SKKN Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang, thực trạng và giải pháp

doc 29 trang sangkien 05/09/2022 4700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang, thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_ngoai_gio_len_lop_trong_truo.doc

Nội dung text: SKKN Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang, thực trạng và giải pháp

  1. Thạch Đại Thánh Trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang, Lớp CBQLGD - K53 A- Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Năm 2006 là một trong những cột mốc đánh dấu sự phát triển đi lên của đất nước Việt Nam trên tất cả mọi lĩnh vực kể cả đối nội và đối ngoại. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 Đảng ta khẳng định mục tiêu tổng quát của chiến lược là: Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho nhân dân; Tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh đựơc tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Để đạt được mục tiêu cơ bản đó, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo nước nhà cần có những quyết sách đổi mới kịp thời nhằm đào tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng phục vụ sự nghiệp đổi mới của toàn Đảng, toàn Dân và toàn Quân ta. Trong Nghị quyết Trung ương khoá VII (01/1993) chỉ rõ: " Giáo dục & Đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả, đào tạo con người tự chủ, năng động sáng tạo "; Nghị quyết Trung ương II khoá VIII khẳng định: " Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của Giáo dục & Đào tạo là nhằm xây dựng con người và thế hệ mới thiết tha gắn bó với lý tưởng Độc lập dân tộc - Hiện đại hoá đất nước, gìn giữ và phát huy hiệu quả giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa hồng vừa chuyên như lời Bác dặn ". Chiến lược Giáo dục và Đào tạo năm 2001 - 2010 cũng chỉ rõ: " Mục tiêu và nhiệm vụ của Giáo dục và Đào tạo là đào tạo con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Con người là nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất 1
  2. Thạch Đại Thánh Trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang, Lớp CBQLGD - K53 nước. Mục tiêu của Giáo dục phổ thông là thực hiện giáo dục toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ - Lao cung cấp kiến thức phổ thông cơ bản, hệ thống và hướng nghiệp cho học sinh; Giúp học sinh tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới; Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập tích cực, sáng tạo, lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Thực hiện theo Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Chiêm hoá lần thứ XIX về phát triển giáo dục giai đoạn 2005-2010 " làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tạo mọi diều kiện xây dựng cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT ". Căn cứ Nghị quyết Đại hội chi bộ trường THPT Hoà Phú nhiệm kỳ 2005 - 2008 về tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Như vậy đào tạo con người phát triển toàn diện đã được cụ thể hoá trong các Nghị quyết và Chiến lược phát triển của Đảng cũng như của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để làm được điều đó, trong chương trình đào tạo ở các cấp học, ngành học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, ngoài các môn học cung cấp kiến thức hàn lâm còn có các hoạt động bổ trợ, trong đó phải kể đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với lứa tuổi học sinh nói chung, học sinh THPT nói riêng, là sự tiếp cận nối tiếp hoạt động văn hoá bằng các hình thức sinh hoạt hấp dẫn, nội dung phong phú góp phần củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng tình cảm, xây dựng ý thức độc lập, tinh thần tự chủ, phát triển tính đoàn kết của học sinh. Hoạt động giáo dục ngoái giờ lên lớp còn là 1 hoạt động phù hợp với yêu cầu của các em như: vui chơi, giải trí, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao. Hiện nay hoạt động ngoài giờ lên lớp là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông nhằm góp phần hoàn thiện mục tiêu giáo dục; đặc biệt là đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cấu đa 2
  3. Thạch Đại Thánh Trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang, Lớp CBQLGD - K53 dạng của đời sống xã hội. Thông qua hoạt động này, học sinh hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng. Hoạt động ngoài giờ lên lớp đã được tổ chức triển khai thực hiện ở các trường THPT. Tuy nhiên nhiều trường vẫn chưa chú trọng đầu tư đúng mức, tổ chức còn tạn mản, mang tính hình thức đã dẫn đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của năm học còn hạn chế. Năm thứ hai thực hiện theo chương trình phân ban kết hợp với học tự chọn theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường THPT Hoà Phú đã xác định đúng đắn vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và thực hiện kế hoạch một cách nghiêm túc. Tuy vậy trong quá trình thực hiện đã gặp không ít khó khăn, tồn tại. Xuất phát từ lý do khách quan và lý do chủ quan như đã trình bày ở trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: " Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang, thực trạng và giải pháp " làm đề tài tiểu luận cuối khoá của mình. Qua đề tài bản thân mong tìm ra được cơ sở lý luận để áp dụng vào thực tiễn, đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đã được đề ra. 2. Mục đích nghiên cứu Qua thực trạng, đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Qua đề tài xác định cơ sở lí luận, cơ sở pháp lý về công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang. 3.2. Phân tích thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang. 3.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang. 4. Đối tượng nghiên cứu: 3
