SKKN Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên

doc 4 trang sangkien 05/09/2022 7440
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_quan_ly_hoat_dong_boi_duong_hoc_sinh_gioi_tai_truong_th.doc

Nội dung text: SKKN Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên

  1. Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên Nguyễn Thị Thanh Nam Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05 Người hướng dẫn: PGS TS Trần Quốc Thành Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Xác định cơ sở lý lu ậ n của biệ n pháp qu ản lý ho ạt độ ng bồi dưỡ ng họ c sinh giỏ i ở trường THCS. Khảo sát, đánh giá thực tr ạng bồi dưỡ ng họ c sinh giở i và các biệ n pháp qu ả n lý ho ạt độ ng bồi dưỡ ng họ c sinh giỏ i của trường THCS Lê H ữu Trác, t ỉnh Hưng Yên. Đề xuất các biệ n pháp qu ả n lý ho ạt độ ng bồi dưỡ ng họ c sinh giỏ i ở trường THCS Lê H ữu Trác, t ỉnh Hưng Yên đáp ứ ng yêu c ầu nâng cao chất lượ ng giáo d ục của trường. Keywords: Quản lý giáo d ục; Bồi dưỡ ng họ c sinh giỏ i; Biệ n pháp qu ả n lý Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại khoa học và công nghệ ngày nay, nhân lực có trình độ cao không chỉ là tiền đề mà còn là yếu tố có tính quyết định cho sự phát triển của một đất nước. Để tạo nguồn nhân lực có trình độ cao thì vấn đề phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng người tài có vai trò quan trọng. Nhận thức được vai trò quan trọng của nhân tài, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Để góp phần thực hiện chủ trương đó, ngành giáo dục cần chú trọng nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ bậc học cơ sở, các nhà quản lý phải đề ra được những biện pháp quản lý dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi để công tác này đạt kết quả cao nhất. Trường THCS Lê Hữu Trác là trường trọng điểm trong khối THCS của huyện Mỹ Hào. Trường là trung tâm Giáo dục chất lượng cao khối THCS của huyện Mỹ Hào. Trường có nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, bồi dưỡng học sinh giỏi các môn học. Chính vì vậy, nhiệm vụ chính trị quan trọng của người lãnh đạo nhà trường là quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao nhất. Tuy nhiên, công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi của trường vẫn chỉ làm theo kinh nghiệm. Việc tìm kiếm được các biện pháp quản lý công tác này một cách khoa học, có hệ thống là vấn
  2. đề cấp bách và cần thiết để đáp ứng yêu cầu của xã hội, phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Với các lý do nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Trung học Cơ sở Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý để từng bước nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 của trường. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1: Khách thể nghiên cứu: Hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS 3.2: Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Lê Hữu Trác 4. Giả thuyết nghiên cứu Hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Lê Hữu Trác đã được quan tâm và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Song trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, chất lượng bồi dưỡng vẫn chưa đạt như mong muốn. Nếu có các biện pháp quản lý phù hợp hơn với đặc điểm và yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường với tư cách là trường THCS trọng điểm thì kết quả bồi dưỡng học sinh giởi sẽ được nâng cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xác định cơ sở lý luận của biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng bồi dưỡng học sinh giởi và các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THCS Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của trường. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này được thực hiện tại trường THCS trọng điểm Lê Hữu Trác, huyện Mĩ Hào, tỉnh Hưng Yên. Các số liệu được sử dụng trong đề tài về bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ từ năm 2006 đến nay 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận + Lý luận hoạt động dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi. + Lý luận về quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học, quản lý dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi. + Nghiên cứu về mục tiêu giáo dục học sinh THCS, mục tiêu dạy học học sinh giỏi. + Lý luận về học sinh giỏi: Một số quan điểm về học sinh giỏi, đặc điểm học tập của học sinh giỏi. + Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dạy học học sinh giỏi.
  3. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát sư phạm Thu thập thông tin qua việc quan sát các hoạt động quản lý của Ban giám hiệu, hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS học bồi dưỡng học sinh giỏi trường THCS trọng điểm Lê Hữu Trác, huyện Mĩ Hào, tỉnh Hưng Yên. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia + Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo phụ trách quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi trường THCS THCS Lê Hữu Trác + Thăm dò bằng phiếu cán bộ giáo viên có kinh nghiệm dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THCS Lê Hữu Trác. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm tại trường Trung học cơ sở Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên nhằm kiểm tra hiệu quả của các biện pháp quản lý dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi đã nghiên cứu trong đề tài. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi Chương 2: Thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên. Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi trường trung học cơ sở Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Trên thế giới, việc phát hiện và bồi dưỡng HSG đã có từ rất lâu và có lịch sử phối hợp nghiên cứu ở các quốc gia. Nhiều nước trên thế giới đã tập trung và chăm lo để giáo dục phát triển trước một bước nhằm đón đầu yêu cầu phát triển KT - XH. Tiêu biểu là nước Nhật, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Liên Xô (trước đây), Hàn Quốc, Ấn Độ Có thể nói, hầu như tất cả các nước đều coi trọng vấn đề đào tạo và bồi dưỡng HSG trong chiến lược phát triển chương trình giáo dục phổ thông. Nhiều nước ghi riêng thành một mục dành cho HSG, một số nước coi đó là một dạng của giáo dục đặc biệt hoặc chương trình đặc biệt. 1.1.2. Ở Việt Nam Vấn đề bồi dưỡng người tài đã được nhiều triều đại Việt Nam coi là công việc hàng đầu của đất nước và đúc rút thành kinh nghiệm quý báu: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Khi cách mạng tháng Tám thành công, ngày 20/11/1946, trong bài viết “Tìm người tài đức”, Hồ Chủ Tịch
  4. Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF to Word. You can only convert 3 pages with the trial version. To get all the pages converted, you need to purchase the software from: