế nào để có kết quả? Muốn có học sinh giỏi thì người giáo viên bồi dưỡng phải làm gì và làm như thế nào? đây là những vấn đề mà người quản lý và giáo viên cần có biện pháp và giải pháp, có định hướng rõ ràng để đạt được hiệu quả cao. 1
- Với những biên pháp, giải pháp thực hiện và những định hướng đúng đắn và cụ thể mới cung cấp tương đối đầy đủ kiến thức cần thiết cho học sinh và phát hiện chính xác khả năng học tập của của các em, từ đó mới thành lập được đội tuyển tham dự kỳ thi HSG các cấp đạt kết quả. Những năm gần đây, do nhận thức và xác định rõ vai trò công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp trường THCS Cẩm Tân, huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá đã quan tâm chú trọng đổi mới công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp đặc biệt là học sinh khối lớp 9, từ khâu xây dựng kế hoạch đến thực hiện kế hoạch và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, nhà trường xếp vào tốp dẫn đầu của huyện Cẩm Thủy, Phòng GD-ĐT xếp vào tốp dẫn đầu của các huyện miền núi tỉnh Thanh hóa. Đây là điều đáng tự hào về phong trào hiếu học của địa phương và của hế hệ học rò huyện Cẩm Thủy nói chung. Có được kết quả đó là sự quan tâm của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của BGH nhà trường, sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng GD-ĐT Cẩm Thủy. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong công tác chuyên môn của nhà trường. Việc chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm phát hiện ra học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng. Động viên khích lệ học sinh học tập, khích lệ giáo viên dạy giỏi góp phần nâng cao chất lượng của quá trình dạy – học. Bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Học sinh giỏi hơn lúc nào hết luôn được nhà trường rất chú trọng và cũng được cả xã hội quan tâm, nhất là những người làm công tác quản lý giáo dục. Nhiều năm qua Phòng Giáo dục và Đào tạo Cẩm Thuỷ tổ chức thi học sinh giỏi cấp THCS chủ yếu là 9 môn Văn hoá lớp 8,9 và 3 môn N.Văn, Toán, T.Anh lớp 7. Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh hoá, tổ chức thi học sinh giỏi cấp THCS chủ yếu là các môn Văn hoá lớp 9. Là Phó hiệu trưởng, năm năm làm công tác quản lý giáo dục tôi đã chỉ đạo sâu sát việc bồi dưỡng học sinh giỏi các môn ở các khối lớp, nên qua các kỳ thi học sinh giỏi các cấp đều đạt kết quả khá khả quan được Phòng GD-ĐT Cẩm Thủy và địa phương ghi nhận. Xuất phát từ những lý do trên khiến tôi mạnh dạn đưa ra “Quy trình và các biện pháp trong việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả ở trường THCS Cẩm Tân ”. 2
- Ban giám hiệu nhà trường là người chịu trách nhiệm chỉ đạo việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì vậy, nhận thức đầy đủ của việc này. ban giám hiệu phải biết tác động tới các yếu tố của quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi như: giáo viên, học sinh giỏi, cha mẹ học sinh, chương trình và tài liệu sao cho phát huy được các điều kiện thuận lợi để việc bồi dưỡng học sinh giỏi của trường đạt kết quả cao nhất. 3
- PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của vấn đề: Muốn hoạt động dạy học có có chất lượng thì người thầy phải có trình độ nhất định, một năng lực sư phạm đây là điều kiện quyết định tới việc nâng cao chất lượng dạy học. Muốn có học sinh giỏi thầy phải giỏi. Chính vì vậy mà bất kỳ trong hoàn cảnh nào, vấn đề quản lý hoạt động dạy học trong trường phải được coi trọng mới đạt được mục đích là đào tạo ra những con người có đủ trình độ sống và làm việc trong thời đại khoa học hiện đại. Hoạt động dạy học được coi là hoạt động trọng tâm là điều kiện tiên quyết trong sự phát triển của nhà trường. Như vậy công tác quản lý trường học việc quản lý hoạt động dạy - học đặc biệt là việc nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ cơ bản hàng đầu, đồng thời cũng là thước đo đánh giá năng lực của người làm công tác quản lý. Trong quá trình công tác, bản thân tôi tiến hành một số biện pháp và thực tế cho thấy có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học. Công tác quản lý hoạt động dạy học của giáo viên có tầm quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh nhất là mặt trí thức và nhân cách của các em. Có tập thể là có quản lý, quản lý xuất phát như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới mục tiêu chung. Quản lý là một hoạt động bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác trong một tổ chức nhất định. Chính sự phân công, hợp tác lao động nhằm đạt tới hiệu quả tốt hơn, năng xuất lao động cao hơn, đòi hỏi phải có sự thống nhất, cần phải có người đứng đầu, chỉ huy, điều hành, điều chỉnh và kiểm tra. Quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo luôn phải gắn liền với điều chỉnh, tác động và điều kiện để có thể đưa Giáo dục và Đào tạo phát triển đúng hướng với quy mô chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Năng lực giảng dạy là khả năng truyền thụ giảng dạy về một lĩnh vực nào đó cho người học. Biện pháp là các yếu tố để nhằm yêu cầu đối tượng thực hiện đúng hướng mà mục tiêu đã đặt ra. II. Thực trạng của vấn đề: Trường THCS Cẩm Tân là thuộc xã vùng núi thấp, nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, phụ thuộc vào thiên nhiên là chính nên 4
- năng xuất thu nhập thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn. Do kinh tế chưa phát triển, trình độ dân trí thấp nên việc quan tâm đến vấn đề học tập của học sinh còn nhiều hạn chế. Trường THCS Cẩm Tân là trường hạng 3: Tổng số CB-GV-NV: 26 - BGH nhà trường gồm 02 người: 01 hiệu trưởng, 01 phó hiệu trưởng. - Nhân viên: 01 kế toán - TTHTCĐ: 01 - Đội ngũ giáo viên gồm 22 người, được chia làm hai tổ Tên Tổ Số Biên Hợp Tập Đạt Trên Đang học Chuyên môn Lượng Chế Đồng Sự Chuẩn Chuẩn đại học Tổ KHTN 11 10 1 0 03 08 0 Tổ KHXH 11 10 1 0 02 9 0 - Chuyên môn được đào tạo N. T. C. M. T. Toán Lý Hóa Sinh Sử Địa GDCD Nhạc Tin Văn Anh Nghệ Thuật Dục 3 5 1 1 1 1 1 1 2 1 1 2 1 1 BC BC BC BC BC BC BC BC BC BC BC BC HĐ HĐ Năm học 2014-2015 Tổng hợp toàn trường: Có 8 lớp 193 hs, trong đó nữ 98, Dân tộc 54, Nữ DT 30, tuyển mới 52+2 em lớp 8 = 54, số HS học lại 0, hộ nghèo 20, cận nghèo 37, khuyết tật hòa nhập 01, con mồ côi 03,con TB-BB 0. Trường được sự quan tâm chỉ đạo tận tình của lãnh đạo ngành GD-ĐT Cẩm Thủy, của lãnh đạo địa phương và các cấp. Cơ sở vật chất của trường đáp ứng đảm bảo cho dạy và học tốt. Thư viện có các loại sách, báo phục vụ cho giáo viên và học sinh tham khảo. Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết với việc bồi dưỡng cho các em. Học sinh đa số chăm chỉ học tập, được cha mẹ quan tâm. Phòng học và phòng chức năng chưa đủ về số lượng như: Chưa có phòng đọc sách cho học sinh, phòng dạy môn Âm nhạc, phòng phụ đạo học yếu - bồi dưỡng học sinh giỏi, phòng dạy học trình chiếu. Kinh phí chi trả cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi còn hạn chế-chưa có chế tài. Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường THCS hiện nay thường gặp những hạn chế về kết quả. Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau: nội dung bồi dưỡng, tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự 5
- soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu; học sinh, một số không yên tâm khi được chọn một môn bồi dưỡng HSG vì phải mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập chung. Đặc biệt đối với các môn xã hội như văn, sử, địa, GDCD Học sinh giỏi không thấy tha thiết khi được chọn bồi dưỡng. Giáo viên dạy bồi dưỡng vẫn phải hoàn tất công tác giảng dạy như các giáo viên khác, đôi khi còn kiêm nhiệm nhiều công tác khác như: chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn, thư ký HĐGD, công đoàn đó là một thực tế. Ban giám hiệu thường xuyên muốn giao công tác cho những giáo viên tốt, giỏi, có uy tín. Chính vì lý do đó, việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế. Một số khó khăn khác đôi khi gặp phải là có giáo viên giỏi nhưng không gắn bó với công tác bồi dưỡng HSG vì nhiều lý do khác nhau. Việc giáo viên dạy bồi dưỡng phải trên cơ sở tình nguyện chứ không thể áp đặt hoặc dùng biện pháp hành chính; đối tượng học sinh tất nhiên phải “đạt yêu cầu” mới được chọn để bồi dưỡng. Cho nên việc chọn lựa cần đúng đối tượng. Đó là công việc phát hiện rồi chọn lọc và phân loại. III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: Xuất phát từ thực tế trong nhà trường, với cương vị của người quản lý chỉ đạo chuyên môn, tôi nhận thấy để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao cần có sự phối kết hợp đồng bộ giữa cán bộ quản lí chuyên môn với đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy và sự vào cuộc của phụ huynh học sinh. Bằng kinh nghiệm của mình, tôi xin được nêu ra “ quy trình và một số biện pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi” ở nhà trường. Để đạt hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, Cán bộ quản lý và giáo viên cần phải tuân thủ quy trình và nhận thức đúng đắn về các biện pháp, giải pháp sau: 1. Đối với ban giám hiệu. 1.1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo: Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường được xây dựng trên nhiệm vụ chỉ đạo của Phòng GD-ĐT Cẩm Thủy, Sở GD-ĐT Cẩm Thủy, đồng thời cần chú ý đến đặc điểm riêng của nhà trường, của địa phương, chú trọng chỉ đạo xây dựng trọng điểm mũi nhọn “Bồi dưỡng học sinh giỏi”. Riêng hoạt động này được xây dựng chi tiết, tỉ mỉ, bàn bạc thống nhất với hội đồng nhà trường, hội phụ huynh học sinh và địa phương để đi đến thống nhất thực hiện. 6