  4. Thạch Đại Thánh Trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang, Lớp CBQLGD - K53 Đề tài tập trung nghiên cứu vào công tác Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang, thực trạng và giải pháp. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: - Nghiên cứu các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng các cấp từ Trung ương đến địa phương; Các văn bản, Chỉ thị của Bộ GD&ĐT như: Luật giấo dục, Điều lệ trường Trung học, Chỉ thị năm học ; Các văn bản của Sở GD&ĐT về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường THPT. - Nghiên cứu Giáo trình, các tài liệu sư phạm liên quan đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường THPT. 5.2- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Tổng hợp các kinh nghiệm từ thực trạng, quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của cá nhân tại đơn vị; trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp tại đơn vị và các học viên Khoá 53 của Học viện quản lý GD&ĐT. 5.3- Nhóm các phương pháp hỗ trợ: Xử lý số liệu, lập bảng biểu, thống kê 4
  5. Thạch Đại Thánh Trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang, Lớp CBQLGD - K53 B - Phần nội dung Chương 1 cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý của công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 1.1- Khái niệm: - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực hiện qúa trình đào tạo học sinh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội. - Hoạt động này do nhà trường quản lý, tiến hành ngoài giờ dạy trên lớp (theo chương trình kế hoạch dạy học). Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội, được diễn ra tròn suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể được thực hiện mọi lúc, mọi nơi. 1.2- Vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận cấu thành trong hoạt động giáo dục. Ngày nay người ta phân chia hoạt động giáo dục trong nhà trường ra làm 2 bộ phận: + Hoạt động dạy học trên lớp. + Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Cả 2 bộ phận ấy đều nhằm mục đích giáo dục nhân cách học sinh. Mỗi hoạt động có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Nó thực sự là một bộ phân quan trọng trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo ra mối liên hệ 2 chiều giữa nhà trường và xã hội. 5
  6. Thạch Đại Thánh Trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang, Lớp CBQLGD - K53 + Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhà trường có điều kiện phát huy vai trò tích cực của mình với đời sống xã hội, phục vụ xã hội, gắn nhà trường với địa phương, phục vụ mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương. + Mặt khác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện để huy động sức mạnh cộng đồng cả về vật chất lẫn tinh thần nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhà trường và sự nghiệp giáo dục nói chung. 1.3- Chức năng, nhiệm vụ và tác dụng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: - Củng cố, bổ sung kiến thức các môn học văn hoá, khoa học; Củng cố mở rộng những kiến thức đã học trên lớp. - Trực tiếp rèn luyện phẩm chất, nhân cách, tài năng và thiên hướng nghề nghiệp cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con người với đời sống xã hội, với thiên nhiên và môi trường sống. - Thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tạo điều kiện cho học sinh hoà nhập vào đời sống xã hội. - Phát huy tác dụng của nhà trường đối với đời sống, tạo điều kiện để huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường học và phát huy tác dụng trong công tác giáo dục. - Giúp học sinh trong trường tăng thêm sự hiểu biết, có điều kiện mở rộng và phát triển tầm nhìn đối với thế giới khách quan. Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm, đạo đức trong sáng, giúp các em biết phân biệt cái tốt - xấu, cái thiện - ác, cái đúng - sai; Hình thành ở học sinh thái độ kính yêu, trân trọng, yêu ghét rõ ràng. Từ đó xác định hoặc điều chỉnh những hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp, định hướng phát triển nhân cách một cách toàn diện. - Cung cấp cho học sinh kỹ năng cơ bản về mặt kỹ thuật trong các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ , TDTT Khả năng tập làm người điều hành, hướng dẫn tập thể Qua đó hình thành ở các em học sinh tố chất thông minh, nhanh nhẹn, có tính quyết đoán cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. 6